Giáo án Lớp 3 Tuần 32 Thứ năm

1/KT,KN :

- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị “ .

- Biết lập bảng thống kê theo mẫu .

2/TĐ : - GDHS yêu thích mơn học.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 32 Thứ năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Hôm nay chúng ta luyện tập về gải toán liên quan đến rút về đơn vị và lập bảng thống kê . HĐ2.Luyện tập:27-28’ -Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài -Ghi bảng tóm tắt bài toán -Yêu cầu lớp làm vào vở . - Gọi 1 em lên bảng giải bài , -Mời một học sinh khác nhận xét -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2 -HD giải theo hai bước . -Mời một em lên bảng giải bài . -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 3 a -Yêu cầu nêu đề bài . -Mời một em lên bảng giải . Mở rộng: phần b dành cho hs k,giỏi. -Gọi em khác nhận xét bài bạn -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 4 – Gọi em nêu bài tập trong sách . -Mời một em lên bảng giải bài . -Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn -Giáo viên nhận xét đánh giá 3) Củng cố - Dặn dò:1-2’ -Hôm nay toán học bài gì ? *Nhận xét đánh giá tiết học -Một em lên bảng chữa bài tập số 3 về nhà -Lớp theo dõi nhận xét bài bạn . -Lớp theo dõi giới thiệu -Bài 1: -Một em đọc đề bài sách giáo khoa . -Cả lớp làm vào vở bài tập . -1 em lên bảng giải bài : Giải : - Số phút đi 1 km là :12 : 3 = 4 ( phút) Số km đi trong 28 phút là : 28 : 4 = 7 ( km ) Đ/S : 7 km . --Bài 2: Một em đọc đề bài - Một em giải bài trên bảng , ở lớp làm vào vở - Giải : Số gạo trong mỗi túi là : 21 :7 = 3 (kg ) - Số túi cần lấy để được 15 kg gạo là : 15 : 3 = 5 (túi ) Đ/S:5 túi gạo - -Bài 3 a: Một học sinh nêu đề bài . - 1 em lên bảng giải bài. -a/ 32 : 4 x 2 = 16 b/ 24 : 6 : 2 = 2 32 : 4 : 2 = 4 24 : 6 x 2 = - Hai em khác nhận xét bài bạn . Bài 4 -Một em đọc đề bài sách giáo khoa . -1 em lên bảng giải bài . Lơp HS 3A 3B 3C 3D CỘNG Giỏi 10 7 9 8 34 Khá 15 20 22 19 76 Tb 5 2 1 3 11 Tổng 30 29 32 30 121 -Vài em nhắc lại nội dung bài -Xem trước bài mới . Chính tả : (nghe viết ) Hạt Mưa . I/ Mục tiêu : 1/KT,KN : Nghe viết đúng bài thơ “ Hạt mưa”, trình bày đúng dòng thơ, khổ thơ 5 chữ. Làm đúng bài tập 2b 2/TĐ : GDHS biết rèn chữ giữ vở. II / Chuẩn bị : GV: -Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2 . III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Kiểm tra bài cũ:3-4’ Giáo viên đọc : Cái lọ lục bình lánh nước men nâu/ Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương . -Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài:1-2’ -Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết bài thơ “ Hạt mưa “ HĐ2. Hướng dẫn nghe viết : 16-17’ 1/ Chuẩn bị : -Đọc mẫu bài “ Hạt mưa ” -Yêu cầu ba học sinh đọc lại bài thơ . -Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa ? -Những câu nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa ? -Nhắc nhớ cách viết hoa danh từ riêng trong bài . -Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ dễ sai . -Đọc cho học sinh chép bài . -Theo dõi uốn nắn cho học sinh -Đọc cho học sinh dị bài . -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét. HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập:6-7’ *Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập -Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2 -Yêu cầu lớp làm bài cá nhân . -Mời hai em lên bảng thi làm bài . * Chốt lại lời giải đúng , mời hai em đọc lại . 