Giáo án Lớp 3A Tuần 13, 14

A.Tập đọc

- Bước đầu biết thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.

B. KỂ CHUYỆN

- Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.

 

doc36 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần 13, 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, 4 + Không nên làm theo tranh 2 , Vì các bạn nhỏ làm ồn ào gây ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh . - HS đưa thẻ xanh, đỏ. - Nhận xét Thứ 5/3/12 chính tả (Nghe viết ) Nhớ Việt Bắc . I/ Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết chính tả: - Nghe viết chính xác, trình bày đúng thể thơ lục bát của bài Nhớ Việt Bắc - Làm đúng bài tập phân biệt: cặp vần dễ lẫn, âm đầu, âm giữa vần. II/ Đồ dùng dạy - học: -Bảng lớp viết nội dung BT2. Ba bảng phụ viết 3 lần các từ trongBT3b III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết: giày dép, dạy học, kiếm tiền, đòn bẩy... - 2 HS lên bảng - Lớp viết bảng con. B/ Dạy bài mới: 1/ Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2/ HD học sinh viết chính tả: a> GV đọc 1 lần đoạn thơ, mời 2 HS xung phong đọc thuộc . - Nghe giới thiệu. - Cả lớp theo dõi SGK. - Bài chính tả có mấy câu thơ? - Đây là thơ gì? - Cách trình bày các câu thơ thế nào? - Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? Y/C HS quan sát cách trình bày bài, cách ghi các dấu câu - 10 câu thơ - Thể thơ lục bát - Hs phát biểu - Y/C HS viết từ khó vào bảng con - HS viết bảng con. b> HS nghe GV đọc, viết bài vào vở. - HS viết bài c> Chấm, chữa bài. GV chấm một số vở. - Chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở 3/ HD làm bài tập: Bài tập 2: au hay âu? - HS đọc Y/C. - HS tự làm bài, mời 2HS thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp. - Chữa bài Bài tập 3b :i/ iê? - Mời 3nhóm HS chơi trò tiếp sức - GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc 4/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học - Luyện viết lại những lỗi đã mắc. - HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng * mẫu đơn , mưa mau hạt , lá trầu , đàn trâu ; Sáu điểm , quả sấu . -HS thi viết nhanh : Chim , tiên , Kiến ,... - Làm bài vào vở .................................................................................. toán chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số . I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đặt tính và tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ( chia hết và chia có dư ) - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số và giải toán có lời văn . II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - KT bảng chia 9 - Có 54kg gạo, đã ăn hết số gạo. Hỏi còn lại mấy kg gạo ? - Nhận xét – ghi điểm 2. Bài mới: a) GV giới thiệu phép chia 72 : 3 - Y/c HS tự thực hiện phép tính - HS nêu cách tính - GV hướng dẫn từng bước b) GV giới thiệu phép chia 65 : 2 Thực hiện như phép chia 72 : 3 nhưng phép chia 65 : 2 là phép chia có dư 3. Luyện tập: + Bài 1: ( GT cột 4 ) - Gọi HS lên bảng tự làm bài sau đó HS nêu cách chia & cho biết phép chia nào là phép chia hết, phép chia nàolà phép chia có dư trong BT1 - GV nhận xét : cách đặt số & ghi KQ của phép tính chia . + Bài 2: ( GT ) + Bài 3: Y/c HS đọc đề - Có bao nhiêu mét vải ? - 1 bộ may hết mấy mét ? - May được mấy bộ quần áo và còn thừa ra mấy mét ? - GV & HS cả lớp sửa bài . Nhận xét cách thực hiện phép tính . 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Về nhà luyện tập thêm về phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. - CB : Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (tt) - 2 HS lên bảng , cả lớp làm bảng con - Nhận xét Gọi 1 HS lên bảng đặt tính theo cột dọc - lớp tính vào vở nháp. 72 3 12 24 0 - HS thực hiện vào bảng con - 3 HS lên bang làm 3 cột - cả lớp làm vào bảng con. a/ 24 ; 16 ; 18 b/ 11 ( dư 2 ) ; 32 ( dư 1 ); 11 ( dư 4 ) - HS trình bày bài giải - lớp làm vở Bài giải : Có 31 m vải , may mỗi bộ 3m thì số bộ quần áo được may & còn thừa lại là : 31 : 3 = 10 ( bộ quần áo dư 1m vải ) ĐS : 10 bộ quần áo , còn thừa 1m vải Tập viết : Ôn chữ hoa K . I/ Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa K thông qua BT ứng dụng: - Viết đúng đẹp tên riêng Yết Kiêu và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng II/ Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ viết hoa K Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ: - Thu vở của 1 số HS để chấm bài về nhà. - Gọi HS lên bảng viết từ: Ông ích Khiêm - Nhận xét - 2 HS viết bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con. - Nhận xét 2/ bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học - 1 HS đọc nội dung bài viết. 2.2. Hướng dẫn viết chữ hoa: - Trong bài có những chữ hoa nào? - Có các chữ hoa I, K - GV viết mẫu các chữ hoa I, K cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại qui trình viết từng chữ. - HS theo dõi, quan sát - YC HS viết lần lượt các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa , uốn nắn HS - 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con. 2.3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng: - Giới thiệu từ ứng dụng: tên riêng Yết Kiêu -GVgiới thiệu: Yết Kiêu là một tướng tài của Trần Hưng Đạo. Ông có tài bơi lặn - 1 HS đọc từ ứng dụng - GV viết mẫu. - 2 HS lên bảng viết. Cả lớp viết bảng con. 2.4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng: - Giới thiệu câu ứng dụng: Câu tục ngữ khuyên mọi người phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn. Càng khó khăn, thiếu thốn thì càng phải đoàn kết, đùm bọc nhau. -HS đọc câu ứng dụng: Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng - Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? - HS phát biểu : Chữ K cần phải viết hoa - Hướng dẫn HS viết chữ Hki vào bảng con. GV theo dõi, sửa lỗi cho HS - 1 HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con . 