Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Tiết 2)

Mục tiêu:

- Giúp HS biết thực hiện phép nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 tổng với 1 số.

- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

 * Trọng tâm: Cách nhân một số với một tổng.

II. Đồ dùng dạy học:

 Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc43 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Tiết 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bị bài sau. Luyện từ và câu Tiết 24: Tính từ (tiếp) I. Mục tiêu: - Nắm được 1 số cách thể hiện mức độ của tính chất. - Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. *Trọng tâm: Nhận biết và sử dụng từ làm tính từ biểu thị mức độ , tính chất. II. Đồ dùng dạy học: Bút dạ đỏ và 1 số phiếu khổ to viết nội dung bài 1. III. Các hoạt động dạy – học: 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài tập. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu: * Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Phần nhận xét: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu của bài, cả lớp suy nghĩ phát biểu. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Trắng - Mức độ trung bình. Trăng trắng - Mức độ thấp. Trắng tinh - Mức độ cao. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ làm việc cá nhân phát biểu ý kiến. - GV chốt lại lời giải. + Thêm từ “rất”. VD: rất trắng. + Ghép với các từ “hơn”, “nhất” đ trắng hơn, trắng nhất. b. Phần ghi nhớ: HS: 3 – 4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ. c. Phần luyện tập: + Bài 1: - GV chốt lại lời giải đúng: HS: 1 em đọc nội dung bài 1. - Cả lớp đọc thầm và làm vào vở. - Một số HS làm bài vào phiếu và trình bày kết quả. Hoa cà phêm thơm đậm đà và ngọt nên mùi hương thường kéo theo gió đi rất xa. Hoa cà phê thơm lắm em ơi đ Trong ngà trắng ngọc xinh và sáng Như miệng em cười đâu đây thôi. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài và làm bài theo nhóm. - GV chia nhóm và cho HS dùng từ điển. - Đại diện nhóm lên trình bày. - GV nhận xét, bổ sung. + Bài 3: HS: Tự đặt câu, mỗi em 1 câu. - GV nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài. Hoạt động tập thể Tiết 12: Ca múa tập thể.( Đội dạy) Đề kiểm tra cuối kỳ I Môn : Khoa học - Lớp 4. œ œ Câu 1: Khoanh vào chữ cái trớc câu trả lời đúng: a. Để có thể khỏe mạnh bạn cần ăn: A. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất bột. B. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất béo. C. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều vitamin và khoáng. D. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất đạm. E. Tất cả các loại trên. b. Việc không nên làm để thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm là: A. Chọn thức ăn tươi sạch có giá trị dinh dưỡng không có màu sắc, mùi lạ. B. Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn, hoặc hộp bị thủng, han gỉ. C. Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn. D. Thức ăn được nấu chín, nấu xong nên ăn ngay. E. Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách. c. Để phòng bệnh do thiếu iốt, hàng ngày bạn nên sử dụng: A. Muối tinh. B. Bột ngọt. C. Muối bột canh có iốt. Câu 2:. Hãy nêu ba thể của nước. Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước. Câu 3: Nêu 3 điều em nên làm để: a. Phòng chống 1 số bệnh lây qua đường tiêu hóa. b. Phòng tránh tai nạn đuối nước. Câu 4: Em hãy nêu nguyên nhân gây nguồn nước bị ô nhiễm? Theo em có biện pháp nào hạn chế nguồn nước bị ô nhiễm không?Lấy ví dụ minh hoạ. Đáp án môn khoa học- lóp 4. v Câu I:( 3 điểm.)