Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 1: Bài 1: Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu (Tiết 18)

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết thêm cách pha màu từ ba màu cơ bản: màu da cam, xanh lục, tím. HS khá giỏi biết cách pha từ các màu mới ra các màu tiếp theo.

2. Kĩ năng: HS nhận biết được các cặp màu bổ túc và các gam màu nóng lạnh. HS khá giỏi biết pha được các gam màu nống, lạnh.

3. Giáo dục: HS thấy được vẻ đẹp của màu sắc và yêu môn học.

II- CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: SGK, màu vẽ, tranh về màu sắc và cách pha màu.

2. HS: Vở vẽ và đồ dùng học vẽ.

 

doc36 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 1: Bài 1: Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu (Tiết 18), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch vẽ, bài vẽ của HS năm trước. Tranh vẽ cây của hoạ sĩ và thiếu nhi. 2. Học sinh: Vở vẽ và đồ dùng học vẽ. III- Các HĐ dạy - học chủ yếu: * HĐ khởi động (2'): KT đồ dùng học vẽ và vở vẽ của HS . GTB. 1. HĐ1 quan sát và nhận xét (4'): - GT tranh, ảnh cây cho HS quan sát và hỏi: + Em hãy nêu tên cây? Cây gồm các bộ phận nào? + Hình dáng của chúng như thế nào? So sánh sự khác nhau của các loai cây? + Màu sắc và tác dụng của chúng là gì? + Vườn trường em và vườn nhà em có những loại cây gì? - HS quan sát và trả lời, GV nhận xét, bổ sung. 2. HĐ2 HD cách vẽ quả (4'): - GVHD: + Quan sát, nhớ lại cây mình định vẽ( vẽ một hoặc nhiều cây khác nhau) + Vẽ hình dáng chung của cây: thân, vòm lá...(tán lá tròn hoặc dài) + Vẽ chi tiết: cành, lá cây, hoa, quả...Vẽ thêm các h/ả khác cho tranh sinh động + Vẽ màu theo ý thích. - Lớp quan sát ghi nhớ. GV giới thiệu một số bài vẽ của HS năm trước cho HS NX. 3. HĐ3 Thực hành (20'): - HS quan sát hoặc nhớ lại hình cây định vẽ để hoàn thành bài vẽ. HS vẽ bài, GV theo dõi và động viên các em hoàn thành tốt bài vẽ của mình nhất là những HS yếu. 4. HĐ4 Nhận xét, đánh giá (4'): - GV HD HS nhận xét, đánh giá bài vẽ của bạn về hình vẽ và màu sắc, cách sắp xếp trong tranh. GV củng cố, bổ sung và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Dặn dò (1') Sưu tầm và quan sát lọ hoa có trang trí. Rừng cây. Tuần 28 Thứ hai, ngày 31 tháng 03 năm 2008 Mĩ thuật Bài 28: Vẽ trang trí Trang trí lọ hoa I- Mục tiêu: - Học sinh TB, yếu nhận biết được hình trang trí trên lọ hoa. HS khá giỏi hiểu vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí ở lọ hoa. Biết cách trang trí lọ hoa. - HS TB, yếu trang trí được lọ hoa đơn giản. HS khá giỏi trang trí được lọ hoa đẹp và vẽ màu. - HS ham mê học môn mĩ thuật và phát triển óc thẩm mĩ, sáng tạo. II- Chuẩn bị: 1- GV: Một số lọ hoa thật có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau. Một số bài TT của HS năm trước, một số hoạ tiết TT rời. Tranh, ảnh lọ hoa đẹp. Hình hướng dẫn. 2- HS: Vở vẽ, đồ dùng, bài trang trí. III- Các HĐ dạy - học chủ yếu: * HĐ khởi động (2’): KT đồ dùng và GTB. 1- HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát , nhận xét (4’): - GV giới thiệu một số lọ hoa được trang trí, và xem hình SGK, GV hỏi : + Em thấy lọ hoa có đặc điểm và hình dáng như thế nào ? + Hãy nêu các bộ phận chính của lọ hoa? + Cách trang trí ở lọ hoa như thế nào ? - HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung. - GV GT một số bài mẫu khác nhau để HS thấy được sự phong phú của TT lọ hoa: + Em thấy các lọ hoa giống hay khác nhau ? Khác nhau như thế nào ? 