Giáo án Lớp 4 Tuần 16-20 Trường Tiểu Học Chiềng Sại

I, Mục tiêu:

- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

- Giải bài toán có lời văn.

- Bài tập cần làm bài 1(dòng 1,2),2

II, Đồ dùng dạy - học

GV: Giáo án

HS: Sách vở môn học

 

doc134 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 16-20 Trường Tiểu Học Chiềng Sại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* * * * Soạn ngày 22 / 01 / 2014 Giảng thứ sáu ngày 24 / 01 / 2014 Tiết 1:Luyện từ và câu Tiết 40 MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHỎE. I, Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người và tên một số môn thể thao (BT1, BT2); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ (BT3, BT4). II, Đồ dùng dạy - học: - Bút dạ, một số tờ phiếu khổ to viết nội dung bài 1,2,3. - VBT III, Phương pháp - Giảng giải, nêu vấn đề, luyện tập, thực hành IV,Các hoạt động dạy - học: HOẠT ĐỘNG THẦY TL HOẠT ĐỘNG TRÒ 1, Kiểm tra bài cũ: - Đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật, chỉ rõ các câu kể Ai làm gì? - Nhận xét. 2, Dạy học bài mới: 2.1, Giới thiệu bài: 2.2, Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tìm các từ ngữ: a, Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ. b, Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh. - Chữa bài, nhận xét. Bài 2: Kể tên các môn thể thao mà em biết. - Tổ chức cho hs nêu têu các môn thể thao. - Trong các môn thể thao đó, em chơi môn thể thao nào? ( thích môn thể thao nào?) - Nhận xét. Bài 3: Tìm mỗi từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống để hoan chỉnh các thành ngữ sau: - Tổ chức cho hs hoàn chỉnh các thành ngữ. - Nhận xét. - Yêu cầu học thuộc các thành ngữ. Bài 4: Câu tục ngữ sau nói lên điều gì? - Yêu cầu đọc các câu tục ngữ. - GV hướng dẫn hs tìm hiểu ý nghĩa của các thành ngữ. - Nhận xét. 3, Củng cố,dặn dò: - Chuẩn bị bài sau. 5’ 32’ 3’ - HS đọc đoạn văn. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS tìm từ theo mẫu: a, M: tập luyện tập thể thao, đi bộ, chạy, chơi thể thao, ăn uống điều độ,.. b, M: Vạm vỡ lực lưỡng, cân đỗi, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, cường tráng, dẻo dai,.. - HS nêu yêu cầu. - HS nối tiếp nêu tên các môn thể thao. - HS nêu môn thể thao mình thích hoặc môn thể thao đang tập luyện,... - HS nêu yêu cầu. - HS điền vào chỗ chấm. a, Khoẻ như........... b, Nhanh như........... - HS nêu yêu cầu. - HS đọc các câu tục ngữ. - HS trao đổi theo nhóm về ý nghĩa của từng câu tục ngữ. Tiết 2 : Toán Tiết 100 PHÂN SỐ BẰNG NHAU. I, Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau. II, Đồ dùng dạy - học: - Các băng giấy hoặc hình vẽ. - Sách vở môn học III, Phương pháp - Giảng giải, nêu vấn đề, luyện tập, thực hành. IV, Các hoạt động dạy - học: HOẠT ĐỘNG THẦY TL HOẠT ĐỘNG TRÒ 1, Kiểm tra bài cũ: 2, Dạy học bài mới: 2.1, Tính chất cơ bản của phân số: - GV giới thiệu hai băng giấy như sgk hướng dẫn. - GV hướng dẫn: = = và = = - Tính chất cơ bản của phân số. 2.2, Thực hành: MT: Rèn khả năng nhận biết sự bằng nhau của phân số. Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống. - Yêu cầu hs làm bài. - Chữa bài, nhận xét. Bài 2: Tính rồi so sánh kết quả: - Tổ chức cho hs làm bài. - Chữa bài, nhận xét. Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống: - Yêu cầu hs làm bài. - Nhận xét. 3, Củng cố,dặn dò: - Chuẩn bị bài sau. 5’ 32’ 3’ - HS quan sát hai băng giấy và nhận xét. + Băng giấy1: Chia thành 4 phần, tô màu 3 phần, tức là tô màu băng giấy. + Băng giấy2: Chia thành 8 phần, tô màu 6 phần tức là tô màu băng giấy. + Phần tô màu của hai băng giấy bằng nhau tức là băng giấy = băng giấy. hay = - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài: - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài: a, 18 : 3 = 6 (18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12 = 6 Vậy 18 : 3 = (18 x 4) : (3 x 4) b, 81 : 9 = 9 (81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9 Vậy 81 : 9 = (81 : 3) : (9 : 3) - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài. a,= =. b, === Tiết 3 : Địa lí Tiết 20 ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I, Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ: + Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp. + Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn phải cải tạo. - Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. - Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu. II, Đồ dùng dạy - học: - Các bản đồ: địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ. - HS: Sách vở môn học III, Phương pháp - Đàm thoại, thực hành IV, Các hoạt động dạy - học: HOẠT ĐỘNG THẦY TL HOẠT ĐỘNG TRÒ 1, Kiểm tra bài cũ: - Trình bày những hiểu biết của em về thành phố Hải Phòng? - Nhận xét. 2, Dạy học bài mới: 2.1,Đồng bằng lớn nhất nước ta: - Nội dung sgk. - Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên? - Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu? - Xác định trên bản đồ vị trí của Đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, một số kênh rạch. 2.2, Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt: - Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của