Giáo án lớp 3A tuần 23 - 27

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ 2 lần không liền nhau).

- Học sinh có kĩ năng đặt tính và thực hiện tính đúng.

- Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành Toán.

II. Hoạt động

1. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng chữa bài tập (bài 3 &4 – SGK).

GV: Kết hợp kiểm tra vở làm ở nhà của học sinh.

2. Dạy bài mới:

a. Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3

GV: Ghi bảng 1427 x 3

GV: Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính

GV: Ghi bảng như phần bài học SGK -Sau đó gọi nhiều học sinh nhắc lại cách thực hiện tính.

GV: Lưu ý học sinh đây là phép nhân có nhớ 2 lần không liền nhau.

GV: Cho HS lấy bảng con thực hiện các phép nhân: 2138 x 2 ; 1273 x 3.

3. Thực hành:

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3A tuần 23 - 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
09 Luyện T V: Luyện đọc: Mặt trời mọc ở đằng ...tây! I/ Mục tiêu : 1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : - Đọc đúng tên riêng : Pu- s kin. - Biết đọc với giọng nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phục nhà thơ Pu- skin. 2/ Rèn kỹ năng đọc hiểu : - Hiểu các từ ngữ mới trong bài. - Hiểu nội dung bài : ca ngợi Pu- skin một nhà thơ người Nga. II/ Các hoạt động dạy học : 1/ Giới thiệu bài : 2/ Luyện đọc : a/ GV đọc diễn cảm toàn bài. b/ H luyện đọc và giải nghĩa một số từ ngữ mới. * Đọc từng câu : * Đọc từng đoạn trước lớp : - H nối tiếp nhau đọc 2 đoạn trong bài, gv nhắc các em ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng. 3/ Hướng dẫn hs tìm hiểu bài : T. Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào? H. ...diễn ra trong giờ học văn. T. Câu thơ của ngời bạn Pu- skin có gì vô lí? H. ...mặt trời mọc ở đằng tây. T. Pu -skin đã chữa thơ giúp bạn như thế nào? H. Mặt trời mới mọc ở đằng tây... ...Thiên hạ ngạc nhiên chuyện lạ này, Ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi: “ Thức dậy hay là ngủ nữa đây? ’’ T. Điều gì làm cho bài thơ của Pu-skin hợp lí? T. Qua câu chuyện này em học tập được điều gì ở Pu- skin? 4/ Luyện đọc lại : - GV đọc diễn cảm đoạn 1. Hướng dẫn hs đọc. - 4 em thi đọc đoạn văn. - 2 em thi đọc cả bài. 5/ Củng cố dặn dò : - Dặn các em về nhà luyện đọc lại bài nhiều lần. - GV nhận xét tiết học. Luyện Toán: Luyện tập I. Mục đích yêu cầu: -Củng cố giúp H nắm vững cách thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số trong các trường hợp. -H vận dụng thực hành làm toán có nội dung trên. - Giúp hs yêu thích môn học. II.Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài: -GV nêu yêu cầu của tiết học. 2/ Thực hành: GV hướng dẫn hs giải các bài tập ở VBT trang 32. Bài 1: Đặt tính rồi tính. 1204 : 4 2524 : 5 2409 : 6 4224 : 7 H đặt tính và nêu kết quả bài làm của mình. T cùng H nhận xét. Bài2: Tìm X a, X x 4 = 1608 b, X x 9 = 4554 c, 7 x X = 4942 T. X là thành phần gì chưa biết? T. Muốn tìm thừa số chưa biết em làm như thế nào? H làm bài, nêu kết quả. T cùng H nhận xét , ghi kết quả đúng. Bài 3: H đọc bài toán. T. Bài toán cho biết gì? T. Bài toán hỏi gì? T. Muốn biết mỗi hàng có bao nhiêu vận động viên em làm như thế nào? H làm bài, nêu kết quả. Bài 4: H đọc bài toán. - Hướng dẫn H làm tương tự như bài 3. - H làm bài , nêu kết quả. - T cùng H chữa bài. 3/ Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Khen những em làm bài đúng, nhanh. BD T. Việt: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào ? I. Mục đích yêu cầu: -Củng cố giúp H nắm vững biện pháp nghệ thuật nhân hoá. Nắm cách đặt và trả lời câu hỏi : Như thế nào? - H vận dụng luyện tập tốt. II. Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học. 2/ Luyện tập: GV hướng dẫn H làm các bài tập sau. Bài 1 Đọc những dòng thơ sau rồi điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp: a, Phì phò như bễ b, Ngàn con sóng khoẻ Biển mệt thở rung Lon ta lon ton. Từ ngữ chỉ các sự vật được nhân hoá trong những dòng thơ trên là: .................... Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong những câu sau: a, Khi còn bé Anh - x tanh rất tinh nghịch. b, Mô-da là một nhạc sĩ thiên tài. c, Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện. Bài 3: Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi Như thế nào? để các dòng sau thành câu. a, Mảnh vườn nhà bà em ................................. b, Đêm rằm, mặt trăng..................................... c, Mùa thu, bầu trời ........................................ d, Bức tranh đồng quê .................................... Bài 4: Câu nào sau đây trả lời đúng cho câu hỏi như thế nào? Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm. A. Ê- đi -xơn là ai? B. Ê- đi- xơn làm việc như thế nào? C. Ê- đi- xơn như thế nào? H làm bài, T thu chấm Nhận xét bài làm của học sinh. 3/ Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Khen những em làm bài đúng và nhanh. Có ý thức học tập tốt. Luyện T.V Ôn chữ viết hoa I Mục đích yêu cầu: - Củng cố giúp H nắm vững cách viết các chữ hoa: R, Ph, H. -H vận dụng luyện viết đúng, đẹp từ ứng dụng và câu ứng dụng: Phan Rang; Rủ nhau đi cấy đi cày- Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu. -Rèn ý thức luyện viết và giữ vở sạch cho H. II.Chuẩn bị: Mẫu chữ: R, Phan Rang. III.Hoạt động dạy học: 1/Giới thiệu bài: -GV nêu yêu cầu của tiết học. 2/ Hướng dẫn luyện viết: a, Luyện viết chữ hoa: T. Bài học yêu cầu viết những chữ hoa nào? H: ...Viết chữ hoa: R, Ph, H. GV hướng dẫn hs luyện viết chữ hoa vào bảng con. b, Luyện viết từ ứng dụng: - H đọc từ ứng dụng: Phan Rang. - H luyện viết từ ứng dụng. c, Luyện viết câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu. GV giải thích câu ứng dụng. 2 H nêu lại. 3/ H luyện viết vào vở: - GV nêu yêu cầu nội dung viết: *Chữ hoa: R, Ph, H. *Từ ứng dụng:Phan Rang. * Câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu. - H luyện viết vở theo hai kiểu chữ :kiểu chữ xiên và kiểu chữ đứng. - GV theo dõi nhắc nhở những em viết còn yếu. - GV thu bài chấm, nhận xét chữ viết của hs. 4/ Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn H về nhà luyện viết nội dung đã học và luyện viết trước bài tiếp theo. Thứ năm, ngày 19 tháng 02 năm 2009 BD Toán: Luyện tập chung I. Mục đích yêu cầu: - Giúp H củng cố cách đọc và viết các chữ số La mã; cách xem đồng hồ, tính giờ, phút và giải toán có lời văn. - Học sinh vận dụng luyện tập tốt. - Giáo dục hs ý thức học tập tốt. II. Hoạt động day học . 1/ Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học. 2/ Thực hành: GV hướng dẫn hs làm các bài tập sau. Bài 1 Điền Đ- S. a, Các chữ số La mã có giá trị không đổi theo vị trí ghi ở mỗi số. b, Các chữ số La mã có giá trị thay đổi tuỳ thuộc vị trí được ghi trong mỗi số. c, Các số La mã chỉ dùng để biểu thị số giờ trên đồng hồ. d, Các số La mã dùng để biểu thị số lượng. e, Nêu một ví dụ cho mỗi câu a,b,c,d. H làm bài, nêu kết quả. T cùng H nhận xét Kết quả đúng là: Đ( a, d) ; S (b,c) Bài 2:a, Điền dấu >,<,= 1 giờ....60 phút 80 phút ....1 giờ 30 phút. 3 giờ ...200 phút 150 phút... 2 giờ. b, Nêu cách đọc khác khi biết( theo mẫu) - 4 giờ kém 25 phút hay 3 giờ 35 phút. - 5 giờ 40 phút hay... - 11 giờ kém 15 phút hay.... - 7 giờ 35 phút hay... - 9 giờ kém 7 phút hay.... - 6 giờ 45 phút hay... Bài 3: Trong 2 giờ Thanh có thể giải được 18 bài tập. Hỏi để giải 27 bài tập, Thanh cần có