2.5. Hướng dẫn viết vào vở tập viết: - GV theo dõi và uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút cho HS. - Thu và chấm 5-7 bài. - HS viết theo YC: + Một dòng chữ K cỡ nhỏ. + Một dòng chữ Kh, I cỡ nhỏ. + 1 dòng Yết Kiêu cỡ nhỏ. + 1 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ. 3/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thành tiếp bài viết trong vở và học thuộc câu ứng dụng. Tự NHIÊN Xã HộI : Tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sống . ( Đã soạn bài ở thứ ba 1/ 12 ) ---------------------------------------------------------------- Thứ 6/4/12 toán: Chia số có hai chữ số cho số có 1chữ số. I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết đặt tính và tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ( có dư ở các lượt chia ). Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông II. Đồ dùng dạy học: - 8 miếng bìa bằng nhau hình tam giác vuông. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Tính 84 : 7; 68 : 2 67 : 5; 73 : 6 - Mẹ mua 25kg gạo, mỗi ngày ăn hết 2kg gạo. Hỏi số gạo đó ăn đủ trong bao nhiêu ngày và còn lại mấy kg gạo ? - Nhận xét , ghi điểm . 2. Bài mới: + GV giới thiệu phép chia 78 : 4 - HS đặt tính và thực hiện phép tính trên - nêu cách tính. - GV nhắc lại như phép tính 65 : 2 ( phép chia có dư ) 3. Luyện tập: + Bài 1: Y/c HS tự suy nghĩ làm bài - Gọi HS nêu cách tính - xác định phép chia hết, phép chia có dư. + Bài 2: - Cho HS đọc đề bài. - Lớp học có bao nhiêu HS ? - Loại bàn của lớp là loại bàn như thế nào ? - Tìm số bàn có 2 HS ngồi ? - Kê 16 bàn thì còn mấy HS chưa có chỗ ngồi ? - Vậy kê thêm 1 bàn nữa - Lúc này lớp có mấy bàn ? - GV nhận xét & chữa bài cho HS + Bài 3 : ( GT ) + Bài 4: Cho các tổ thi ghép hình nhanh. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học . - DD :Luyện tập thêm về phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số CB : Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (tt ) - Gọi 3 HS lên bảng , cả lớp tính bảng con - Nhận xét + HS lên bảng đặt tính theo cột dọc - cả lớp làm vào vở nháp + Gọi 4 HS làm 4 cột - lớp làm vào bảng con a/ 36 (dư 1) ; 29 ; 24 (dư 2) ; 16 (dư 3) b/ 23 ; 21 (dư 1) ; 13 (dư 6) ; 13 - HS trình bày bài giải Số bàn 2 chỗ dành cho HS ngồi là : 33 : 2 = 16 ( bàn ) dư 1 HS . Phải kê thêm 1 bàn học nữa để 1 HS đó có chỗ ngồi . Vậy số bàn cần kê ít nhất là : + 1 = 17 (bàn ) ĐS : 17 bàn . - HS thi đua nhau ghép nhanh hình tamgiác vào hình vuông . tập làm văn : Nghe kể: Tôi cũng như bác Giới thiệu hoạt động. I/ Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói: 1. Nghe và kể lại đúng, tự nhiên truyện vui Tôi cũng như bác. 2. Bước đầu giới thiệu một cách đơn giả với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua. Làm cho HS thêm yêu mến nhau. II/ Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện vui trong SGK Bảng lớp viết sẵn gợi ý kể lại truyện vui, BT2 . III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3,4 HS đọc lại bức thư viết gửi bạn miền khác đã học ở tuần 13 - Nhận xét. - 3 HS. B/ Dạy bài mới: 1/ Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học. 2/ HD học sinh làm bài tập: - Nghe giới thiệu. Bài tập 1: -1 HS đọc Y/C của bài. - GV kể chuyện lần 1, sau đó dừng lại hỏi HS: +Câu chuyện này xảy ra ở đâu? +Trong câu chuyện có mấy nhân vật? +Vì sao nhà văn không đọc được bảng thông báo? + Ông nói gì với người đứng cạnh? + Người đó trả lời ra sao? +Câu trả lời có gì đáng buồn cười? - HS quan sát tranh minh hoạ và đọc lại 3 câu hỏi gợi ý. - ở nhà ga -Nhà văn già và người đứng cạnh - Vì ông quên không mang theo kính. - Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này! - Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không chịu học nên bây giờ đành chịu mù chữ. - Người đó tưởng nhà văn cũng mù chữ như mình. - GV kể tiếp lần 2. - Y/C HS tập kể theo nhóm đôi - GV mời 5 đến 7 HS -Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2: - GV chỉ bảng lớp đã viết các gợi ý, nhắc HS: * Phải tưởng tượng đang giới thiệu với 1 đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình. Nói năng phải đúng nghi thức với người trên. * Cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý; giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin. - Mời 1 HS giỏi làm mẫu - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người giới thiệu chân thật, gây ấn tượng nhất. - HS tập kể theo nhóm đôi . - HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện. - 1 HS đọc Y/C của BT - HS làm việc theo tổ - Các đại diện tổ thi giới thiệu, 1 nhóm HS đóng vai các vị khách 3/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Tuyên dương những HS học tốt. - CB : Giấu cày . GT về tổ em

File đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 1314 cktkn.doc
Giáo án liên quan