Giáo án lớp 4 Tuần 1 môn Tập đọc: Tiết 1: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

 Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ và câu ,các tiếng có âm vần dễ lẫn. Giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện, với lơì lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

 Hiểu một số từ ngữ: Ngắn chùn chùn, thui thủi.

 Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện .Ca ngợi Dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,thương yêu người khác ,sẵn sàng làm việc nghĩa ,bênh vực kẻ yếu đuối ,xóa bỏ áp bức bất công trong cuộc sống.

 

doc25 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 1 môn Tập đọc: Tiết 1: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên bảng sửa bài. -Gv nhận xét kết quả. 3.Hoạt động 3; Củng cố – dặn dò -Hỏi ; Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì của biểu thức? -Nhận xét tiết học- về nhà xem lại các bài đã làm.- CB: Luyện tập. ------------------------------------—–--------------------------------------- Môn: Lịch sử Tiết 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐẠI LÍ I.MỤC TIÊU Học xong bài này, học sinh biết: +Về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong từng thời kỳ dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương cho đến buổi đầu thời Nguyễn. +Biết môn Lịch sử và địa lý góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nươc Việt Nam. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam. -Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Giới thiệu vị trí của nước ta *làm việc cả lớp. -Yêu cầu Hs đọc thầm SGK / 3. Trả lời các câu hỏi: +Nước VN bao gồm những phần nào? +Vùng đất liền của nước ta có hình gì? +Gv treo bản đồ và chỉ cho Hs nắm phần đất liền. +Phía Bắc và phía Tây nước ta giáp với nước nào? +Còn phía Đông và Nam như thế nào? +Trên đất nước VN có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống? +Các dân tộc anh em sống ở vùng nào? +Xác định trên bản đồ nơi em đang sống? -Gv nhận xét từng câu trả lời của HS. 2.Hoạt động 2; Thảo luận nhóm 2. -Gv yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau: +Em hãy nêu cảnh thiên nhiên và đời sống của con người ở Tổ quốc VN? -Đại diện nhóm trình bày kết quả. -GV chốt lại: Dù ở nơi nào, thuộc dân tộc nào trên đất nước ta thì đều chung một Tổ quốc VN, chung một lịch sử truyền thống VN 3.Hoạt động 3: Làm việc nhóm đôi -Gv yêu cầu Hs trao đổi và trả lời câu hỏi +Để có Tổ quốc VN tươi đẹp như hôm nay ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em hãy kể lại một sự kiện để chứng minh điều đó? -Hai Hs ngồi gần nhau cùng trao đổi. -1 số Hs phát biểu. -Hỏi: Môn Lịch sử và ĐL lớp 4 giúp em hiểu điều gì? -Hs phát biểu. -Gv nhận xét, chốt lại bài học. -Gọi 1số HS đọc ghi nhớ trên bảng. 4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò -Hs chơi trò chơi “Chuyền thư” GV yêu cầu cả lớp hát và chuyền hộp thư, trả lời câu hỏi. +Phần đất liền nước ta có hình chữ gì? +Trên đất nước VN có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống? +Để học tốt môn LS và ĐL , các em cần phải làm gì? Nêu VD cụ thể. -Gv nhận xét, GD học sinh qua nội dung bài học. Về nhà học thuộc bài. CB: Làm quen với bản đồ. ------------------------------------—–--------------------------------------- Thứ sáu, ngày 26 tháng 8 năm 2011 Môn: Tập làm văn Tiết 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I.MỤC TIÊU: -Bước đầu hiểu đươc thế nào là nhân vật (ND ghi nhơ). -Nhận biết tính cách của từng người cháu (qua lới nhận xét của bà)trong câu chuyện Ba anh em(BT1 mục III). -Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước , đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bảng phụ ghi nội dung BT1. 