Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Nguyễn Thị Huệ

I. Mục tiêu:

- Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng, chú ý những từ dễ phát âm sai.

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với các nhân vật.

- Hiểu các từ ngữ: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, quả quyết.

- Rèn luyện kỹ năng nghe, kỹ năng nói.

- Biết kể lại chuyện dựa vào tranh, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

II. Phương tiện:

 Tranh lớn hình SGK

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Nguyễn Thị Huệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, ghi điểm. * HĐ2: Hướng dẫn luyện tập. -HS làm bài 1,2,3,4 vào vở bài tập ô li -GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu. * HĐ3: Chấm, chữa bài bổ sung. -Bài 1,2: HS nêu miệng nối tiếp nhau. -Bài 3: 1HS lên bảng giải. Bài giải Mỗi bộ có số mét vải là: 18 : 6 = 3 (m) Đáp số: 3 mét vải - Bài 4: Để nhận biết và tô màu 1/6 hình nào phải nhận ra Hình nào chia làm 6 phần bằng nhau. Hình đó có một trong các phần bằng nhau đã tô màu. III. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. TẬP VIẾT Ôn chữ hoa C (tiếp) I. Mục tiêu: - Củng cố cách viết chữ hoa C thông qua bài tập ứng dụng + Câu ứng dụng: “ … Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe …” bằng cỡ chữ nhỏ. + Viết tên riêng: Chu Văn An bằng chữ cỡ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ viết hoa: C. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh. - Gọi 3 học sinh lên bảng viết: Cửu Long, Công. 2. Bài mới: * HĐ1: Giới thiệu – Ghi mục bài. * HĐ2: Hướng dẫn học sinh viết. - Luyện viết chữ hoa. ? Tìm các chữ hoa có trong bài. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết trên vở nháp. ? Đọc từ ứng dụng. - GV: Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. - HS tập viết vào vở nháp. ? Đọc câu ứng dụng - GV: Câu tục ngữ khuyên con người phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự. - HS tập viết trên vở nháp: Chim, Người. * HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở tập viết. - Viết chữ Ch: 1 dòng, chữ V, A: 1 dòng, tên riêng: Chu Văn An: 2 dòng, câu tục ngữ: 2 lần. HS viết, GV theo dõi, hướng dẫn thêm những em yếu. * HĐ4: Chấm, chữa bài. IV. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà luyện viết phần bài ở nhà. BUỔI 2 LUYỆN TOÁN Luyện tập bảng chia 6 I. Mục tiêu: - Tiếp tục giúp HS học thuộc bảng chia 6. - Luyện giải toán có lời văn. II. Hoạt động dạy học: * HĐ1: Củng cố lí thuyết. - HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6.Từng cặp hỏi dáp nhau về bảng nhân 6. * HĐ2: Luyện tập thêm. - Bài 1: Có 42 quyển vở chia đều cho 6 học sinh. Hỏi mỗi học sinh được bao nhiêu quyển vở? -Bài 2: Có 42 quyển vở được chia đều cho các học sinh, mỗi học sinh được 6 quyển vở. Hỏi có bao nhiêu học sinh được nhận vở? -Bài 3: Tìm x: X x 6 = 30 X : 6 = 8 6 x X = 18 ( X + 2 ) : 6 = 42 * HĐ4: HS lên bảng làm bài tập, nhận xét bài làm của HS III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện về so sánh I. Mục tiêu - HS ôn luyện về 2 hình thức so sánh: ngang bằng và hơn kém. - Làm thêm 1 số bài tập thuộc các nội dung trên. II. Hoạt động dạy học 1. HĐ1. Củng cố lý thuyết ? Chúng ta đã được học những hình thức so ánh nào. ? Khi sử dụng hình thức so sánh ngang bằng ta thường sử dụng những từ nào. ? Từ dùng để so sánh giữa các sự vật với nhau trong hình thức so sánh hơn kém thường là những từ nào. GV kết luận bổ sung thêm 2. HĐ2.Luyện làm thêm bài tập - Bài 1: Gạch chân dưới các hình ảnh so sánh trong các câu sau. a.Giàn mướp hoa vàng như đàn bướm đẹp. b.Bão đến ầm ầm. Như đoàn tàu hoả Bão đi thong thả Như con bò gầy. c. Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như nhữngcái quạt mo lung linhánh điện. - Bài 2: Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau: - Tiếng suối ngân nga như…………………………. - Mặt trăng tròn vành vạnh như…………………… - Trường học là……………………………………. - Mặt nước hồ trong tựa như……………………… - Bài 3: Hãy đặt 3 câu có sử dụng so sánh hơn kém. 3. HĐ3. Chấm - Chữa bài Tuyên dương những em có bài làm tốt, nhắc nhở HS chưa đạt. III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS LUYỆN VIẾT Chú sẻ và bông hoa bằng lăng I. Mục tiêu - HS nghe viết bài: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng - Viết đúng chính tả, viết đều nét, đúng tốc độ, đúng mẫu chữ. -Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. II. Hoạt động dạy học *HĐ1. Giới thiệu bài. *HĐ2. Đọc và tìm hiểu cách viết. HS đọc bài, tìm hiểu cách trình bày bài văn, các chữ viết hoa *HĐ3. HS viết bài. GV đọc bài cho HS viết vào vở. GV theo dõi nhắc nhở HS viết đúng mẫu, đúng cở chữ quy định. - Chấm chữa bài.Nhận xét chữ viết của HS. III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. Thứ 6 ngày26 tháng 9 năm 2008 BUỔI 1 TẬP LÀM VĂN Tập tổ chức cuộc họp I. Mục tiêu: - HS biết tổ chức cuộc họp, xác định rõ nội dung cuộc họp. - Tổ chức cuộc họp đúng trình tự đã học. II. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Hướng dẫn tổ chức cuộc họp. - HS đọc nội dung, yêu cầu cuộc họp - Cả lớp đọc thầm bài “Cuộc họp chữ viết” ? Để tổ chức cuộc họp các em cần chú ý những gì ? Nêu trình tự tổ chức cuộc họp. (Nêu mục đích cuộc họp; nêu tình hình của lớp; nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó; nêu cách giải quyết; giao việc cho mọi người). * HĐ2: Từng tổ làm việc. Chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ nhóm lại một góc lớp. Tổ trưởng điều khiển tổ mình bàn bạc để xây dựng nội dung cuộc họp GV theo dõi, hướng dẫn thêm. * HĐ3: Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp. GV cùng cả lớp theo dõi bình chọn tổ có kết quả tốt nhất Cụ thể; Tổ trưởng điều khiển cuộc họp đàng hoàng, tự tin. Các thành viên phát biểu ý kiến tốt nhất. III. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét, biểu dương những tổ làm tốt. - Một số HS nhắc lại trình tự các bước tổ chức cuộc họp. THỦ CÔNG Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng I. Mục tiêu: - HS biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh. - Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán. II. Chuẩn bị: Mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công. Giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ. III. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Quan sát, nhận xét: - GV giới thiệu mẫu lá cờ đỏ sao vàng cho HS quan sát, nhận xét. ? Cờ hình gì, ? có màu gì. ? Ngôi sao có mấy cánh ? Các cánh có đều nhau không và có màu gì. ? Ngôi sao được dán như thế nào ? Có cân đối không. ? Cò thường được treo vào dịp nào ? Ở đâu. * HĐ2: Hướng dẫn mẫu: Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh. Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh. Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh. GV treo tranh để HS quan sát kết hợp nêu cách làm ở các bước. 1-2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh. IV. Tổng kết: Nhận xét giờ học Dặn HS chuẩn bị để tiết sau thực hành. TOÁN T25: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số. I. Mục tiêu: - HS biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - Biết vận dụng để giải toán, làm tính. II. Đồ dùng: Bộ dạy toán, 12 cái kẹo. III. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Hướng dẫn tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số. 12 kẹo ? kẹo - HS nêu bài toán. ? Bài toán cho biết gì. ? Bài toán yêu cầu tìm gì. - GV dùng sơ đồ minh hoạ ? Làm thế nào để tìm 1/3 của 12 hòn bi. ? Nêu cách giải bài toán - HS giải vào vở nháp, 1 em nêu cho GV ghi bảng. Giải Chi cho em số kẹo là: 12 : 3 = 4 (cái) ĐS: 4 cái kẹo ? Muốn tìm 1/4 số kẹo thì em làm thế nào. (lấy 12 : 4 = 3 cái) ? Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào. (lấy số đó chia cho số phần). - Nhiều HS nhắc lại. ? Tìm 1/6 của 18 giờ. ? Tìm 1/5 của 30 lít. ? Tìm 1/4 của 24 kg. * HĐ2: Luyện tập. - HS làm vào vở bài tập ô li bài 1, 2, 3. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu. - Chấm, chữa bài bổ sung. IV. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số. - Dặn HS về nhà ôn luyện thêm. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Sinh hoạt lớp 1. Đánh giá tình hình của lớp trong tuần qua. - Tuyên dương, khen ngợi những em ngoan, học giỏi, có ý thức vươn lên trong học tập. - Phê bình, nhắc nhở những em còn lười học, học yếu, hay nghịch phá, hay quên đồ dùng, sách vở. - Xếp lại chỗ ngồi cho một số em. 2. Nêu kế hoạch, nhiệm vụ tuần tới. BUỔI 2 LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện thêm tập làm văn I. Mục tiêu: - Giúp HS biết tổ chức một cuộc họp - Rèn kỹ năng nói cho HS,tự tin hơn khi nói trước đám đông. II. Hoạt động dạy học *HĐ1: Nhắc lại các bước khi tổ chức cuộc họp *HĐ2: Tập tổ chức cuộc họp. - Ba tổ luân phiên nhau tổ chức cuộc họp. - GV theo dõi giúp đỡ thêm III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ Giáo dục vệ sinh răng miệng I. Mục tiêu: - Giúp HS biết cách đánh răng như thế nào để đảm bảo vệ sinh. - HS có thói quen đánh răng miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng trước khi thức dậy. II. Chuẩn bị: Bàn chải, Mô hình răng miệng III. Các hoạt động dạy học: * HĐ1:Hoạt động cả lớp: ? Để giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày chúng ta phải làm gì. ? Hằng ngày em đánh răng mấy lần? Vào những lúc nào. GV kết luận: Để giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày chúng ta cần đánh răng 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. * HĐ2: Hoạt động nhóm. - GV dùng bàn chải và mô hình hàm răng để hướng dẫn HS cách đánh răng. - HS thực hành theo nhóm. GV hướng dẫn thêm. - Một số HS lên thực hành trước lớp. III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. LUYỆN TOÁN Luyện bảng chia 6; Tìm một trong các phần bằng nhau của một số I. Mục tiêu: - HS biết tìm thành thạo một trong các phần bằng nhau của một số. - Học thuộc lòng bảng chia 6. - Vận dụng kiến thức đó vào làm tính, giải toán. II. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Ôn lý thuyết. ? Muốn tìm của 6 kg ta làm thế nào? ? Tìm của 12 ta làm thế nào? ? Làm thế nào để tìm của 24 lít nước? ? Vậy muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào? - Nhiều HS nhắc lại. - HS lên bảng tìm của 15; của 24; của 35; của 36. Cả lớp làm vào vở nháp. - HS ôn luyện bảng chia 6: theo cặp khoảng 5 phút. - Gọi một số em đứng tại chỗ nêu bảng chia 6 (những em yếu). * HĐ2: Luyện làm bài tập. 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: của 6 kg là …. kg của 8 kg là ….. kg của 16 lít là …. lít của 24 lít là ….. lít. của 35 m là ….. m của 54 phút là ….. phút. 2. Tính: 54 : 6 + 135 6 x 7 + 286 867 – 48 : 6 151 – 36 : 6 3. Một cửa hàng có 40m vải trắng và đã bán số m vải đó. Hỏi cửa hàng đã bán bao nhiêu mét vải trằng? 4. Có 48 HS xếp đều vào các tổ học tập. Mỗi tổ có 6 bạn. Hỏi xếp được bao nhiêu tổ?. GV theo dõi HS làm bài, hướng dẫn thêm những em yếu. Chấm, chữa bài bổ sung. III. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số. - Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docTuan 5.doc
Giáo án liên quan