Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Môn Lịch sử và địa lý - Bùi Sinh Huy - Trường Tiểu học Hợp Thanh B

Học xong bài này, HS biết:

- Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta.

- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc.

- Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí.

 

doc39 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Môn Lịch sử và địa lý - Bùi Sinh Huy - Trường Tiểu học Hợp Thanh B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đất nước 4.Củng cố, dặn dò + Nêu kết quả và nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai? -GV nhận xét, cho điểm. -GV giới thiệu bài. -yêu cầu HS đọc đoạn: “Đến cuối thế kỉthành lập”, trả lời: + Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII như thế nào? + Trong hoàn cảnh đó nhà Trần thay thế nhà Lý như thế nào? - GV tóm tắt lại hoàn cảnh ra đời của nhà Trần ( SGV trang 34 ) -GV cho học sinh đọc SGK, làm phiếu học tập: Đánh dấu vào ý thể hiện những chính sách mà nhà Trần thực hiện: * Đứng đầu nhà nước là vua * Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con * Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ * Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin * Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã * Trai tráng mạnh khoẻ được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. -Gv nhận xét kết quả làm việc. + Sự việc nào trong bài chứng tỏ vua với quan và vua với dân dưới thời Trần chưa có sự cách biệt quá xa? -Cho HS đọc ghi nhớ. +Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố xây dựng đất nước? -Nhận xét tiết học. -2 HS trả lời. -HS nhận xét. -HS nghe. -HS đọc, trả lời + nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, + Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái. Trần Thủ Độ tìm cách cho Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng, rồi nhường ngôi cho chồng. -Hs nhận phiếu học tập và tự điền Vài em trình bày kết quả vừa làm + Nhà vua cho đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì oan ức. ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau ca hát vui vẻ. -Hs đọc -2,3 HS trả lời -HS nghe. Tuần : 15 Lịch sử Bài: Nhà Trần và việc đắp đê I/ Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê. Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt. II/ Đồ dùng dạy- học Tranh cảnh đắp đê thời Trần.( phóng to) III/ Các hoạt động dạy- học A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1.Giới thiệu bài 2.Điều kiện nước ta và truyền thống chống lũ lụt của nhân dân 3.Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt 4.Kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần 5.Củng cố, dặn dò + Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? +Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước? -GV nhận xét, cho điểm. -GV giới thiệu bài. -GV cho lớp thảo luận: + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì? + Sông ngòi ở nước ta như thế nào? + Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì ? + Kể tóm tắt về một cảnh lũ lụt mà em biết qua thông tin đại chúng hoặc chứng kiến? -> GV kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. - GV nêu câu hỏi: + Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần? -GV cho HS xem tranh cảnh đắp đê dưới thời Trần. -> GV kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. Có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê. + Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? -> GV kết luận: Dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, công cuộc đắp đê, trị thuỷcũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết. + ở địa phương em nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt? -Cho HS đọc ghi nhớ. +Nhà Trần đã có những biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê ? -Nhận xét tiết học. -2 HS trả lời. -HS nhận xét. -HS nghe. -HS trả lời: + trồng lúa nước + sông ngòi chằng chịt + Sông ngòi cung cấp nước cho việc cấy trồng của nông nghiệp xong cũng thường gây ra lụt lội -Vài học sinh kể về những cảnh lũ lụt mà các em biết. -HS nghe. -HS trả lời -HS xem -HS nghe. + Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển.. -HS nghe. -HS trả lời: xây kè đê, củng cố đê điều...) -2,3 HS đọc -2,3 HS trả lời -HS nghe. Tuần : 16 Lịch sử Bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên I/ Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: Dưới thời nhà Trần, ba lần quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta. Quân dân nhà Trần: nam nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng. II/ Đồ dùng dạy- học Phiếu học tập. III/ Các hoạt động dạy- học A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1.Giới thiệu bài 2ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần. 3.Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến 4.Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản 5.Củng cố, dặn dò +Nhà Trần đã có những biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê ? -GV nhận xét, cho điểm. -GV giới thiệu bài. -GV nêu một số nét về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên -GV phát phiếu học tập cho HS nội dung sau, yêu cầu HS điền vào chỗ + Trần Thủ Độ khảng khái trả lời “ Đầu thần...