Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 11: Tiết 51: Nhân với 10, 100, 1000, chia cho 10, 100, 1000

A. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Luyện cách thực hiên phép nhân một ssố tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000,

 - Vận dụng để tính nhanh khi nhân( hoặc chia) với (hoặc cho)10, 100, 1000,.

B. Đồ dùng dạy học:

- HS: vở bài tập

C. Các hoạt động dạy học

 

doc8 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 11: Tiết 51: Nhân với 10, 100, 1000, chia cho 10, 100, 1000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác danh từ riêng chỉ tên người, tên địa lí Việt Nam? A, Quách Tuấn Lương, Cù chính Lan, Hoà Bình. B, Quách Tuấn Lương, Cù Chính Lan, Hoà Bình. C, Quách – tuấn - lương, Cù Chính Lan, Hoà Bình Bài 2 : Tập hợp từ nào dưới đây là những từ láy: A/ Sung sướng, bờ bãi, tham lam. B/ Cồn cào, tham lam, mong ước. C/ Sung sướng, tham lam, khủng khiếp. Bài 3 :  Tìm từ a, Hai từ ghép có nghĩa tổng hợp: ............................................................................ b, Hai từ ghép có nghĩa phân loại: ............................................................................ 3.Củng cố. - Nhận xét tiết học. BD HSG: Toán CÁC BÀI TOÁN VỀ SỐ VÀ CHỮ SỐ A. Mục tiêu: Giải các bài toán về số và chữ số. B. Đồ dùng dạy học: đề bài. C. Các hoạt đông dạy - học chủ yếu: 1. Giới thiệu bài. 2. HD HS giải một số bài tập sau: Dạng 1: Viết số tự nhiên từ những chữ số cho trước Ví dụ: Cho bốn chữ số: 0. 3, 8 và 9 a) Viết được bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau từ những chữ số trên? b) Tìm số lớn nhát, số nhỏ nhất có 4 chữ só khác nhau được viết từ 4 chữ số trên c) Tìm số ẻ lớn nhất,số chẵn nhỏ nhất có 4 chữ só khác nhau được viết từ 4 chữ số trên Bài giải: a) Lần lượt chọn các chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị như sau - Có 3 cách chọn chữ số hàng nghìn thỏa mãn điều kiện đề bài ( trừ chữ số 0) - Có 3 cách chọn chữ số hàng trăm thỏa mãn điều kiện đề bài - Có 2 cách chọn chữ số hàng chục thỏa mãn điều kiện đề bài - Có 1 cách chọn chữ số hàng đơn vị thỏa mãn điều kiện đề bài Vậy số các số viết được là : 3 x 3 x 2 x 1 = 18 ( số) b) Số lớn nhất là : 9830 Số nhỏ nhất là: 3089 c) Số lẻ lớn nhất là: 9803 Số chẵn bé nhất là: 3098. Bài tập vận dụng: Bài 1: Cho 5 chữ só: 0, 1, 2, 3, 4. a) Viết được bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau từ những chữ số trên? b) Tìm số lớn nhát, số nhỏ nhất có 4 chữ só khác nhau được viết từ 5 chữ số trên c) Tìm số ẻ lớn nhất, số chẵn nhỏ nhất có 4 chữ só khác nhau được viết từ 5 chữ số trên Bài 2: Có thể viết được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau biết rằng: a) các chữ số của nó đều là số lẻ? b) các chữ số của nó đều là số chẵn? 2. Củng cố dặn dò: Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2012 Toán (TH) Ôn tập tính chất kết hợp của phép nhân A. Mục tiêu - Củng cố kiến thức về tính chất kết hợp của phép nhân - Vận dụng tc này vào giải toán có lời văn - Cách đếm hình B. Đồ dùng dạy học - GV: Vở bài tập - HS: VBT, đồ dùng dạy học C. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS nêu lại tính chất kết hợp của phép nhân, nêu biểu thức - GV nhận xét II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới a) Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - Gọi HS nêu yêu cầu BT - Tính bằng cách thuận tiện nhất tức là ta phải làm NTN? - Gọi HS đọc mẫu. - GV phân tích mẫu và hướng dẫn cách làm Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài - Gọi HS tóm tắt: Đề bài cho ta biết gì và yêu cầu ta làm gì? - Gọi HS nêu cách giải(2 cách) - GV nhận xét bổ sung cho HS Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu các em tự làm b) HS thực hành - Yêu cầu HS tự làm bài vào VBt - GV quan sát, giúp đỡ c) Chấm chữa bài - GV thu và chấm một số bài - Chữa các lỗi thường mắc phải của HS III. