Giáo án Lớp 3A1 Tuần thứ 9

 -3 HS đọc bài "Tiếng ru" và trả lời câu hỏi :

+Câu lục bát nào trong khổ thơ 1nói lên ý chính của cả bài thơ?

 -Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc. GV ghi điểm.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3A1 Tuần thứ 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệm vụ: về nhà làm bài tập vào VBT. -Chuẩn bị bài sau. Luyện Toán: LUYỆN TẬP. Tiết: Các hoạt động dạy chủ yếu: Các hoạt động Các hoạt động chủ yếu 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn lại kiến thức đã học PP: Thực hành -HS làm bảng con: x x 4 = 28 63 : x = 7 -GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài. - Một số em nêu kết quả. GV nhận xét. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (20/) Luyện tập-Thực hành MT:HS biết cách dùng ê ke để kiểm tra nhận biết góc vuông, góc không vuông. +Biết cách dùng ê ke để vẽ góc vuông. PP : Thực hành, động não, quan sát. ĐD: Ê ke, thước - GV nêu mục tiêu bài học và ghi đề bài lên bảng. - 2em nhắc lại đề bài .-GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3,4 SGK trang 43 vào vở. -HS suy nghĩ và tự làm bài. Bài 1: HS làm bài sau đó 2em lên làm ở bảng.GV nhận xét. Bài 2: GV yêu cầu HS quan sát , tưởng tượng, nếu có khó khăn thì dùng ê ke để kiểm tra góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông rồi đếm số góc vuông có trong mỗi hình. -GV có thể hỏi thêm 2 hình còn lại mỗi hình có mấy góc vuông? Bài 3: HS quan sát hình vẽ SGK, tưởng tượng rồi chỉ ra hai miếng bìa có thể ghép lại để được góc vuông như hình mẫu ở SGK.Sau đó cho HS thực hành ghép các miếng bìa đã cắt sẵn. Bài 4: Tất cả HS đều thực hiện vào mỗi tờ giấy: tập gấp thành một góc vuông. -GV theo dõi HS làm, nhận xét và giúp đỡ cho những em làm chậm. -HS nào làm xong, GV chấm 8- 10 em, nhận xét . Hoạt động 2: (10/) GV ra thêm bài tập. MT: HS dùng ê ke để ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông. Bồi dưỡng HS giỏi. pp: Thực hành, động não. ĐD: Vở ô li. Nếu HS làm xong thì làm thêm các bài tập sau: Bài 1: a) Dùng ê ke để đo xem một góc có vuông hay không ta đặt ê ke như thế nào? b)Nếu góc được đo vuông góc thì 2 cạnh của góc và hai cạnh góc vuông của ê ke sẽ như thế nào? c) Khi góc được đo không vuông, em có nhận xét gì? Bài 2: a) Quyển sách toán của em hình gì? Có mấy góc vuông? Viên gạch men có mấy góc vuông? Hãy dùng ê ke vẽ một góc vuông có đỉnh A. - GV theo dõi, giúp đỡ các em làm. -HS nào làm xong,GV chấm ngay tại chỗ, nhận xét và ghi điểm. Hoạt động 3: Tổng kết (3/) -GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt. -Giao nhiệm vụ: về nhà xem lại các bài . -Chuẩn bị bài sau: Đề - ca - mét. Héc - tô - mét. Thứ 5 ngày 29 tháng 10 năm 2009. Toán: LUYỆN TẬP. Tiết: Các hoạt động dạy chủ yếu: Các hoạt động Các hoạt động chủ yếu 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn lại kiến thức đã học -GV kiểm tra vở bài tập ở nhà của cả lớp. -GV chấm một số em, nhận xét và ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (30/) Luyện tập-Thực hành MT: Củng cố về: + Tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết. +Giải bài toán có liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số. +Xem giờ trên đồng hồ. PP: Thực hành, động não,quan sát. ĐD: SGK, vở ô li. -GV ghi đề bài lên bảng. -2em nhắc lại đề bài . Bài 1: Hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. -HS nêu cách tìm số hạng,số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết. -HS nêu một số em, GV nhận xét. Ví dụ: x + 12 = 36 x x 6 = 30 x = 36 - 12 x = 30 : 6 x = 24 x = 5 