2- HĐ2: Cách vẽ hình tròn (4’): - GV giới thiệu cách vẽ và vẽ minh hoạ: + Vẽ khung hình để tạo dáng lọ hoa + Lựa chọn vị trí trên lọ để trang trí(ở miệng, thân hoặc chân lọ) + Vẽ các hoạ tiết: hoa lá, côn trùng, chim thú, phong cảnh..) + Sửa lại hình và chọn màu để vẽ cho phù hợp và tươi sáng, có đậm có nhạt. - GT một số bài vẽ của HS năm trước và hình trong SGK để cho HS tham khảo. 3- HĐ3 :Thực hành (20’): - HS vẽ bài - GV quan sát và động viên HS hoàn thành tốt bài vẽ. 4- HĐ4: Nhận xét, đánh giá (4’): - GV cùng HS nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm một số bài về: + Cách chọn hoạ tiết + Cách sắp xếp bố cục, hình vẽ. Cách vẽ màu - Nhận xét tiết học, GV khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Dặn dò (1’): VN quan sát sưu tầm tranh ĐT An toàn GT Tuần 29 Thứ hai, ngày 07 tháng 04 năm 2008 Mĩ thuật Bài 29: Vẽ tranh Đề tài an toàn giao thông I - Mục tiêu: - HS trung bình, yếu hiểu được nội dung đề tài. HS khá giỏi hiểu được nội dung đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung. Biết được cách vẽ tranh. - HS trung bình, yếu vẽ được tranh đề tài An toàn giao thông đơn giản. HS khá, giỏi vẽ được tranh theo cảm nhận riêng và vẽ màu. - Có ý thức thực hiện những quy định về an toàn giao thông. II - Chuẩn bị : 1- GV: - SGV, SGK. Hình ảnh về các loại hình giao thông( 6 tranh cho 6 nhóm). - Phiếu học tập ( 6 phiếu). Hình hướng dẫn cách vẽ, một số biển báo giao thông. - Tranh của học sinh năm trước về đề tài An toàn giao thông. 2 - HS : SGK, giấy vẽ và đồ dùng: bút chì, tẩy, màu vẽ. III - Các hoạt động dạy học chủ yếu: * HĐKĐ (2'): Kiểm tra vở và đồ dùng. Giới thiệu bài. 1 - Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (4') - GV giới thiệu một số tranh, ảnh về đề tài an toàn giao thông, HS thảo luận nhóm bằng phiếu học tập: (GV chia lớp làm 6 nhóm) + Em thấy bức tranh vẽ cảnh gì? + Trong tranh có hình ảnh nào là hình ảnh chính ? + Ngoài ra còn có các hình ảnh phụ nào ? + Màu sắc của bức tranh như thế nào ? - Sau 2 phút thảo luận, đại diện các nhóm trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ xung - GV hỏi: + Em thấy các bức tranh trên có nội dung gì giống nhau ? + Tranh về ATGT thường hình ảnh gì là h/a chính ? + Em biết mấy loại hình giao thông ? - HS trả lời, GV nhận xét , bổ xung và kết luận nhấn mạnh về các loại hình giao thông: đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường không.... 2 - Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh (4') - GV gợi ý HS chọn nội dung để vẽ tranh. - GV giới thiệu đảo lộn các bước vẽ yêu cầu HS sắp xếp lại theo thứ tự đúng - GV hướng dẫn và vẽ minh hoạ: + Tìm, chọn nội dung đề tài + Vẽ phác các mảng chính và các hình ảnh chính trước + Vẽ thêm các hình ảnh phụ, sửa và hoàn chỉnh các hình ảnh + Vẽ màu theo ý thích, vẽ gọn, sạch, làm nổi bật hình ảnh chính và có đậm có nhạt. - HS theo dõi và ghi nhớ 3 - Hoạt động 3: HS thực hành (18') - HS tìm nội dung bài và vẽ theo ý thích. - GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng, tôn trọng sự sáng tạo của mỗi HS. 4 - Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (3') - GV cùng HS nhận xét, xếp loại một số bài vẽ: + Nội dung đã rõ đề tài ATGT chưa ? + Các hình, ảnh chính phụ sắp xếp như thế nào? + Màu sắc có phù hợp không ? - Gv tổng kết bài và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Trò chơi (3') : Chia lớp làm 3 tổ, mời đại diện các nhóm lên nối các lời giải nghĩa ở bên phải với các hình vẽ phù hợp ở bên trái - Lớp nhận xét và khen ngợi những nhóm có sự lựa chọn đúng. * Dặn dò (1') : - Các em thực hiện tốt ATGT như thế nào ? - Chuẩn bị đất nặn và các dụng cụ nặn phục vụ tiết học sau. Em học luật giao thông - Tranh thiếu nhi Tuần 30 Thứ hai, ngày 14 tháng 04 năm 2008 Mĩ thuật Bài 30: Tập nặn tạo dáng đề tài tự chọn I - Mục tiêu: - HSTB, yếu nhận biết biết chọn được các hình ảnh để nặn. HS khá giỏi nhận biết và nêu được một số ĐT, hình ảnh phù hợp để nặn. Nắm được các bước nặn ĐT tự chọn. - HSTB, yếu biết nặn một số hình ảnh về đề tài đơn giản. HS khá giỏi nặn và ghép các hình ảnh theo đề tài phù hợp. .