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về học bài - HS nêu lại: (a x b) x c = a x (b x c) - HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu, trả lời câu hỏi - HS đọc mẫu - HS lắng nghe ghi nhớ - HS đọc đề bài - HS tóm tắt, nêu cách giải - HS đọc đề bài - HS làm bài tập - HS lắng nghe ghi nhớ để sửa chữa - HS lắng nghe, ghi nhớ Kỹ thuật Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (Tiết 2) A. Mục tiêu: - HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau - Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâuđột đúng quy trình, đúng kỹ thuật - Yêu thích sản phẩm mình làm được B. Đồ dùng dạy học: Vật liệu và dụng cụ - Một mảnh vải kích thước: 20 cm x 30 cm - Len khác màu vải - Kim khâu len, thước kẻ, bút chì, kéo cắt vải C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra: - Nêu cách khâu đột mau và khâu đột thưa - GV nhận xét III. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Bài mới a) HĐ3: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải - GV gọi một học sinh nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải - GV nhận xét và củng cố cách khâu B1: Gấp mép vải B2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột - GV kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành - Nêu yêu cầu và thời gian hoàn thành sản phẩm b) HS thực hành - Cho học sinh thực hành - GV quan sát uốn nắn cho những học sinh còn lúng túng - Nhận xét và tuyên dương những em làm tốt III. Củng cố, dặn dò - Nhận xét sự chuẩn bị và thái độ tinh thần học tập - Tiếp tục chuẩn bị vật liệu dụng cụ giờ sau thực hành tiết 3 - Hai em trả lời - Nhận xét và bổ sung - Học sinh trả lời - Vài em nhắc lại thao tác gấp mép vải - Học sinh lấy dụng cụ học tập - Học sinh lắng nghe - Cả lớp thực hành làm bài - HS lắng nghe, ghi nhớ Thứ tư ngày 7 tháng 11 năm 2012 Toán Nhân với số tận cùng là chữ số 0 A. Mục tiêu B. Đồ dung dạy học C. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ II. Ôn bài cũ - Gọi HS nêu lại cách nhân với số tận cùng là chữ số 0 - Gọi nhiều HS nhắc lại - GV ra đề cho HS làm - Gọi HS lên bảng làm bài - GV chữa bài. Sửa lỗi chậm cho HS quan sát - Ra bài tập cho HS tiép tục làm - Chữa bài - Ra BT về nhà cho các em III. Củng cố, dặn dò - Nhận xét sự tiến bộ của HS - Yêu cầu HS về nhà làm bài - HS nahức lại - Tất cả các em nhắc lại - HS lên làm bài - HS quan sát, ghi nhớ - HS làm bài - HS lắng nghe, ghi nhớ Tiếng Việt Luyện động từ A. Mục đích, yêu cầu - Luyện tập cho HS 1 số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ - Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên. B. Đồ dùng dạy- học - Bảng lớp viết nội dung bài 1. Bảng phụ viết nội dung bài 2, 3 - Vở bài tập TV4 C. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Kiểm tra: Động từ là từ như thế nào? II Bài mới: 1. Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1 - GV ghi sẵn 2 câu văn lên bảng - GV nhận xét, chốt ý đúng - Từ “sắp” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ “đến”. - Từ “đã” bổ sung ý nghĩa cho động từ “trút” Bài tập 2 - GV gợi ý: Đọc câu văn thơ, lần lượt điền thử cho hợp nghĩa. - GV treo bảng phụ - GV nhận xét, chốt ý đúng: a) Ngô đã thành cây b) Chào mào đã hót, cháu vẫn đang xa mùa na sắp tàn. - GV phân tích để học sinh thấy điền như vậy là hợp lí Bài tập 3 - Truyện vui đó có gì đáng cười ? - GV treo bảng phụ - GV chốt cách làm đúng III. Củng cố, dặn dò - Dặn học sinh xem lại bài. - 1 em đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm, gạch chân dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa. 2 em làm bảng lớp - 1-2 học sinh nhắc lại - 2 em đọc yêu cầu của bài - Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trao đỏi cặp, ghi kết quả vào phiếu - 1 em chữa bài - Lớp làm bài đúng vào vở bài tập - 1-2 em đọc bài đúng - 1 em đọc yêu cầu về chuyện vui: Đãng trí - Lớp đọc thầm, làm bài cá nhân - Lớp nhận xét cách sửa - 1 em đọc to lại chuyện đã sửa - 1 em nêu : Các từ sẽ, đã, đang, sắp HDDNGLL Nội dung hoạt động 1: LỄ ĐĂNG KÝ THI ĐUA "HOA ĐIỂM TỐT DÂNG THẦY CÔ" 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với học sinh. - Có ý chí quyết tâm thi đua tu dưỡng học tập tốt; tiếp thu sự dạy dỗ của thầy cô. - Rèn luyện kĩ năng trao đổi ý kiến và các kỹ năng khác trong học tập. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung - Trao đổi, tìm hiểu về công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với học sinh. - Phát động và dăng ký thi đua. - Vui chơi. b. Hình thức hoạt động - Trao đổi, tìm hiểu - Lễ đăng kí thi đua. 3. Chuẩn bị hoạt động a. Về phương tiện hoạt động - Câu hỏi và đáp án cho phần tìm hiểu về công lao của thầy cô -Tư liệu, tranh ảnh, truyện kể về công lao của thầy cô đối với học sinh. - Khăn bàn, bình hoa. b. Về tổ chức - Các tổ viết dăng ký thi đua tuần học tốt theo tiêu đề "Hoa điểm tốt dâng thầy cô". Nội dung đăng ký nên ngắn gọn, cụ thể theo hai chỉ tiêu đánh giá: + Kỉ luật trật tự trong lớp học + Số điểm tốt đạt được của cả tổ - Ban thi đua đề ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các tổ: + Mỗi điểm 9, 10 tính là 2 bông hoa + Mỗi điểm 7, 8 tính là 1 bông hoa + Điểm 5, 6 không tính + Mỗi điểm dưới trung bình bị trừ 1 bông hoa. + Bạn nào bị thầy cô nhắc trong giờ học sẽ bị trừ 1 bông hoa. + Kết thúc tuần thi đua sẽ căn cứ vào số bông hoa đạt được của các tổ để xếp loại thi đua. - Giáo viên cùng cán bộ lớp chuẩn bị câu hỏi để sử dụng trong buổi trao đổi tìm hiểu về công ơn của thầy cô. - Chọn hai em điều khiển: + Một em điều khiển phát động thi đua + Một em điều khiển phần vụ chơi 4. Tiến hành hoạt động a) Khởi động - Hát tập thể - Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. b) Trao đổi tìm hiểu về công ơn thầy cô giáo thông qua một số câu hỏi như: - Bạn có biết để có một tiết dạy tốt thầy cô giáo phải chuẩn bị như thế nào không? - Thầy cô giáo hy vọng, mong đợi gì ở học sinh chúng ta? - Bạn có thể làm được việc gì giúp thầy cô giáo dạy tốt? - Đối với những học sinh phạm lỗi, thầy cô phải xử phạt. Bạn có đồng tình với việc làm của thầy cô giáo không? Vì sao? - Để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo, học sinh cần thực hiện những điều gì? Sau khi trao đổi xong mỗi câu hỏi, người điều khiển bổ sung và tổng kết lại những ý chính về tình cảm, sự tận tâm hết lòng của thầy co giáo đối với học sinh. c) Đang kí tuần học tốt - Cán bộ lớp nêu mục đích, yêu cầu, nội dung thi đua và cách đánh giá thi đua của tuần "Hái hoa điểm tốt dâng thầy cô giáo". - Đại diện các tổ lần lượt lên đăng ký thi đua của tổ mình. Cán bộ lớp ghi các chỉ tiêu dăng kí thi đua của các tổ lên bảng. 5. Kết thúc hoạt động Cán bộ lớp nhận xét và rút kinh nghiệm về tinh thần thái độ tham gia hoạt động của các tổ và cá nhân

File đính kèm:

  • docTuan 11.doc
Giáo án liên quan