x : 7 = 5 42 : x = 7 x = 5 x 7 x = 42 : 7 x = 35 x = 6 -GV yêu cầu HS tự làm bài tập 2,3,4/40 SGK vào vở ô li. -HS suy nghĩ và tự làm bài, GV theo dõi, động viên các em làm, giúp đỡ những em còn lúng túng. Bài 3: HS đọc kĩ bài toán và xác định: - Bài toán cho biết gì? +Có: 36l dầu +Còn lại: số dầu đã có -Bài toán hỏi gì? +Trong thùng còn lại mấy lít dầu? + Muốn biết trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu em làm phép tính gì? Bài giải: Số lít dầu còn lại là: 36 : 3 = 12 (l) Đáp số: 64(l dầu). Bài 4: HS cần nhớ lại cách xem đồng hồ để tìm kết quả sau đó mới khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Vì vậy HS khoanh vào câu B. -HS ngồi cạnh nhau, đổi chéo vở cho nhau kiểm tra xem bạn mình làm có đúng không. Báo cáo kết quả, GV nhận xét và ghi điểm. Hoạt động 3: Tổng kết (3/) -GV nhận xét tiết học. -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1,2,3,4 vào VBT. Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP . Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu: Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (4/) MT: Ôn kiến thức đã học. -3 HS làm bài 1,4 của tiết Luyện từ và câu tuần 8. -GV nhận xét và ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (20/) Bài tập 1 MT: +Giúp HS nhận ra các bộ phận chính của câu có mô hình Ai - làm gì? +HS biết dặt câu Ai - làm gì? PP: Thực hành, thuyết trình , động não. ĐD: Bảng phụ GV nêu mục tiêu bài học và ghi đề bài lên bảng. 2.Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập: a,Bài tập 1: GV gắn bảng phụ nội dung bài tập. -2 HS đọc nội dung của bài, cả lớp đọc thầm theo bạn. -GV giúp HS xác định yêu cầu của bài tập. *Nội dung của bài tập là: Bài 1: Đọc câu sau rồi khoanh tròn chữ cái trước câu trả lờp đúng. Những người trong cùng một họ thường gặp gỡ, thăm hỏi nhau. 1.Những từ ngữ nào là bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? a.Những người b.Cùng họ c.Những người trong cùng một họ. 2. Những từ ngữ nào là bộ phạn câu trả lời câu hỏi cái gì?a.thường gặp gỡ b.thường gặp gỡ, thăm hỏi nhau c.gặp gỡ, thăm hỏi nhau Bài 2: Điền bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai hoặc trả lời câu hỏi làm gì vào chỗ trống. a.Các bạn học sinh trong cùng một lớp ........................ b............................. góp sách vở giúp các bạn vùng lũ. -HS làm bài - GV quan sát , theo dõi HS. -Gọi một số em lên bảng làm bài. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Hoạt động 2: (10/) Bài tập 3 MT: HS nhận biết các thành ngữ nói về tinh thần chia sẻ, đùm bọc nhau của những người trong cùng một cộng đồng. PP:Thảo luận, động não. ĐD: Bảng phụ b, Bài tập 3: Điền tiếp từ ngữ vào từng dòng sau để hoàn thành các thành ngữ. Nhường cơm.......................................... Bán anh em xa,...................................... -GV gắn bảng phụ nội dung bài tập. -2 HS đọc nội dung của bài, cả lớp đọc thầm theo bạn. -HS thảo luận nhóm 4, GV quan sát và giúp đỡ HS. -Đại diện 2- 4 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 3: (5/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt. -Về nhà xem lại bài học. Chuẩn bị bài sau. Hoạt động ngoài giờ: THI ĐUA HỌC TẬP,CHĂM NGOAN LÀM NHIỀU VIỆC TỐT MỪNG CÁC THẦY CÁC CÔ. Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu: Các hoạt động Các hoạt động cụ thể 1.Khởi động: ( 2/) 2.Bài mới: Giới thiệu bài: (1/) Hoạt động 1: (11/) Tìm hiểu truyền thống ngày 20-11. MT: HS hiểu được ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam. PP: Thảo luận, thuyết trình. ĐD: Phiếu giao việc -HS hát tập thể bài hát : “Em yêu trường em”. -GV nêu nội dung bài học và ghi bảng đề bài. *Bước 1 : Hoạt động nhóm 4. -GV phát phiếu giao việc cho các nhóm. -Nội dung phiếu giao việc là: +Ngày đáng nhớ nhất trong tháng 11 là ngày gì? + Các em đã làm gì để chào mừng ngày 20-11? +Nêu ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20-11? *Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung. *GV chốt: Chào mừng ngày 20-11 các em thi đua học tốt, giành nhiều bông hoa điểm 10 để dâng tặng các thầy các cô. Phong trào văn nghệ hát về các thầy các cô. Mọi hoạt động đều hướng về thầy cô với tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất. Hoạt động 2: (10/) HS tự liên hệ MT: HS biết liên hệ đến trường lớp từ đó có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập. PP: Hỏi đáp, động não. ĐD: *Bước1: Hoạt động cá nhân GV hỏi: +Trường ta phát động phong trào gì để chào mừng ngày 20-11? +Các em chuẩn bị như thế nào? +Để biết ơn các thầy giáo, cô giáo đã chăm lo dạy bảo các em cần phải làm gì? *Bước1: HS trả lời một số em, HS khác bổ sung. *GV kết luận: Các em cần thi đua giành nhiều điểm 10, các tổ trưởng ghi vào sổ theo dõi. + Thi đua nói lời hay làm việc tốt. + Tập một số tiết mục văn nghệ. +Gĩư vệ sinh trường lớp sạch, đẹp. Hoạt động 3: (10/) Vui văn nghệ MT: HS biết tìm một số bài hát nói về thầy cô giáo. PP: Thực hành ĐD: Một số bài hát, bài múa. *Bước1: GV cho HS tìm một số bài hát nói về thầy giáo, cô giáo. *Bước2: HS nêu tên bài hát (Một số em nêu). -GV nhận xét. -HS lên biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân. - GV tuyên dương nhóm, tổ, cá nhân biểu diễn tốt. Hoạt động4 : (3/) Củng cố - Dặn dò GV nhận xét tiết học. Về nhà các em thực hiện tốt lời cô dạy. Hoạt động ngoài giờ: HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG, LỚP. Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu: Các hoạt động Các hoạt động cụ thể 1.Khởi động: ( 2/) 2.Bài mới: Giới thiệu bài: (1/) Hoạt động 1: (5/) Triển khai kế hoạch MT: HS nắm được nhiệm vụ của mình để thực hiện. PP: Thuyết trình ĐD: -HS hát tập thể bài hát : “Bài hát trồng cây”. -GV nhận xét. *Bước 1: GV nêu nội dung bài học. *Bước 2: GV phân nhiệm vụ cho các tổ. Tổ 1: quét nhà, lau bàn ghế. Tổ 2: quét mạng nhện, lau chùi cửa sổ. Tổ 3: chăm sóc tưới nước cho các chậu cây trong lớp. Hoạt động 2: (10/) Thực hành . MT: HS biết làm sạch đẹp trường lớp. PP: Thực hành ĐD: Chổi, khẩu trang, bình tưới nước,..... *Bước1: - Các tổ tiến hành làm công việc được giao. -GV quan sát, giúp đỡ. *GV nhắc nhỡ: +Các em cần giữ gìn an toàn vệ sinh trong lao động. + HS mamg khẩu trang khi làm vệ sinh. + Vẫy nước khi trước khi quét nhà. + Gĩư trật tự để các lớp khác học. Hoạt động 3: (10/) Đánh giá MT: HS kết quả thực hành của các tổ. HS có ý thức bảo vệ môi trường và giữ vệ sinh luôn sạch sẽ. PP: Hỏi đáp, thuyết trình. ĐD: *Bước1: GV cho HS vệ sinh cá nhân sạch sẽ. *Bước2: GV tập hợp lớp đánh giá nhận xét công việc của các tổ. - GV tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân làm tốt. Hỏi: +Sau khi làm vệ sinh xong các em cảm thấy trường lớp thế nào? + Em cần phải làm gì để trường lớp luôn luôn sạch sẽ? - HS trả lời, HS khác bổ sung; GV khẳng định. *GVchốt: Trường lớp sạch sẽ có ảnh hưởng tốt cho sức khoẻ. Việc học tập sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Hằng ngày các em cần phải giữ gìn vệ sinh trường lớp luôn sạch sẽ. Hoạt động4 : (10/) Củng cố - Dặn dò GV nhận xét tiết học. Các em cần phải luôn giữ gìn trường , lớp sạch sẽ.

File đính kèm:

  • doctuân 9.doc
Giáo án liên quan