đừng lo ” + Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “ ... ” + Trong bài Hịch Tướng Sĩ có câu “ ... phơi ngoài nội cỏ,... gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng ” + Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “ ... ” -Gọi vài học sinh trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần, dựa vào kết quả trên. -> GV kết luận: Cả ba lần xâm lược nước ta, quân Mông – Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần. -Cho học sinh đọc SGK: “ Cả ba lần...xâm lược nước ta nữa ” + Việc quân dân nhà Trần ba lần rút ra khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao? + Kết quả của các cuộc kháng chiến đó? -GV kể cho HS nghe về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản -Cho HS đọc ghi nhớ. + ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào? + Vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? -Nhận xét tiết học. -2 HS trả lời. -HS nhận xét. -HS nghe. -Hs lắng nghe -Học sinh nhận phiếu và điền - Vài em trình bày -HS nghe. -1 HS đọc SGK - Học sinh trả lời + Quân dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút đi để kéo dài thời gian làm cho giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương; vũ khí lương thực của chúng sẽ ngày ccanggf thiếu. + Cả ba lần đều đại bại, chúng không dám sang xâm lược nước ta nữa. -HS nghe. -2,3 HS đọc -2,3 HS trả lời -HS nghe. Tuần : 17 Lịch sử Bài: Ôn tập cuối học kì I I/ Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: Hệ thống hoá được các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử ở từng giai đoạn lịch sử mà các em đã được học từ đầu HKI. HS thấy được truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Giáo dục các em lòng tự hào dân tộc. II/ Đồ dùng dạy- học Phiếu học tập. III/ Các hoạt động dạy- học A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1.Giới thiệu bài 2.Trả lời câu hỏi 3.Làm phiếu 4.Củng cố, dặn dò + ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào? + Vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? -GV nhận xét, cho điểm. -GV giới thiệu bài. -GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: + Nhà nước Văn Lang ra đời thời gian nào? Kinh đô đặt ở đâu? + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào? Do ai lãnh đạo? + Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước ta thời bấy giờ? + Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? + Nhà Lý dời đô ra Thăng Long năm nào? Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? + Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? + Nhà Trần đã có những việc làm gì gì để củng cố và xây dựng đất nước? -GV phát phiếu học tập : Hãy nối các sự kiện lịch sử với các nhân vật: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Chiến thắng bạch Đằng Dẹp loạn 12 sứ quân Dời đô ra Thăng Long Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai Đinh Bộ Lĩnh Lý Thái Tổ Hai Bà Trưng Lý Thườn Kiệt Ngô Quyền -Gọi đại diện các nhóm trình bày -GV nhận xét -Nhận xét tiết học. -Dặn HS tiết sau kiểm tra học kì. -2 HS trả lời. -HS nhận xét. -HS nghe. -HS trả lời: + Vào khoảng 700 năm trước công nguyên. Kinh đô đóng tại Phong Châu- Phú Thọ. + Khởi nghĩa HBT diễn ra vào khoảng năm 40 do hai chị em bà Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. + kết thúc hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước. + ĐBL đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thóng nhất lại đất nước năm 968. + Năm 1010, vì đây là vùng đất trung tâm của đất nước, đất rộng bằng phẳng, muôn vật phong phú tốt tươi. + Nhà Lý không có con trai nên nhường ngôi cho con gái. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập. +Nhà Trần đề ra các chức... chú ý xây dựng quân đội, chú ý đến việc đắp đê nên nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no, -Các nhóm nhận phiếu và làm bài. -Đại diện các nhóm trình bày -HS nghe. Tuần : 18 Lịch sử Bài: Kiểm tra cuối học kì I I/ Mục tiêu - Kiểm tra để đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh về phân môn lịch sử mà các em đã học trong học kì I qua các mốc lịch sử: + Buổi đầu dựng nước và giữ nước + Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập + Buổi đầu độc lập + Nước Đại Việt thời Lý + Nước Đại Việt thời Trần. - HS nhớ rõ các sự kiện lịch sử và nhân vật cũng như ý nghiã của các sự kiện lịch sử đối với đất nước ta. - Giáo dục các em lòng tự hào về truyền thống của dân tộc II/ Đồ dùng dạy- học Đề bài cho từng HS (Ban giám hiệu ra đề). III/ Các hoạt động dạy- học A. ổn định lớp B. Bài mới 1.Giới thiệu bài 2.Phát đề 3.Làm bài 4.Thu bài 5.Củng cố, dặn dò -GV ổn định lớp. -GV giới thiệu bài kiểm tra cuối kì -GV phát đề. -Lưu ý HS một số điểm khi làm bài. -GV quan sát HS làm bài. -GV thu bài. -GV nhận xét chung. -HS ổn định trật tự. -HS nghe. -HS nhận đề. -HS nghe. -HS làm bài cá nhân. -HS nộp bài. -HS nghe.

File đính kèm:

  • docLICH SU KY 1.doc
Giáo án liên quan