bao nhiêu giờ? H đọc bài toán ( 2 em) T.Bài toán cho biết gì? T.Bài toán hỏi gì? T. Giải 18 bài tập trong 2 giờ. Vậy trong 1 giờ giải được bao nhiêu bài tập? H làm bài, T quan sát giúp thêm em còn yếu. GV chấm và nhận xét bài làm của H. 3/ Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học BD T Việt: Luyện văn Kể về buổi biểu diễn nghệ thuật. I/ Mục tiêu : 1/ Rèn kỹ năng nói : Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem. 2/ Rèn kỹ năng viết : Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn ( 7- 10 ) câu kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật. II/ Đồ dùng dạy học : - Bảng lớp viết gợi ý bài kể. - Một số tranh ảnh loại hình nghệ thuật, liên quan đến văn nghệ liên hoan của trường. III/ Các hoạt động dạy học : 1/ Giới thiệu bài : 2/ Hướng dẫn hs làm bài tập. a, Luyện nói: - H đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý . -Em định kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật nào? - Buổi biểu diễn nghệ thuật đó do ai tổ chức? Tổ chức ở đâu? Khi nào? - Em đi xem một mình hay cùng đi với những ai? - Quang cảnh nơi biểu diễn? Buổi biểu diễn đó có những tiết mục nào? Thái độ của khán giả khi xem? H làm bài theo những gợi ý trên. H trình bày bài làm( 3-4 em) T cùng H nhận xét lời kể của từng em để cả lớp rút kinh nghiệm. + VD : kể về một buổi xem xiếc : Buổi biểu diễn được tổ chức ở rạp xiếc thành phố vào tối chủ nhật tuần trước. Em đi cùng cả nhà: bố, mẹ và em trai của em. Buổi biểu diễn có nhiều tiết mục : đu quay, người đi trên dây, xiếc hổ nhảy qua vòng lửa, đua ngựa, khỉ đi xe đạp, voi đá bóng. Em thích nhất tiết mục, khỉ đi xe đạp. Tiết mục này làm khán giả cười nghiêng ngả, trên sân khấu có 8 chú khỉ, quần áo com lê, ca- vát rất lịch sự, mỗi chú cưỡi một chiếc xe đạp mi ni tham dự cuộc thi... b, luyện viết: - H luyện viết vào vở những điều vừa nói. - GV nhắc các em viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu. - H viết bài, gv theo dõi giúp đỡ thêm các em còn yếu. - Một số hs đọc bài làm, gv nhận xét chấm điểm. 3/ Củng cố dặn dò : - Cả lớp bình chọn những bạn có bài nói, viết hay nhất. - Nhận xét tiết học. Sinh hoạt: Nhận xét cuối tuần. I/ Mục tiêu: - H nắm được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần học vừa qua. Nắm phương hướng tuần học tới để thực hiện tốt. - Nêu gương tốt trong tuần. -Rèn ý thức tự giác và tinh thần vì tập thể cho hs. II. Hoạt động dạy học: 1/ ổn định: - H sinh hoạt văn nghệ. 2/ GV nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. - Trong tuần các em vẫn duy trì mọi nề nếp của trường của lớp. Các em ngoan ngoãn, lễ phép vâng lời thầy cô. - Các em thực hiện tốt nội quy học tập. - Giữ vệ sinh lớp học và khu vực tự quản sạch sẽ. - Nhiều bạn học tập tốt, có ý thức tự giác, tích cực trong mọi hoạt động đề ra như:Thuỳ Dung, Khánh Linh, Thuý Hằng, Nhật Minh,... * Tồn tại:- Tình trạng đi học muộn vẫn còn như:Thu Hiền. - Một số em ý thức học tập kém, thiếu tự giác trong học tập nên đạt kết quả chưa cao như: Minh Phước, Văn Mạnh. - Việc tự giác trong vấn đề thực hiện các nề nếp ở các em vẫn còn hạn chế. -Chữ viết của một số em chưa đẹp song ý thức luyện chữ chưa cao như: Đức Vĩ, Văn Khả. 3/ Kế hoạch hoạt động tuần tới: - Phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để đạt được thành tích tốt hơn. - Đi học đầy đủ và đúng thời gian quy định. Không có H đi học muộn giờ. - Thực hiện tốt mọi nề nếp đề ra. - Không ăn quà, xả rác ở trường học. Đi học đội mũ bảo hiểm đầy đủ để đảm bảo an toàn giao thông. - Có ý thức trồng và chăm sóc các bồn hoa của lớp. - Đảm bảo giữ vệ sinh lớp học và khu vực tự quản sạch sẽ.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4.doc