Giáo án lớp 4 môn Tập đọc: Thư thăm bạn

I. Mục tiêu:

1. Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.

2. Hiểu được tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.

3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh minh họa, băng giấy

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc47 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tập đọc: Thư thăm bạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên liền trước số đó. - Số tự nhiên bé nhất là số nào? HS: là số 0. - Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? HS: hơn kém nhau 1 đơn vị. 4. Thực hành: + Bài 1, 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa bài. GV chốt lại lời giải đúng: 4, 5, 6 86, 87, 88, 896; 897; 898; + Bài 4: HS: Tự làm vào vở. GV chấm bài cho HS: a) 909; 910; 911; 912; 913; 914 b) 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; c) 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 17; 19; 21 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Gọi HS nêu lại đặc điểm của dãy số tự nhiên. - Về nhà làm bài tập trong vở bài tập. - Chuẩn bị bài giờ sau học. địa lý một số dân tộc ở hoàng liên sơn I. Mục tiêu: - HS biết trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân cư về sinh hoạt, trang phục lễ hội của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. - Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức. - Xác lập mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người Hoàng Liên Sơn. - Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.. III. Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về lễ hội sinh hoạt II. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào? - Nhận xét, cho điểm. HS: Trả lời. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: 2. Các hoạt động: a. Hoàng Liên Sơn, nơi cư trú của 1 số dân tộc ít người: * HĐ1: Làm việc cá nhân: + Bước 1: GV nêu câu hỏi: - Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng? - Kể tên 1 số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn? - Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao? - Người dân ở những núi cao thường đi lại bằng những phương tiện gì? Vì sao? HS: Dựa vào vốn hiểu biết của mình và mục 1 trong SGK trả lời câu hỏi: + Bước 2: HS: Trình bày kết quả trước lớp. - GV sửa chữa. bổ sung. b. Bản làng với nhà sàn: * HĐ2: Làm việc theo nhóm. + Bước 1: GV đưa câu hỏi cho các nhóm thảo luận. HS: Dựa vào mục 2 SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. - Bản làng thường nằm ở dâu? - Bản làng có nhiều nhà hay ít? - Vì sao 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn? - Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì? - Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây? + Bước 2: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. - GV sửa chữa, bổ sung. c. Chợ phiên, lễ hội, trang phục. * HĐ3: Làm việc nhóm. + Bước 1: Dựa vào mục 3 và tranh ảnh để trả lời câu hỏi: - Nêu những hoạt động trong chợ phiên? - Kể tên 1 số hàng hoá bán ở chợ? - Kể tên 1 số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? - Lễ hội được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì? - Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc H4, 5, 6? + Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời. 4. Củng cố – dặn dò: - GV cùng HS nêu những đặc điểm chủ yếu của nội dung bài học. - Các nhóm có thể trao đổi tranh ảnh cho nhau xem. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Mỹ thuật Vẽ tranh: đề tài các con vật quen thuộc (GV chuyên dạy) thể dục đi đều , vòng trái, vòng phải, đứng lại Trò chơi: “ bịt mắt bắt dê ’’ (giáo viên bộ môn soạn giảng) Tập làm văn Viết thư I. Mục tiêu: 1. HS nắm chắc hơn (so với lớp 3) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của 1 bức thư. 2. Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết đề văn. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS chữa bài tập về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Phần nhận xét: - GV gọi 1 HS đọc bài. HS: 1 em đọc lại bài “Thư thăm bạn”. Cả lớp theo dõi để trả lời câu hỏi. ? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? - Để chia buồn cùng gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát lớn. ? Người ta viết thư để làm gì? - Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nhau. ? Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung như thế nào? - Cần có những nội dung: + Nêu lý do, mục đích viết thư. + Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. + Thông báo tình hình của người viết thư. + Nêu ý kiến trao đổi, bày tỏ tình cảm với người nhận thư. ? Qua bức thư đã đọc, em thấy 1 bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào? - Đầu thư: Ghi địa điểm, thời gian. - Cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết, chữ ký, họ và tên của người viết thư. 3. Phần ghi nhớ: HS: 2 – 3 em HS đọc phần ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm. 4. Phần luyện tập: a. Tìm hiểu đề: HS: 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm tự xác định yêu cầu. - GV gạch chân những từ quan trọng trong đề bài. ? Đề bài em thấy yêu cầu viết thư cho ai HS: 1 bạn ở trường khác. ? Đề bài xác định mục đích viết thư là để làm gì HS: Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay. ? Thư viết cho bạn cùng tuổi cần dùng từ xưng hô như thế nào HS: xưng hô gần gũi, thân mật: Bạn, cậu, mình, tớ, ? Cần thăm hỏi bạn những gì HS: Sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn: đá bóng, chơi cầu, ? Cần kể cho bạn nghe những gì về tình hình ở lớp, ở trường hiện nay HS: Sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn: đá bóng, chơi cầu, tình hình học tập, vui chơi, văn nghệ, thể thao ? Nên chúc bạn hứa hẹn điều gì? HS: Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn gặp lại b. HS thực hành viết thư - HS: viết ra giấy nháp những thứ cần viết trong thư. - 1 – 2 em dựa vào dàn ý trình bày miệng - Viết thư vào vở. - Đọc lá thư vừa viết. - GV nhận xét, chấm chữa bài. 5. Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học, biểu dương những em viết thư hay. Toán Viết số tự nhiên trong hệ thập phân I. Mục tiêu: - Giúp HS hiểu biết ban đầu về đặc điểm của hệ tập phân. - Sử dụng 10 ký hiệu để viết số trong hệ thập phân. - Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong 1 số cụ thể. II. Đồ dùng: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên chữa bài tập về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân: - GV viết lên bảng bài tập sau: 10 đơn vị = chục 10 chục = ...trăm 10 trăm = .. nghìn .nghìn = 1 chục nghìn HS: 1 em lên bảng làm, cả lớp làm ra nháp. ? Qua bài tập trên, bạn nào cho biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị 1 hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó HS: tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. - GV khẳng định: Chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân. HS: Nhắc lại: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ 10 đơn vị ở 1 hàng lại hợp thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. 2. Cách viết số trong hệ thập phân: ? Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số? Đó là những số nào HS: Có 10 chữ số đó là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 - Hãy sử dụng những số đó để viết các số sau: HS: Nghe GV đọc và viết số. + Chín trăm chín mươi chín + 999 + Hai nghìn chín trăm linh năm + 2905 + Sáu trăm tám lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín ba + 685 793 - GV: Như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tự nhiên. - Hãy nêu giá trị của chữ số 9 trong số 999 ? HS: 9 ở hàng đơn vị là 9 đơn vị 9 ở hàng chục là 9 chục 9 ở hàng trăm là 9 trăm => Kết luận: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. HS: Nêu lại kết luận. 3. Luyện tập thực hành: + Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu sau đó tự làm. HS: Cả lớp làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra. + Bài 2: - GV cho HS làm bài theo mẫu rồi chữa bài. + Bài 3: - GV cho HS tự nêu giá trị của chữ số 5 trong từng số. HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm. - GV chấm bài cho HS. 4. Củng cố – dặn dò: - GV tổng kết bài học. - Dặn HS về nhà làm các bài còn lại. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: nhân hậu - đoàn kết I. Mục tiêu: 1. Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm: Nhân hậu - đoàn kết. 2. Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên. II. Đồ dùng dạy – học: Từ điển, phiếu học tập, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Bài cũ: ? Tiếng dùng để làm gì ? Từ dùng để làm gì - GV chấm bài. H: dùng để cấu tạo từ. dùng để cấu tạo câu B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: Làm theo nhóm. HS: 1 em đọc yêu cầu của bài. - GV chia nhóm, phát giấy cho mỗi nhóm làm bài. - Các nhóm làm bài vào giấy (Có thể dùng từ điển để tìm). a) Từ chứa tiếng hiền: hiền dịu, hiền hoà, hiền lành, hiền từ, dịu hiền, lành hiền, b) Từ chứa tiếng ác: hung ác, ác nghiệt, ác độc, ác khẩu, tàn ác, ác cảm, ác mộng, ác quỷ, tội ác, - GV có thể giải nghĩa qua 1 số từ cho HS hiểu. + Bài 2: Làm theo nhóm. HS: 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm. - GV chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm làm bài vào phiếu. - Các nhóm làm vào giấy. - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. GV chốt lại lời giải đúng: Từ Từ gần nghĩa Từ trái nghĩa Nhân hậu Nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, trung hậu, Tàn ác, hung ác, ác độc, tàn bạo, Đoàn kết Cưu mang, che chở, đùm bọc, Bất hoà, lục đục, chia rẽ, + Bài 3: Làm cá nhân. HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở. + Bài 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các thành ngữ, tục ngữ theo nghĩa đen và nghĩa bóng. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở bài 4. hoạt động tập thể kiểm điểm trong tuần I. Mục tiêu: - HS nhận ra những khuyết điểm của mình để sửa chữa. - Phát huy những ưu điểm đã đạt được. II. Nội dung:  - GV nhận xét chung về các mặt trong tuần. 1. Ưu điểm: - Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ. - 1 số bạn có ý thức học tập tốt: 2. Nhược điểm: - Hay nghỉ học không có lý do. - ý thức học tập chưa tốt: - Nhiều bạn viết chữ xấu, sai nhiều lỗi chính tả. - Ăn mặc chưa gọn gàng, chưa sạch sẽ . - Một số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học. III. Tổng kết: GV tuyên dương 1 số em có ý thức tốt, phê bình nhắc nhở những em mắc nhiều khuyết điểm để tuần sau tiến bộ hơn.

File đính kèm:

  • doctuan 3(1).doc