- Khoanh đúng mỗi ý cho 1 điểm. a ) - khoanh vào E. b) B c) C Câu 2: ( 2 diiểm ) - Nêu được 3 thể của nước: lỏng, khí, rắn ( 1đ) - Vẽ được sơ đồ sự chuyển thể của nước ( 1đ ) Câu 3:(2 điểm).Đúng mỗi ý cho 1 điểm. a )...3 điều: - Giữ vệ sinh ăn uống... - Giữ vệ sinh cá nhân... - Giữ vệ sinh môi trường... b)...3 điều: - Không chơi đuầ gần hồ ao, sông, suối...giếng nước, chum vại phải có nắp đậy... - Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ... - Chỉ tập bơi hoậc bơi khi có người lớn và có các phương tiện cứu hộ... Câu 4: ( 2 điểm). - Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước(1đ): + Phân ,rác thải không được xử lý đúng. + Sử dụng quấ nhiều phân hoá học, thuốc sâu. +Khói, bụi và khí thải, nhà máy, xe cộ... + Vỡ ống nước, vỡ ống dẫn dầu... - Nêu được biện pháp hạn chế và ví dụ (1đ) Kiểm tra cuối học kì I Môn Toán lớp 4 (Thời gian 40 phút) .Bài 1: (1,5đ) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất: a)Số chia hết cho 2 và 5 là số: A. 45 B. 79 C. 172 D. 230 b)Biểu thức: 642 x ( 30 - 6 ) có kết quả là: A. 16408 B. 15408 C. 3852 D. 19254 Bài 2:-(3đ) Đặt tính và tính : 518946 + 42872 238905 - 80497 207 x 43 5781 : 47 Bài 3-(2đ) Tính giá trị biểu thức: 468 : 3 + 57 x 2= (272 + 143 x 32) : 6 = Bài 4-(3,5đ) Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 84m chiều rộng là 18m. a-Hãy tính diện tích thửa ruộng. b-Nếu gấp chiều rộng lên 2 lần và giảm chiều dài 2 lần thì diện tích sẽ thay đổi như thế nào? Đáp án môn Toán - lớp 4. Bài1 : a) Khoanh vào D cho 0,5 điểm. b) Khoanh vào B cho 1 điểm. Bài 2: Mỗi phép tính đúng cho 0,75 điểm. Bầi 3: Tính đúng giá trị mỗi biểu thức cho 1 điểm. Bài 4: a) -Trả lời và tính được chiều dài HCNbằng (84: 2)- 18 =24 (m ) cho 1 điểm. - diện tích HCN bằng 24 x 18 = 432 (m) cho 1 điểm. b) - Tính được diện tích HCN và nêu được diện tích khi này bằng 2 lần diện tích HCN ban đầu thì cho 1 điểm. Đáp số : 0,5 điểm. Đề kiểm tra cuối kỳ I môn lịch sử - lớp 4. Bài 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được là: a. Thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế. b. Chấm dứt thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở đầu thời kỳ độc lập lâu dài của nước ta. c.Đánh tan quân Nam Hán. Bài 2: Hãy khoanh tròn và đầu câu mà em cho là đúng nhất. Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa hai Bà Trưng là do: a. Lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai bà Trưng. b. Thi Sách ( chồng bà Trưng Trắc) bị thái thú Tô Định giết. Hãy giải thích tại sao chọn ý đó? Bài 3: Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. Đáp án môn lịch sử - lớp 4. {{{ Bài 1: HS khoanh vào ý a. ( 2 điểm) Bài 2: - a. (2 điểm) - Giải thích được:( 2 điểm) Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc khởi nghĩa HBT là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng , còn việc Thi Sách bị giết chỉ là cái cớ để Hai Bà nổi dậy khởi nghĩa. Bài 3: Trình bày được diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng ( 4 điểm ) Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Địa Lý - Lớp 4. Bài 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. 1. Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của: a. Sông Hồng. b.Sông Thái Bình. c. Cả hai sông trên. 2. Đồng bằng Bắc Bộ là nơi có dân cư : a- Tập trung khá đông. b- Tập trung đông đúc. c- Đông đúc nhất nước ta. 3. Nguyên nhân làm cho đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn của nước ta là: a. Đồng bằng lớn thứ hai của cả nước. b.