Giáo án lớp 4 Môn Mở rộng vốn từ : Dũng cảm

I- Mục tiêu

1.Kiến thức: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm.

2.Kỹ năng: - Sử dụng các từ ngữ trong chủ điểm để đặt câu.

 - Hiểu ý nghĩa của một số câu thành ngữ thuộc chủ điểm và biết cách sử dụng chung trong các tình huống cụ thể.

3.Thái độ: - Học sinh sẽ áp dụng các thành ngữ cùng nghĩa với Dũng cảm vào bản thân.

II- Đồ dùng dạy- học

- Giấy khổ to và bút dạ

- Bảng phụ cho BT1,BT3,BT4.

 

doc6 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Môn Mở rộng vốn từ : Dũng cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Loan Người dạy : Nguyễn Thị Thuý Ngày soạn : 20/03/2009 Ngày dạy : 25/03/2009 Lớp : 4A Kế hoạch bài dạy: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Dũng cảm I- Mục tiêu 1.Kiến thức: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. 2.Kỹ năng: - Sử dụng các từ ngữ trong chủ điểm để đặt câu. - Hiểu ý nghĩa của một số câu thành ngữ thuộc chủ điểm và biết cách sử dụng chung trong các tình huống cụ thể. 3.Thái độ: - Học sinh sẽ áp dụng các thành ngữ cùng nghĩa với Dũng cảm vào bản thân. II- Đồ dùng dạy- học - Giấy khổ to và bút dạ - Bảng phụ cho BT1,BT3,BT4. III-Các hoạt động dạy- học chủ yếu. Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu mỗi HS đặt 2 câu kể :Ai là gì? Xác định CN, VN của câu đó. - GV gọi HS dưới lớp trả lời: Đọc câu vừa đặt. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng - GV nhận xét cho điểm từng HS - GV hỏi: Em nào có thể kể cho cô một số từ ngữ về "dũng cảm" B. Dạy- học bài mới 1.Giới thiệu bài ( 1 phút) - Trong tiết luyện từ và câu trước, các em đã được học mở rộng vốn từ về chủ điểm Dũng cảm. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục ôn luyện và phát triển một số từ ngữ, thành ngữ, thuộc chủ điểm dũng cảm. 2. Hướng dẫn làm bài tập *Bài 1(6 phút ) - GV:các con có thích chơi trò chơi không? - Bây giờ các cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội chơi, các con thi tiếp sức nối tiếp nhau. Viết các từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ dũng cảm, thời gian thảo luận trong tổ của các con là 2 phút. Thời gian chơi ( 2 phút) - GV dán 2 phiếu lên bảng. - Các tổ cử đại diện lên thi. - Một tổ làm giám khảo nhận xét - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. Kết luận nhóm làm bài tốt nhanh, tìm nhiều từ đúng tuyên dương, tổ không thắng cuộc GV sẽ động viên lần sau các con sẽ cố gắng hơn nữa. *Bài 2: ( 5 phút) - GV yêu cầu HS đọc đề bài. GV hỏi? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Vậy các con chỉ đặt một câu với từ mình thích - GV gọi vài em nêu từ của mình cần đặt - Vậy mỗi con đã chọn cho mình từ ở BT1 để đặt câu rồi. + Bây giờ các con hãy làm vào vở BT + GV gọi 2 HS lên bảng đặt câu - GV theo dõi học sinh làm bài. - Sau khi HS ở trên bảng làm bài xong. GV sẽ gọi một số HS nối tiếp đọc câu vừa đặt. - GV gọi HS nhận xét bài của bạn làm trên bảng. + GV hỏi:+Đầu câu bạn đã viết hoa chưa? + Cuối câu bạn đã có dấu chấm câu chưa? + Câu đã diễn đạt ý trọn vẹn chưa? đã có từ mà bạn chọn ở BT1 chưa? - GV nhận xét cho điểm HS. *Bài 3( 5 phút) - GV yêu cầu hs đọc đề bài - BT3 yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi ( 1phút) - Hết thời gian GV sẽ gọi 3 em lên bảng điền từ( mỗi em điền một từ vào phiếu học tập GV đã gắn lên bảng) + ...bênh vực lẽ phải + Khí thế... + Hi sinh... - GV gọi HS nhận xét - GV gọi 3 HS đọc lại bài tập hoàn chỉnh. - Vậy trong các cụm từ đã nêu BT3 đã thành câu chưa? - Thế nó còn thiếu thành phần gì trong câu? - GV: Bây giờ con hãy chọn một cụm từ đặt cho cô 1 câu. - GV gọi thêm vài HS nữa đặt câu với cụm từ mà các em đã chọn. - GV hỏi: Con hiểu thế nào là : + Hi sinh anh dũng. - GV chốt lại ý đúng và giải nghĩa lại. + Hi sinh có nghĩa là chết, chết thì có nhiều kiểu chết, chết do bệnh tật, chết vì tuổi già... Nhưng từ chết được gọi là "hi sinh" là chết vì Tổ quốc, vì đất nước mà đã hi sinh ngoài chiến trường. + Hi sinh, anh dũng: Nói về bộ đội, nhân dân ta rất anh dũng chống lại quân xâm lược và đã hi sinh anh dũng. *Bài 4( 