1 số tờ phiếu khổ to Hs làm Bt1. -1 số tờ phiếu nhỏ ghi yêu cầu Bt 2 (luyện tập) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Phần nhận xét *Làm việc nhóm 4 -HS đọc yêu cầu Bt 1. -HỎi: Trong tuần các em đã học những câu chuyện nào? -HS nêu, GV nhận xét. -Gv phát phiếu cho các nhóm làm bài. -Đại diện 2 nhóm đính kết quả lên bảng trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. -Gv chốt lại lời giải đúng: +Nhân vật là người : hai mẹ con bà nông dân, bà cụ ăn xin, những người dự lễ hội ( truyện Sự tích hồ Ba Bể) +Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cối. ): Dến Mèn; Nhà Trò; bọn nhện ( truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ) ; giao long ( Sự tích hồ Ba Bể). Bài tập 2:Làm việc nhóm đôi -1 Hs đọc yêu cầu BT 2. -Hs trao đổi , nối tiếp nhau trả lời. -Gv rút ghi nhớ – Hs đọc. 2.Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: Thảo luận nhóm 4. -1 HS đọc truyện Ba anh em, lớp theo dõi SGK. -GV yêu cầu Hs các nhóm đọc thầm lại truyện. Thảo luận các câu hỏi: +Câu chuyện Ba anh em có những nhân vật nào? +Ba anh em có gì khác nhau ? +Bà nhận xét tính cách của từng nhân vật như thế nào? +Theo em, dựa vào đâu bà nhận xét như vậy ? -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Bài tập 2: Thảo luận nhóm đôi. -1 HS đọc yêu cầu Bt 2. -Từng cặp Hs trao đổi , kể chuyện. -1 số Hs kể chuyện. -Nhận xét. 3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò -Thế nào là nhân vật trong truyện? -Nhận xét tiết học. Về nhà học thuộc bài. CB: Kể lại hành động cuả nhân vật./ 20. Địa Lý Tiết 1 : LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I.MỤC TIÊU + Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ của một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất theo một tỉ lệ nhất định. + Một số yếu tố của bản đồ : tên , phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ. + Học sinh khá giỏi có thể biết đươc tỉ lệ bản đồ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bản đồ thế giới, châu lục, VN III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. -Gv đính bản đồ. Gọi Hs đọc tên bản đồ. +Hỏi: Bản đồ thế giới thể hiện điều gì? ( toàn bộ bề mặt Trái đất) +Bản đồ Châu lục thể hiện điều gì? ( 1 phần của bề mặt) +Bản đồ VN thể hiện gì? (..1 bộ phận nhỏ của bề mặt Trái Đất, nước VN). +Vậy bản đồ là gì? 2.Hoạt động 2: làm việc cá nhân -Yêu cầu HS quan sát hình 1,2 SGK và trả lời câu hỏi. +Khu vực hồ Hoàn Kiếm nằm ở đâu? +Đền Ngọc Sơn ở đâu? -Gọi 1 em đọc phần 1 SGK. +Ngày nay muốn vẽ bản đồ chúng ta phải làm NTN? +Tại sao cũng vẽ về VN mà bản đồ H3 SGK nhỏ hơn bản đồ địa lí tự nhiên Vn treo tường? -Hs trả lời Gv nhận xét. 3.Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 4 -Gọi 1 em đọc phần 2 SGK. -Gv yêu cầu các nhóm lên bốc thăm câu hỏi thảo luận, mỗi nhóm 1 câu. +Trên bản đồ cho ta biết điều gì? +Trên bản đồ người ta qui định các điều gì? +các hướng Bắc, Đông, Nam, Tây trên bản đồ địa lí tực nhiên VN? +Đọc tỉ lệ bản đồ ở h2 và cho biết 1cm trên bản đồ bằng bao nhiêu m ứng với thực tế? +Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng làm gì? -Đại diện của mỗi nhóm trả lời . 4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò -Ban đồ là gì? -Bản đồ dùng để làm gì? -Hs đọc ghi nhớ. Nhận xét tiết học Về nhà học thuộc bài. --CB: Làm quen với bản đồ (tt) ------------------------------------—–--------------------------------------- Môn: Toán Tiết 5: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU Giúp học sinh: +Tính được giá trị của biểu thưc có chứa một chữ khi thay bằng số(BT1,2(2 câu)). +Làm quen với công thưc tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a. BT4(chọn 1trường hợp). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bảng phụ, băng giấy chép sẵn bài tập III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *Hướng dẫn HS luyện tập 1.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4 Bài tập 1: Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu) -Gv đính phần a lên bảng và hướng dẫn mẫu. a a x 6 5 5 x 6 = 30 7 10 -Gv phát các câu còn lại cho các nhóm làm. -Đại diện của 4 nhóm đính kết quả trình bày. 2.Hoạt động 2: Làm việc cá nhân Bài tập 2: Tính giá trị của biểu thức. -Gv hướng dẫn Hs làm câu a/ 35 + 3 x n với n = 7. Nếu n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56. -Gv đính các câu còn lại , cả lớp làm vào vở. -3 em lên bảng lớp làm. -Nhận xét. 3.Hoạt động 3: Làm việc cá nhân Bài tập 4: Gv đính bài toán lên bảng. -gọi 2 em đọc. +Bài toán cho biết gì? +Muốn tónh chu vi hình vuông ta làm ssao? -Gọi 3 em lên bảng làm – Lớp làm vào vở. -Nhận xét kết quả. 4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò -Tiết toán hôm nay ôn lại kiến thức gì? -Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì? -GV tổ chức cho Hs hai đội thi đua. Gv viết bảng: 32 : 4 + n , với n = 7. -2 Hs đại diện của 2 đội lên thi làm. -Gv nhận xét – tuyên dương. Về nhà xem lại BT . CB: Các số có 6 chữ số. -------------------------------------------------------------- Môn: Khoa học Tiết 2 : TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: +Nêu một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường xung quanh như: lấy vào ô-xi , thưc ăn,nước uống; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu. +Hòan thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường. GD: -Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -3 bộ thẻ ghi các từ: thức ăn, nước, không khí, phân, nước tiểu, khí các-bô-níc. -1 số tờ giấy khổ to, bút vẽ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1; Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì và thải ra những gì? Bước 1: Liên hệ thực tế. -Hằng ngày các em ăn gì vào cơ thể? -Hằng ngày các em ăn , uống, từ cơ thể các em thải ra gì? -Gv yêu cầu HS quan sát tranh 1 SGK. -Tranh vẽ gì? Bước 2: Trao đổi theo cặp. -Gv viết câu hỏi: Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào va fthải ra những gì? -Từng cặp Hs trao đổi. -Đại diện 1 số em phát biểu. Lớp nhận xét -Gv nhận xét chốt lại: Hằng ngày cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô xy và thải ra ngoài môi trường phân, nước tiểu, khí các-bô-níc. Bước 3: làm viêc cả lớp. -yêu cầu HS đọc thầm mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi: +Quá trình trao đổi chất là gì? -HS tiếp nối trả lời. 2.Hoạt động2 : Viết sơ đồ trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. *Làm việc theo nhóm 4. -Gv phát tờ phiếu cho các nhóm viết sơ đồ. -GV theo giỏi và hướng dẫn các nhóm còn chậm. -Đại diện 2 nhóm đính bảng và trình bày sơ đồ trao đổi chất. -Cả lớp nhận xét. -Gv kết luận: Sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường. Lấy vào Thải ra Thức ăn Phân Nước uống nước tiểu Không khí khí các – bô- níc. 3.Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò -Trò chơi” Ghép chữ” -Gv chia hai đội, mỗi đội 3 em. -Gv phát tấm thẻ có ghi chữ , yêu cầu Hs. +Mỗi đội nhận thẻ và dán chữ ghi trong thẻ vaò đúng vị trí của sơ đồ trao đổi chất trên bảng lớp. +Sau khi dán xong đại diện mỗi đội đọc lại sơ đồ đó. -Hs hai đội thi đua . -Gv nhận xét tuyên dương. -Hỏi : Thế nào là trao đổi chất? -Nhận xét tiết học.Về nhà học thuộc Mục bạn cần biết SGK / 6CB: Trao đổi chất ở người (tt). --------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN 1sanh (2).doc