Giáo án Lớp 4 - Môn Toán: Tuần 8

MỤC TIÊU:

Giúp HS củng cố về:

- Củng cố về: kĩ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên.

- Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh.

- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; giải toán có lời văn, tính chu vi hình chữ nhật.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Môn Toán: Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2006. Tiết 36 Luyện tập I- Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Củng cố về: kĩ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên. - áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh. - Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; giải toán có lời văn, tính chu vi hình chữ nhật. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Viết công thức và phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng. * Hoạt động 2: Luyện tập. (32’) Bài 1/45 (bảng): - HS đọc yêu cầu. - HS đặt tính bảng con. - Chốt KT: Cách cộng số tự nhiên. Bài 2/46 (bảng + nháp): - HS đọc yêu cầu. ? Để tính một cách thuận tiện, em áp dụng tính chất nào của phép cộng. - HS làm bảng + nháp. - Chốt KT: Tính chất giao hoán của phép cộng để tính nhanh. Bài 3/46 (vở): - Bài yêu cầu gì? - x là thành phần nào của phép trừ và phép cộng? - HS làm vở. - Chốt KT: Cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết? Bài 4/46 (vở): - HS đọc đề bài. - Bài có mấy yêu cầu. - HS giải vở. - Chốt KT: Vận dụng phép tính cộng và giải toán. Bài 5/46 (Bảng): - HS đọc đề bài. - HS làm bảng. - Chốt KT: Cách tính chu vi hình chữ nhật. * Dự kiến sai lầm của HS: - Đặt tính chưa thẳng hàng. - Lời giải bài 4 chưa gọn. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. (5’) - Chữa bài 5, chốt cách tính chu vi hình chữ nhật. Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2006. Tiết 37 Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của số đó I- Mục tiêu: Giúp HS biết: - Cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng hai cách. - Giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - HS nêu tính chất giao hoán và kết hợp của phép tính cộng. * Hoạt động 2: Bài mới. (15’) - GV đưa đề toán. - HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS phân tích và tóm tắt bài toán. 70 10 * Hướng dẫn HS giải bài toán theo hai cách: + Cách 1: - GV nêu: + Nếu bớt 10 ở số lớn thì số lớn và số bé như thế nào? + Vậy hai lần số bé là bao nhiêu? + Tìm số bé làm thế nào? + Nêu cách tìm số lớn. - Hướng dẫn HS trình bày bài giải (cách 1) như SGK. - Vậy muốn tìm số bé ta làm thế nào? - Rút nhận xét SGK. + Cách 2: - GV nêu: + Nếu thêm 10 vào số bé thì số bé và số lớn như thế nào? + Vậy hai lần số lớn là bao nhiêu? + Tìm số lớn làm thế nào? + Nêu cách tìm số bé. - Hướng dẫn HS trình bày bài giải (cách 2) như SGK. - Vậy muốn tìm số lớn ta làm thế nào? - Rút nhận xét SGK. 3. Hoạt động 3: Luyện tập. (17’) Bài 1/47 (bảng): - HS đọc đề bài. - Bài toán yêu cầu tìm gì? - Bài toán thuộc loại toán nào? - HS giải bảng con. - Chốt KT: Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. Bài 2/47 ( bảng con): - HS đọc đề bài. - Bài toán thuộc loại toán nào? - HS giải bảng con. - Chốt KT: Cách giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Bài 3/47 (vở): - HS đọc đề bài và giải bài toán vào vở. - Chốt KT: Cách giải và trình bày bài giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Bài 4 (miệng): - HS đọc đề bài nêu nhanh hai số cần tìm. - Chốt KT: Cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu. * Dự kiến sai lầm của HS: - HS áp dụng cả hai cách trong một bài giải. - Lời giải chưa gọn. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (5’) - Chữa bài 3. - Chốt hai cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2006. Tiết 38 Luyện tập I- Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng, thời gian. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - HS nêu cách tìm số lớn, số bé trong bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số. * Hoạt động 2: Luyện tập. (32’) Bài 1/48 (bảng): - HS đọc yêu cầu và làm bảng con. - Chốt KT: Cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Bài 2/48 (nháp). - HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài toán. - HS giải bài toán vào nháp. - Chốt KT: Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Bài 3 (nháp): - HS đọc đề bài. - Bài toán thuộc loại toán nào? - HS giải nháp. - Chốt KT: Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Bài 4/48 (vở): - HS đọc đề bài. - Bài yêu cầu tìm gì? - HS giải vở. - Chốt KT: Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Bài 5/48 (vở): - HS đọc đề bài. - Bài toán thuộc loại toán nào? - HS giải vở. - Chốt KT: Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Đổi đơn vị đo khối lượng. * Dự kiến sai lầm của HS: - Câu lời giải chưa gọn. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. (5’) - Nêu hai cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2006. Tiết 39 Góc nhọn, góc tù, góc bẹt I- Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - Biết dùng ê ke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ, ê ke, thước kẻ. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - HS làm bảng con. - Tìm hai số có tổng bằng 13, hiệu bằng 5. * Hoạt động 2: Bài mới. (15’) A O B 2.1: Giới thiệu góc nhọn. - GV vẽ góc AOB: - HS đọc tên góc. ? Góc này là góc gì? - Yêu cầu HS để kiểm tra độ lớn của góc AOB và rút ra nhận xét. Góc AOB bé hơn góc vuông. 2.2: Giới thiệu góc tù, góc bẹt (tương tự như góc nhọn). - Yêu cầu HS kiểm tra độ lớn của góc tù và góc bẹt, rút ra nhận xét: + Góc tù lớn hơn góc vuông. + Góc bẹt bằng hai góc vuông. * Hoạt động 3: Luyện tập. (18’) Bài 1/49 (miệng): - HS đọc thầm yêu cầu. - GV nêu: Hãy quan sát các góc trong SGK và trả lời yêu cầu bài tập. - Chốt KT: Nhận biết góc tù, góc bẹt. Bài 2/48 (vở): - HS đọc yêu cầu và trả lời các câu hỏi vào vở. - Chốt KT: Góc tù, góc nhọn, góc bẹt. * Dự kiến sai lầm của HS: - Đọc tên góc chưa chính xác. - Dùng êke kiểm tra góc chưa thành thạo. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (3-5’) - Chốt cách dùng êke để kiểm tra góc. Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2006. Tiết 40 Hai đường thẳng vuông góc I- Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau. - Biết hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. - Biết dùng ê ke để kiểm tra và vẽ hai đường thẳng vuông góc. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ, ê ke, thước kẻ. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - HS vẽ góc nhọn, góc tù, góc vuông vào bảng con. A B C D * Hoạt động 2: Bài mới. (15’) - GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. - Cho HS nhận xét 4 góc của hình chữ nhật. - HS nhận xét. - GV kéo dài cạnh BC và CD của hình chữ nhật và nêu: kéo dài hai cạnh BC và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng vuông góc với nhau. M O N - Cho HS nhận xét 4 góc của đường thẳng BC và DC tạo thành. - GV vẽ hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau. - Hướng dẫn HS dùng êke để kiểm tra 4 góc. - Rút nhận xét SGK. ? Để kiểm tra hoặc vẽ hai đường thẳng vuông góc ta dùng dụng cụ nào? * Hoạt động 3: Luyện tập. (17’) Bài 1/50 (sách + miệng): - HS đọc yêu cầu và dùng êke để kiểm tra các góc. - HS nêu miệng kết quả. - Chốt KT: Cách kiểm tra góc vuông bằng êke. Bài 2/50 (miệng): - HS đọc đề bài. - HS nêu miệng. - Chốt KT: Hai đường thẳng vuông góc. Bài 3/50 (SGK + miệng): - HS đọc yêu cầu. - HS dùng êke để kiểm tra. - HS nêu miệng kết quả. - Chốt KT: Cách dùng êke để kiểm tra góc vuông. Bài 4/50 (vở): - HS đọc đề bài. - HS trả lời vào vở. - Chốt KT: Hai đường thẳng vuông góc. * Dự kiến sai lầm của HS: - Đặt êke chưa đúng. - Đọc các cặp cạnh vuông góc chưa chính xác. * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (5’) - HS nêu cách dùng êke để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc. Rút kinh nghiệm sau bài dạy:

File đính kèm:

  • docToan tuan 8.doc