- HS yêu thích và ham mê học bộ môn. II- Chuẩn bị: 1- GV: Tranh, ảnh về các con vật, người. Một số tượng nhỏ của người, con vật, bài nặn của HS năm trước và một số bài nặn mẫu của giáo viên. Đất nặn. 2- HS: Sưu tầm tranh, ảnh, đất nặn và đồ dùng nặn. III- Các HĐ dạy - học chủ yếu: * HĐ khởi động (1'): KT đồ dùng và GTB. 1- HĐ1 Quan sát, nhận xét (4'): - GT tranh, ảnh hoặc tượng cho HS thảo luận: + Em thấy dáng người đang làm gì? + Em hãy nêu các bộ phận của người? + Nêu tên các con vật? Các bộ phận của chúng? Nêu các HĐ chính của chúng? - HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung... - GV GT một số bài nặn các ĐT khác nhau: + Hình ảnh chính, phụ của đề tài là gì? + Theo em sẽ nặn về đề tài gì? - HS trả lời GV nhận xét và gợi ý HS tìm ĐT 2- Cách nặn (4'): Đề tài Lễ hội - GV nêu từng bước và nặn mẫu cho HS quan sát:( có hai cách nặn khác nhau) + Nặn các hình ảnh chính trước: Người: đầu, mình, chân...rồi ghép dính thành hình và tạo dáng, thêm các chi tiết: mắt, mũi, miệng, tóc,... để cho dáng thêm sinh động. + Năn con vật: nặn các bộ phận chính trước sau đó ghép dính, thêm chi tiết và tạo dáng sau. Nặn thêm các hình ảnh phụ và ghép các H/ả thành một đề tài theo ý thích như: Vui chơi, lễ hội, con vật... - GV giới thiệu một vài bài nặn của HS năm trước, cho HS nhận xét và tham khảo. 3- HĐ3 Thực hành (20'): - Cho HS làm bài, GV quan sát và động viên HS hoàn thành tốt bài vẽ. 4- HĐ4 Đánh giá, nhận xét (4'): - Nhận xét các sản phẩm của HS, rút kinh nghiệm cho các em để bài sau tốt hơn. - Nhận xét tiết học. * Dặn dò (1'): Quan sát đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu. Tuần 31 Thứ hai, ngày 22 tháng 04 năm 2008 Mĩ thuật Bài 31: Vẽ theo mẫu Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu I - Mục tiêu: - HS trung bình, yếu nhận biết được các vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. HS khá, giỏi nhận biết và lấy được ví dụ về các đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu. - HS trung bình, yếu biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu. HS khá, giỏi vẽ được hình gần giống mẫu và tạo bóng sáng tối. - HS ham mê tìm hiểu đồ vật xung quanh. II - Chuẩn bị: 1 - GV: - SGV,SGK. Mẫu vẽ, hình hướng dẫn vẽ. - Bài vẽ của học sinh năm trước. 2 - HS: Vở vẽ và đồ dùng. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: * HĐKĐ (2'): Kiểm tra vở, đồ dùng và GTB. 1. HĐ1: Quan sát, nhận xét (4'): - GV giới thiệu mẫu và hỏi: + Đồ vật có dạng hình gì ? + Em hãy tìm đồ vật có dạng hình trên ? - HS trả lời GV nhận xét và bổ xung. - GV bày mẫu cho HS quan sát: + Em quan sát thấy vật nào được đặt trước, vật nào đặt sau ? + Hãy so sánh tỉ lệ của hai vật mẫu ? + Anh sáng đi vào hai vật mẫu giống nhau hay khác nhau ? + Em hãy ước lượng khung hình chung và riêng của hai vật mẫu ? - HS trả lời, GV nhận xét và kết luận chung. 2. HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ (4'). - GV hướng dẫn và vẽ minh hoạ: + Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của hai vật mẫu + Tìm tỉ lệ của từng mẫu và vẽ phác + Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết cho đúng - Cách vẽ đậm nhạt: + Phác mảng đậm, đậm vừa, nhạt + Dùng nét gạch chì thưa để đan nhiều lớp tạo đậm nhạt, chú ý tạo độ xốp của bài vẽ. 3 - HĐ3: HS thực hành (20'). - Yêu cầu HS vẽ bài vào vở theo mẫu GV đã chuẩn bị. - GV theo dõi giúp đỡ HS hoàn thành bài, nhất là những HS yếu. 4 - HĐ4: Nhận xét, đánh giá (4'). - Cuối tiết GV hướng dẫn HS nhận xét và xếp loại các bài vẽ - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Dặn dò (1'): Quan sát chậu cảnh về hình dáng và cách trang trí.

File đính kèm:

  • docGiao an MT4.doc
Giáo án liên quan