5phút) - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT4. - GV hỏi BT4 yêu cầu chúng ta làm gì? - GV ghi ra băng giấy những thành ngữ Ba chìm bảy nổi; Vào sinh ra tử; Cày sâu cuốc bẫm;Gan vàng dạ sắt; Nhường cơm sẻ áo ; Chân lấm tay bùn... - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi ( 1 phút). Sau đó lên bảng gạch chân dưới các cụm từ nói về lòng dũng cảm. - Hết thời gian thảo luận GV sẽ gọi 1 HS lên gạch dưới cụm từ nói về lòng dũng cảm. - GV gọi HS nhận xét bạn đã gạch chân đúng chưa? - GV gọi HS giải thích hai thành ngữ nói về lòng dũng cảm + Vào sinh ra tử + Gan vàng dạ sắt - GV sẽ giải nghĩa lại cho HS hiểu. +,Vào sinh ra tử -Nghĩa đen: Sinh có nghĩa là sống , tử có nghĩa là chết. - Nghĩa bóng: xông pha nơi nguy hiểm, trải qua nhiều trận mạc, kề bên cái chết + Gan vàng dạ sắt: - Nghĩa đen : Vàng và sắt là 2 kim loại, vàng là kim loại quý, sắt là kim loại cứng rắn. Cách ví lòng dũng cảm của con người như vàng sắt. - Nghĩa bóng: Gan dạ, dũng cảm không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm - GV hỏi?Tại sao + Ba chìm bảy nổi, Cày sâu cuốc bẫm, nhường cơm sẻ áo, chân lấm tay bùn, lại không phải là thành ngữ nói về lòng dũng cảm. - GV sẽ giải thích lại cho HS hiểu. -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu -3 HS thực hiện - HS nhận xét - HS: dũng cảm, quả cảm, gan dạ, gan lì, táo bạo, anh hùng... - HS nghe GV giới thiệu bài. - HS thực hiện. Tổ 1 Từ cùng nghĩa Dũng cảm từ trái nghĩa Dũng cảm gan dạ, gan lì , gan góc, táo bạo... Hèn nhát, nhút nhát... 4 2 Tổ 2 Từ cùng nghĩa Dũng cảm từ trái nghĩa Dũng cảm gan dạ, táo bạo, anh hùng , tà... Hèn nhát, nhút nhát... 3 2 - HS nhận xét kết quả của 2 nhóm. -HS đọc: Đặt câu với một trong các từ tìm được. - Vài HS nêu ( hèn nhát, can đảm, quả cảm...) - HS đặt câu + Các chú công an rất gan dạ. + Thỏ là con vật nhút nhát. - HS thực hiện - HS nhận xét - HS trả lời. - HS đọc - HS đọc BT3 yêu cầu chúng ta chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh - ... bênh vực lẽ phải. - Khí thế ... - Hi sinh.... - HS thực hiện - HS lên bảng điền từ. + Dũng cảm bênh vực lẽ phải + Khí thế dũng mãnh. Hi sinh anh dũng. - HS nhận xét. - HS đọc - HS trả lời. VD: chưa. VD: Chủ ngữ. - HS chọn cụm từ : Hi sinh anh dũng. + Các chú bộ đội hi sinh anh dũng. - HS giải nghĩa theo ý hiểu. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS trả lời + Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm? Ba chìm bảy nổi; Vào sinh ra tử; Cày sâu cuốc bẫm;Gan vàng dạ sắt; Nhường cơm sẻ áo ; Chân lấm tay bùn... - HS thực hiện. - HS lên bảng. - HS nhận xét. - HS giải nghĩa theo ý hiểu. - HS lắng nghe. - HS trả lời theo ý hiểu. + Ba chìm bảy nổi - Nghĩa đen : Mô tả một vật lúc thì bị chìm dòng nước, lúc lại nổ lềnh bềnh trên mặt nước. - Nghĩa bóng :Nói về số phận , cuộc sống của con người gặp nhiều khó khăn gian truân, vất vả. + Cày sâu cuốc bẫm - Nghĩa đen : Cày ruộng cho sâu, cuốc đất cho sâu để vỡ đất ra, làm cho đất tơi xốp. - Nghĩa bóng: Làm ăn cần cù, chăm chỉ( chỉ nhà nông). + Nhường cơm sẻ áo - Nghĩa đen : Nhường miếng cơm ăn, chia sẻ tấm áo cho nhau. - Nghĩa bóng : Đùm bọc, giúp đỡ ,nhường nhịn, san sẻ cho nhau trong khó khăn hoạn nạn. + Chân lấm tay bùn - Nghĩa đen : Chân tay lấm đất và bùn. - Nghĩa bóng: Chỉ sự lao động cực nhọc nơi đồng ruộng. *Bài 5( 5 phút) - GV yêu cầu HS đọc đề bài - GV hỏi? BT5 yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS làm trong vở BT - GV gọi HS nối tiếp nêu câu vừa đặt. - GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn - GV nhận xét và sửa chữa cho từng HS về lối ngữ nghĩa của câu. D. Củng cố dặn dò( 3 phút) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài, đặt câu với mỗi thành ngữ ở BT4 và chuẩn bị bài sau: Câu khiến. - HS đọc - HS trả lời. Bài tập 5 yêu cầu: Đặt câu với một trong các từ thành ngữ vừa tìm được ở BT4 - HS làm bài. - HS nêu câu. VD: + Anh ấy đã từng vào sinh ra tử nhiều lần. + Chị ấy là con người gan vàng dạ sắt. ... - HS nhận xét. Ngày dạy: 25/03/2009 Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Loan

File đính kèm:

  • docLTVC Dung cam.doc