Đất phù sa màu mỡ. c. Nguồn nước dồi dào. d. Người dân nhiều kinh nghiệm trồng lúa. e. Tất cả các ý trên. Bài 2: Kể tên các cây trồng , vật nuôi có nhiều ở đồng bằng bắc Bộ. Bài 3: Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều rau xứ lạnh? Đáp án môn Địa Lý- lớp 4. ậ ậ ậ Bài 1: Khoanh đúng mỗi ý cho 1 điểm. Câu1: ý c. Câu 2: ý c. Câu 3: ý e. Bài 2:( 3,5 điểm). Kể được các cây trồng: lúa, ngô, khoai, cây ăn quả vầ trồng nhiều rau xứ lạnh. - Các vật nuôi: Gia súc, gia cầm, cá , tôm... Bầi 3: (3,5 điểm) Nêu được : Do đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá kéo dài từ 3 đến 4 tháng nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại rau xứ lạnh. Kiểm tra cuối học kì I- Môn Tiếng Việt lớp 4. I Phần -Đọc :(10đ) A. Đọc thành tiếng ( 6 đ). B. Đọc hiểu ( 4 đ). I. Đọc thầm bài: Người ăn xin ( Sách Tiếng Việt/I- trang 31). Lúc ấy tôi đang đi trên đường phố. Một ngời ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt đỏ và giàn giụa nước . Đôi môi tái nhợt. áo quần tả tơi thảm hại và những mụn lở lói trên người...Chao ôi! Cảnh nghèo đã gặm nát con ngời đau khổ kia thành xấu xí biết chừng nào! Ông già chìa trước mặt tôi đôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông ta rên rỉ cầu xin cứu vớt. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì hết. Người ăn xin vẫn đợi tôi, tay vẫn chìa ra run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay bẩn thỉu run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt, nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi. - Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.- Ông lão nói bằng giọng khản đặc. Khi ấy tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão. I. Tuốc- ghê- nhép II. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: 1-Cậu bé nghĩ gì khi trông thấy ông lão ăn xin ? A. Sao lại có người xấu xí, bẩn thỉu đến vậy. B. Ghê sợ trước hình ảnh ông lão. C. .Cảm thương ông lão vì nghèo khổ mà có thân hình xấu xí như vậy. 2- Cậu bé đã làm gì khi ông lão chìa tay cầu xin? A. Quay mặt đi. B. Lục túi tìm nhưng không có gì cho ông lão nên đành bỏ đi. C. Lục túi tìm nhưng không có gì . Cảm thấy có lỗi nên nắm chặt tay ông lão. 3- Cậu bé “ không có gì cho ông lão” mà ông lão vẫn cảm ơn . Vì sao vậy? A. Vì cậu bé đã nắm bàn tay ông lão. B..Vì ông lão nhận được từ cậu bé lòng cảm thông và tôn trọng chân thành. C. Vì ông lão thông cảm thấy cậu bé không có gì cho ông. 4- Từ gần nghĩa với từ cầu xin là: A. xin xỏ. B. van xin. C. cầu cứu. 5- gặm nát là từ: A. Đơn B . ghép 6- Vị ngữ trong câu cuối là: A. Khi ấy B . chợt hiểu C. nhận được chút gì của lão 7- Theo em, cậu bé đã nhận được gì từ ông lão? A.Lời cảm ơn. B. Sự thông cảm. C.Lòng biết ơn, sự đồng cảm: Ông hiểu tấm lòng của cậu. Phần viết ( 10 đ). I- Chính tả: (5 đ) Nghe viết bài: Cánh diều tuổi thơ.( Sách TV/I- trang 146) Đoạn viết : “Ban đêm........ khát khao của tôi.” II - Tập làm văn: ( 5 đ) Em hãy tả một đồ chơi mà em thích. Đáp án môn Tiéng Việt - Lớp 4. B. Phần đọc hiểu: Khoanh vào mỗi ý của câu 1,2,3,4,5 cho: 0,5 điểm. 6 , 7 cho: 0,75 điểm. + C1: ý C + C2: ý C +C3: ý B + C3: ý B + C4: ý B + C5 : ý B + C6: ý B + C7: ý C Phần viết: Chính tả: 5đ . Bài viết đủ, đẹp, đúng chính tả. ( sai một lỗi chính tả trừ 0,25 đ ) Tập làm văn: 5đ (Nội dung đủ: 3 phần. Đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, không mắc lỗi chính tả Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch )

File đính kèm:

  • doctuan 12.doc