Đồng bằng Nam Bộ? - GV chỉ vị trí của sông Mê Kông, Sông Tiền,sông Hậu, sông Đồng Nai,..trên bản đồ. - Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ không có đê? - Sông ở đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì? - Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân đã làm gì? - GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt, thiếu nước ngọt. 3, Củng cố ,dặn dò: - So sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ về các mặt: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai. - Chuẩn bị bài sau. 5’ 30’ 2’ - HS nêu. - HS đọc sgk. - Nằm ở phía nam, do phù sa sông Mê Kông, sông Đồng Nai bồi đắp. + Diện tích gấp 3 đồng bằng Bắc Bộ + Địa hình: + Đất đai: Phù sa, đất phèn, đất mặn. - HS xác định vị trí trên bản đồ. - HS quan sát trên bản đồ, chỉ và nêu. - HS quan sat. - HS nêu. - HS lập bảng so sánh. Tiết 4: Tập làm văn Tiết 40 LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG. I, Mục tiêu: - Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn miêu tả (BT1). - Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống (BT2). II, Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ một số nét mới của điạn phương. - Bảng phụ viết dàn ý bài giới thiệu. - Sách vở môn học III, Phương pháp - Quan sát, nêu vấn đề, luyện tập, thực hành. IV, Các hoạt động dạy - học: HOẠT ĐỘNG THẦY TL HOẠT ĐỘNG TRÒ 1, Kiểm tra bài cũ: 2, Dạy học bài mới: 2.1, Giới thiệu bài: 2.2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Đọc bài văn Nét mới ở Vĩnh Sơn và trả lời câu hỏi: - Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào? - Kể lại những nét đổi mới nói trên? - GV giúp hs nắm được dàn ý bài giới thiệu. Bài 2: Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em. - GV gợi ý cho hs. - Tổ chức cho hs trưng bày tranh, ảnh về những đổi mới ở địa phương. - Tổ chức cho hs thực hành theo nhóm. - Tổ chức cho hs thi giới thiệu trước lớp. - Nhận xét. 3, Củng cố,dặn dò: - Viết lại bài giới thiệu cho hoàn chỉnh. - Chuẩn bị bài sau. 5’ 32’ 3’ - HS nêu yêu cầu của bài. - HS đọc bài văn. - HS trả lời các câu hỏi sgk. + Bài văn giới thiệu những đổi mới của của xã Vĩnh Sơn,... + Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen làm rẫy,... + Nghề nuôi cá phát triển. ... + Đời sống của người dân được cải thiện: .... - Dàn ý: +Mở bài: giới thiệu chung về địa phương em đang sống. +Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương. +Kết bài:Nêu kết quả đổi mới ở địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó. - HS nêu yêu cầu. - HS quan sát tranh để thấy rõ hơn về sự đổi mới của địa phương. - HS thực hành giới thiệu về địa phương. Tiết 5: HĐTT SINH HOẠT CUỐI TUẦN 20 I.MỤC TIÊU -Giúp hs hiểu được ưu khuyết điểm trong tuần -Nhận xét được những hs có tiến bộ trong tuần và đưa ra phương phướng trong tuần tiếp theo II) Giáo viên nhận xét chung tình của lớp trong tuần qua: 1) Đạo đức: - Các em đều ngoan ngoãn lễ phép với ông bà cha mẹ, các thầy cô giáo và người lớn tuổi; Biết nhường nhịn các em nhỏ, biết giúp đỡ bạn bè. 2) Học tập: * Ưu điểm: - Đa số các em đều chăm chỉ học tập, trong lớp chịu khó nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài :……………………………………………………… - Các em đều có ý thức tự học ở nhà tốt, học bài và làm bài đầy đủ. * Hạn chế: - Một số em còn chưa chịu khó học bài ở nhà, lên lớp còn hay mất trật tự chưa chịu khó nghe thầy giáo giảng bài :………………………………………… 3) Lao động: - Các em đều tích cực tham gia các buổi lao động do nhà trường và lớp tổ chức. 4) Vệ sinh: * Vệ sinh trường lớp: - Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp. Các em thường xuyên quét dọn, lau bảng bàn ghế sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi ra lớp. .* Vệ sinh cá nhân: - Một số em có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể tốt. Quần áo, chân tay sạch sẽ, có ý thức giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày 5) Các hoạt động khác: * Thể dục giữa giờ: - Các em đều tham gia đầy đủ nhiệt tình đều đặn. * Văn nghệ: - Duy trì tốt việc hát đầu giờ, cuối và chuyển tiết. III) Bình xét thi đua: - Tổ 1: Tuyên dương: ………………………………………………………… - Tổ 2: Tuyên dương: ……………………………………………………… IV) Phương hướng tuần sau: 1) Đạo đức: - Cần thực hiện đầy đủ 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên nhi đồng. Đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. 2) Học tập: - Cần thi đua học tập chăm chỉ, chịu khó nghe các thầy giáo giảng bài, về nhà học bài và làm bài đầy đủ. Trên lớp cần hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài, không nói chuyện làm việc riêng trong giờ học. 3) Lao động: - Cần tích cực tham gia nhiệt tình các buổi lao động của lớp và của nhà trường tổ chức. 4) Vệ sinh: - Cần có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp xanh – sạch – đẹp; giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, quần áo gọn gàng. 5) Các hoạt động khác: - Cần duy trì tốt việc tham gia đầy đủ vào các buổi tập thể dục giữ giờ. - Duy trì hát đầu giờ, chuyển tiết và cuối giờ. V) Kết thúc: -Dặn dò hs chuẩn bị bài cho tuần sau - Lớp hát một bài

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 1 30.doc