Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A

I.Mục tiêu:

- Giúp HS biết cách và có kỹ năng nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11.

II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ:

HS: 2 em lên bảng chữa bài về nhà.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Trường hợp tổng 2 chữ số bé hơn 10:

 

doc30 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đoạn văn hay, bài văn hay: - GV đọc 1 đoạn, cả bài văn hay. HS: Trao đổi và tìm ra cái hay của đoạn văn cô vừa đọc. VD: Hay về chủ đề, bố cục, dùng từ, đặt câu, về ý 4. HS chọn viết lại 1 đoạn trong bài làm của mình: HS: Tự chọn đoạn văn cần viết lại. - GV đọc lại 2 đoạn văn, 1 đoạn văn cũ và 1 đoạn văn vừa viết lại, so sánh giúp các em hiểu các em có thể viết bài hay hơn. 5. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại bài cho hay. ------------------------------------------------------------ Đạo đức hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2) I.Mục tiêu: - Hiểu công lao của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. II. Đồ dùng: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Hoạt động 1: Đóng vai (Bài 3 SGK). - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. HS: Các nhóm đóng vai theo tình huống tranh 1 và tranh 2. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. - Lớp nhận xét về cách ứng xử. - GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi. HS: Thảo luận nhóm (Bài 4 SGK). - GV nêu yêu cầu bài tập 4. - GV gọi 1 số HS trình bày. - Khen những em đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, nhắc nhở các em khác học tập các bạn. - HS thảo luận theo nhóm đôi. 3. Hoạt động 3: Trình bày những tư liệu sáng tác sưu tầm được (Bài 5, 6). => Kết luận chung: Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học - Về nhà thực hiện theo nội dung bài học. ------------------------------------------------------------ Tiếng Việt(*) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I- Mục đích, yêu cầu 1. Luyện cho học sinh kĩ năng nói - HS chọn được 1 câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vợt khó. Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 2. Luyện cho học sinh kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II- Đồ dùng dạy- học Bảng lớp viết Đề bài III- Các hoạt động dạy- học Ôn định A. Kiểm tra bài cũ B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: SGV (265) 2. Hớng dẫn tìm hiểu yêu cầu đề bài - GV mở bảng lớp, gạch chân những từ ngữ quan trọng (Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần vượt khó). - GV nhắc học sinh lập dàn ý, xưng hô phù hợp . 3.Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa của truyện . a) Từng cặp kể chuyện - Thi kể trước lớp GV hỏi: Câu chuyện em kể có ý nghĩa gì? GV nhận xét,biểu dương những em kể hay 4. Củng cố, dặn dò - Tự liên hệ bản thân em đã kiên trì vượt khó như thế nào? - Dặn học sinh xem trước bài: Búp bê của ai ? - Hát - Hai em lần lượt kể câu chuyện về người có nghị lực và nêu ý nghĩa của chuyện. - Lớp nhận xét - Nghe giới thiệu, mở sách - 2 em đọc đề bài, lớp đọc thầm - Tìm những từ ngữ quan trọng trong đề - 3 em nối tiếp đọc gợi ý - Lớp đọc thầm gợi ý - HS nối tiếp nêu tên câu chuyện định kể. Ví dụ:Tôi kể về câu chuyện quyết tâm luyện viết chữ đẹp của anh trai tôi - HS thực hành kể chuyện theo cặp, 2 em lần lượt kể cho nhau nghe - Mỗi tổ chọn cử 2 em thi kể trớc lớp - Lớp nhận xét - HS nêu ý nghĩa chuyện - Lớp bổ xung, nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, ý nghĩa chuyện. - HS liên hệ (họăc nêu dự kiến thực hiện) ------------------------------------------------------------ự------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 17 tháng 11 năm 2008 Kĩ thuật Thêu lướt vặn ( Tiết 1 ) A. Mục tiêu - Học sinh biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn - Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu - Học sinh hào hứng học tập B. Đồ dùng dạy học Tranh quy trình thêu lướt vặn Mẫu thêu lướt vặn - Vật liệu và dụng cụ thêu: Vải trắng, len, chỉ thêu, kim khâu len, kim thêu, phấn vạch, thước, kéo C. Các hoạt động dạy học I. Tổ chức II. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh III. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài + HĐ1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu thêu lướt vặn - Cho học sinh quan sát mẫu - Gợi ý để học sinh rút ra khai niệm thêu lướt vặn - Giới thiệu một số sản phẩm thêu lướt vặn + HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật - Treo quy trình thêu lướt vặn ( Hình 2,3, 4) - Học sinh quan sát hình 2 - Gọi một học sinh vạch dấu đường thêu - Cho học sinh quan sát hình 3a,b,c - GV thực hiện thao tác và hưỡng dẫn cách bắt đầu thêu mũi một và mũi hai - Cho học sinh quan sát hình 4 và nêu cách kết thúc đường thêu - GV hướng dẫn các thao tác thêu lần 2 - Gọi học sinh nhận xét sự giống và khác nhau giữa thêu lướt vặn với khâu đột mau - Gọi học sinh đọc ghi nhớ - Cho học sinh tập thêu trên giấy kẻ ô li - Quan sát và sửa sai - Hát - Học sinh kiểm tra chéo - Học sinh quan sát và lắng nghe - Thêu lướt vặn còn gọi là thêu cành cây, thêu vặn thừng là cách thêu các mũi thêu gối đều lên nhau và nối tiếp nhau giống như đường vặn thừng ở mặt phải đường thêu, còn mặt trái giống đường khâu đột mau - Học sinh quan sát hình ở SGK - Học sinh theo dõi và làm theo - Học sinh quan sát - Vài học sinh nêu - Nhận xét và bổ xung - 3 học sinh đọc ghi nhớ - Học sinh thực hành trên giấy IV. Củng cố dặn dò: - Gọi hai học sinh nhắc lại quy trình thêu lướt vặn - Chuẩn bị vật liệu để thực hành ------------------------------------------------------------ Tập làm văn ôn tập văn kể chuyện I. Mục tiêu: - Thông qua luyện tập, HS củng cố thêm những hiểu biết về 1 số đặc điểm của văn kể chuyện. - Kể được 1 câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở bài và kết thúc câu chuyện. II. Đồ dùng: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn ôn tập: + Bài 1: HS: 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a) Đề 2: Thuộc văn kể chuyện. Đề 1: Văn viết thư. Đề 3: Văn miêu tả. Bài 2, 3: HS: Đọc yêu cầu của đề. - Một số HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể. - HS viết nhanh dàn ý câu chuyện. - Từng cặp HS thực hành kể, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu bài. - Thi kể trước lớp. Trao đổi cùng bạn về nhân vật trong truyện / tính cách nhân vật / ý nghĩa câu chuyện, cách mở đầu, kết thúc - GV treo bảng phụ viết sẵn tóm tắt sau và yêu cầu HS đọc: * Văn kể chuyện: - Kể lại 1 chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật. - Mỗi câu chuyện cần nói lên 1 điều có ý nghĩa. * Nhân vật: - Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá. - Hành động lời nói của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật. - Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật. * Cốt truyện: - Thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Có 2 kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng). 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện để ghi nhớ. ------------------------------------------------------------ Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về: + Một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian thường gặp và học ở lớp 4. + Phép nhân với số có 2 hoặc 3 chữ số và 1 số tính chất của phép nhân. + Lập công thức tính diện tích hình vuông. II. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: HS: Lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: Làm cá nhân. HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ và tự làm vào vở. - 1 em lên bảng làm. - GV và cả lớp nhận xét. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở. - 3 em lên bảng giải. - GV và cả lớp nhận xét, cho điểm. + Bài 3: Tính nhanh. HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài. - 2 em lên bảng làm. a) 2 x 39 x 5 = 2 x 5 x 39 = 10 x 39 = 390. b) 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16 + 4) = 302 x 20 = 302 x 2 x 10 = 604 x 10 = 6040. - GV cùng HS nhận xét, cho điểm. + Bài 4: HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - GV gọi HS lên bảng chữa bài. - HS khác nhận xét. - Một HS lên bảng giải. - Cả lớp làm vào vở. Bài giải: Đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút Mỗi phút 2 vòi nước cùng chảy vào bể là: 25 + 15 = 40 (lít) Sau 75 phút cả 2 vòi chảy được là: 40 x 75 = 3000 (lít) Đáp số: 3000 lít nước. + Bài 5: HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm. - 1 em lên bảng giải. a) S = a x a (nêu lại bằng lời). b) Với a = 25 (m) thì: S = 25 x 25 = 625 (m2) - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm bài tập. ------------------------------------------------------------ Hoạt động tập thể kiểm điểm trong tuần. phát động chào mừng 22/12 I. Mục tiêu: - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần. - Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Phát động phong trào thi đua ngày 22/12. II. Nội dung: 1. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm: a. Ưu điểm: - Thực hiện đầy đủ quy định của trường, của lớp. - Đi học tương đối đều. - Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ. - Chữ viết có tiến bộ. b. Nhược điểm: - Khăn quàng, guốc dép chưa đầy đủ. - Một số em viết chữ xấu và sai nhiều lỗi chính tả 2. Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày 22/12: - Phát huy tất cả những ưu điểm đạt được. - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Nâng cao ý thức học tập giành nhiều điểm tốt để chào mừng ngày 22 - 12. --------------------------------------------------------------ự------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuan13.doc