Giáo án Lớp 4 Tuần 1 - 10

- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

- Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ , được mọi người yêu mến.

- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS .

- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập .

GDKNS : Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân ; Kỹ năng bình luận phê phán những hành vi không trung thực trong học tập ; Kỹ năng làm chủ bản thân trong học tập

 

doc362 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 1 - 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương những HS, nhóm HS đã tích cực tham gia xây dựng bài. -2,3HS lên trả lời -Vật chất và năng lượng. -HS lắng nghe. -Tiến hành hoạt động nhóm. -Quan sát và thảo luận về tính chất của nước và trình bày trước lớp. -Hs nêu cốc số… +Vì: Nước trong suốt, nhìn thấy cái thìa, sữa màu trắng đục, không nhìn thấy cái thìa trong cốc. Khi nếm từng cốc: cốc không có mùi là nước, cốc có mùi thơm béo là cốc sữa. + Nước không có màu, không có mùi, không có vị gì. -Nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe. -HS làm thí nghiệm. -Làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận. -Nhóm làm thí nghiệm nhanh nhất sẽ cử đại diện lên làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi và giải thích hiện tượng. + Nước có hình dạng của chai, lọ, hộp, vật chứa nước. + Nước chảy từ trên cao xuống, chảy tràn ra mọi phía. -Các nhóm nhận xét, bổ sung. -HS trả lời. -HS lắng nghe. -Trả lời. +Em lấy giẻ, giấy thấm, khăn lau để thấm nước. + Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ các sợi vải, còn các chất bẩn khác bị giữ lại trên mặt vải. +Ta cho chất đó vào trong cốc có nước, dùng thìa khấy đều lên sẽ biết được chất đó có tan trong nước hay không. -HS thí nghiệm. -1 HS rót nước vào khay và 3 HS lần lượt dùng vải, bông, giấy thấm để thấm nước. +Em thấy vải, bông giấy là những vật có thể thấm nước. +3 HS đem 3 loại li thí nghiệm lên bảng để Hs cả lớp đều được thấy lại kết quả sau khi thực hiện. + Em thấy đường tan trong nước; Muối tan trong nước; Cát không tan trong nước. + Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. -4 em đọc TẬP LÀM VĂN .Tiết 20 (KIỂM TRA ĐỌC HIỂU ) (Theo đề của chuyên môn nhà trường) Toán . Tiết 50 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I.Mục tiêu: -Giúp HS: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân. -Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau: a b a x b b x a 4 8 6 7 5 4 III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 1-2’ 2.KTBC: 4-5’ -GV gọi 4 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 1b, 3b của tiết 49. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : 25-27’ a.Giới thiệu bài: -Trong giờ học này các em sẽ được làm quen với tính chất giao hoán của phép nhân. b.Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân : * So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau -GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó yêu cầu HS so sánh hai biểu thức này với nhau. -GV làm tương tự với các cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8, … -GV: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau. * Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân -GV treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học. -GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng kẻ sẵn. -GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8 ? -Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 6 và b = 7 ? -Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 5 và b = 4 ? -Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a ? -Ta có thể viết a x b = b x a. -Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a ? -Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào ? -Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không ? -Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ? -GV yêu cầu HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân lên bảng. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV viết lên bảng 4 x 6 = 6 x £ và yêu cầu HS điền số thích hợp vào £ . -Vì sao lại điền số 4 vào ô trống ? -GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2a -GV yêu cầu HS tự làm bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. - GV hướng dẫn HS làm Bài 3 GV gọi hs đọc yêu cầu bài -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV viết lên bảng biểu thức 4 x 2145 và yêu cầu HS tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này. -GV hỏi: Em đã làm thế nào để tìm được 4 x 2145 = (2100 + 45) x 4 ? -GV yêu cầu HS làm tiếp bài, khuyến khích HS áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau. -GV yêu cầu HS giải thích vì sao các biểu thức c = g và e = b. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: (GV gợi ý hướng dẫn về nhà) -GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống. -Với HS kém thì GV gợi ý: Ta có a x £ = a, thử thay a bằng số cụ thể ví dụ a = 2 thì 2 x £ = 2, ta điền 1 vào £ , a = 6 thì 6 x £ = 6, ta cũng điền 1 vào £ , … vậy £ là số nào ? Ta có a x £ = 0, thử thay a bằng số cụ thể ví dụ a = 9 thì 9 x £ = 0, ta điền 0 vào £ , a = 8 thì 8 x £ = 0, vậy ta điền 0 vào £ , … vậy số nào nhân với mọi số tự nhien đều cho kết quả là 0 ? -GV yêu cầu nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1, có thừa số là 0. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép nhân. -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 2b, 4 và chuẩn bị bài sau. -4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. * Kết quả: 1b) 512 130; 1 231 608 3b) 35 021; 636 -HS nghe. -HS nêu: 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35. vậy 5 x 7 = 7 x 5. -HS nêu: 4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8 ; … -HS đọc bảng số. -3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như đã chuẩn bị: -Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32 -Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42 -Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 20 -Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a . -HS đọc: a x b = b x a. -Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau. -Ta được tích b x a. -Không thay đổi. -Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. -Điền số thích hợp vào £ . Bài 1/ -HS điền số 4. -Vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Tích 4 x 6 = 6 x £ . Hai tích này có chung một thừa số là 6 vậy thừa số còn lại 4 = £ nên ta điền 4 vào £ . -Làm bài vào VBT và kiểm tra bài của bạn. Bài 2/ -3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 2b/ 2c/ học sinh về nhà làm Bài 3/ HS đọc yêu cầu bài -Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau. -HS tìm và nêu: 4 x 2145 = (2100 + 45) x 4 -HS: +Tính giá trị của các biểu thức thì 4 x 2145 và (2 100 + 45) x 4 cùng có giá trị là 8580. +Ta nhận thấy hai biểu thức cùng có chung một thừa số là 4, thừa số còn lại 2145 = (2100 + 45), vậy theo tính chất giao hoán của phép nhân thì hai biểu thức này bằng nhau. -HS làm bài. -HS giải thích theo cách thứ hai đã nêu trên: +Vì 3964 = 3000 +964 và 6 = 4 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên 3964 x 6 = (4 + 2) x (3000 + 964). +Vì 5 = 3 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên ta có 10287 x 5 = (3 +2) x 10287. Bài 4/ HS đọc yêu cầu bài -HS trả lời bài làm : a x 1 = 1 x a = a a x 0 = 0 x a = 0 -HS nêu: 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó; 0 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là 0. -2 HS nhắc lại trước lớp. -HS. KỂ CHUYỆN . TIẾT 9 KIỂM TRA VIẾT (Theo đề của chuyên môn nhà trường) Kỹ thuật. Tiết 10 Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa ( Tiết 1) A. Mục tiêu: - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. B. Đồ dùng dạy học - Mẫu đường khâu gấp mép vải - Sản phẩm đường khâu gấp mép vải C. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức: 1-2’ II. Kiểm tra: 4-5’Nêu ghi nhớ của khâu đột mau và đột thưa III. Dạy bài mới: 25-27’ a) Giới thiệu bài: Nêu MĐ - YC b) Bài mới: + Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu - Nhận xét và hướng dẫn đặc điểm + Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật - GV cho HS quan sát H1, 2, 3, 4 - Nêu các bước thực hiện - Cho HS thực hành vạch đường dấu và gấp mép vải - Nhận xét và sửa thao tác cho HS - Hướng dẫn thao tác khâu lược - Cho HS đọc nội dung mục 2, 3 và quan sát hình 3, 4 - Hướng dẫn khâu viền mép bằng mũi khâu đột - GV làm mẫu cho HS quan sát - Tổ chức cho HS chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để tự thực hành - GV quan sát và uốn nắn D. Củng cố dặn dò: 1-2’ - Gọi HS đọc ghi nhớ của khâu đột mau và khâu đột thưa - Nhận xét giờ học - Về nhà chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để giờ sau thực hành - Hát - Vài HS nhắc lại - Nhận xét và bổ sung - Học sinh quan sát mẫu - Vài HS nêu đặc điểm - Học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4 - Học sinh trả lời - Hai học sinh lên bảng thực hiện - HS quan sát - HS theo dõi và làm theo - HS tự thực hành Sinh hoạt - Tuần 10 I. Mục tiêu: - Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua. - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể. - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp. - Đề ra phương hướng và biện pháp tuần đến . II. Lên lớp: + Lớp trưởng lên đọc phần nhận xét trong tuần. + GV nhận xét tình hình học tập cũng như hoạt động tuần qua, cần tuyên dương những học sinh có thành tích tốt. Nhắc nhở những bạn còn thụ động trong học tập như ; Lung , Hùng, Thắng Nhận xét, đánh giá tình hình lớp. * Công tác tuần tới: - Tiếp tục duy trì nề nếp học tập. Thường xuyên truy bài 15’ đầu giờ. - Tiếp tục thu tiền học phí như đã quy định. - Các em cần đem đúng các loại sách vở, mặc đồng phục đúng tác phong Đội viên. - Chuẩn bị học tuần 11 III. Sinh hoạt tập thể : Tập một bài hát mới. GV ghi lên bảng học sinh chép vào vở Hướng dẫn học sinh học hát Tập củng cố vài lần để cho học sinh mau nhớ Về nhà tập cho thuộc Có thể hát cho người thân nghe. Chuẩn bị hôm sau kiểm tra bài hát.

File đính kèm:

  • docgiao an nhon son b tu 1 - 10 Nhon son B.doc
Giáo án liên quan