3) Củng cố - Dặn dò:2-3’ -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -2 em lên bảng viết :Cái lọ lục bình lánh nước men nâu/ Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương . -Cả lớp viết vào bảng con . -Lớp lắng nghe giới thiệu bài - Lắng nghe đọc mẫu bài viết -Ba em đọc lại bài thơ . -Cả lớp theo dõi đọc thầm theo . -Hạt mưa ủ trong vườn thành mỡ màu của đất / Hạt mưa trang mặt nước , làm gương cho trăng soi . -Hạt mưa đến là nghịch …rồi ào ào đi ngay . - Lớp thực hiện viết vào bảng con các từ dễ nhầm lẫn. - Nghe giáo viên đọc để chép vào vở . -Nghe đọc lại để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì - Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm -*Bài 2 : Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2 -Cả lớp thực hiện vào vở và sửa bài . -Cử 2 đại diện lên bảng thi làm bài đúng và nhanh . 2b/ Màu vàng – cây dừa – con voi . - Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất . -Một hoặc hai học sinh đọc lại . -Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả. Luyện từ và câu Ôn luyện về dấu chấm Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? I/ Mục tiêu 1/KT,KN : - Tìm và nêu được tác dụng dấu hai chấm trong đoạn văn (BT1). - Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp (BT2). - Tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? (BT3). 2/TĐ : -GDHS yêu thích môn học. II / Chuẩn bị : GV: - Bảng lớp viết các câu ở bài tập 1 ; 3 câu văn pở bài tập 3 .3 tờ phiếu to viết nội dung bài tập 2. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Kiểm tra bài cũ:3-4’ -Yêu cầu hai em làm miệng bài tập 1 và bài tập 3 tiết TLV tuần 31 . -Nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới: HĐ1.Giới thiệu bài:1-2’ -Hôm nay chúng ta sẽ học bài : “ Ôn dấu phẩy – Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? “ HĐ2. HDHS làm bài tập: 24-25’ * Bài 1 : - Y/Cmột em đọc bài tập 1. -Yêu cầu cả lớp đọc thầm . -Mời một em lên bảng làm mẫu . -Yêu cầu lớp làm việc theo nhóm tìm các dấu hai chấm còn lại và cho biết các dấu hai chấm đó có tác dụng gì . -Theo dõi nhận xét từng nhóm . -Giáo viên chốt lời giải đúng . *Bài 2 -Mời một em đọc nội dung bài tập 2 lớp đọc thầm theo . -Dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng lớp . -Yêu cầu lớp làm việc cá nhân vào nháp . - Mời 3 em lên thi làm bài trên bảng . -Nhận xét đánh giá bình chọn em thắng cuộc . -Chốt lại lời giải đúng . *Bài 3 -Mời một em đọc nội dung bài tập 3 lớp đọc thầm theo . -Dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng lớp . -Yêu cầu lớp làm việc cá nhân . - Mời 3 em lên thi làm bài trên bảng . -Nhận xét đánh giá bình chọn em thắng cuộc . 3) Củng cố - Dặn dò:2-3’ -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Hai học sinh làm miệng bài tập 1 và bài tập 3 mỗi em làm một bài . -Học sinh khác nhận xét bài bạn . -Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài (1 đến 2 em nhắc lại) * Bài 1 : -Một em đọc yêu cầu bài tập1 trong sách .-Cả lớp đọc thầm bài tập . - Một em lên khoanh dấu 2 chấm và giải thích ( dấu 2 chấm dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bồ Chao ) . -Lớp trao đổi theo nhóm tìm và giải thích về tác dụng của các dấu 2 chấm còn lại . -Nhóm khác quan sát nhận xét ý kiến của nhóm bạn . * Bài 2 : - Một học sinh đọc bài tập 2 . -Lớp theo dõi và đọc thầm theo . -Lớp làm việc cá nhân thực hiện vào nháp . -Ba em lên thi điền kết quả vào các tờ giấy khổ lớn có sẵn .Đại diện đọc lại kết quả . -Câu1 dấu chấm ,hai câu còn lại là dấu 2 chấm - * Bài 3 : Một học sinh đọc bài tập 3 . -Lớp theo dõi và đọc thầm theo . -Lớp làm việc cá nhân . -Ba em lên thi làm bài trên bảng . a/ Nhà vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan b/ Các nghệ … bằng đôi tay khéo léo của mình . c/ Trải qua hàng nghìn năm lịch sử , người …bằng trí tuệ , mồ hôi và cả máu của mình . -Hai học sinh nêu lại nội dung vừa học Tự nhiên xã hội : Năm , tháng và mùa . I/ Mục tiêu : 1/KT,KN ; - Học sinh biết : - Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa. 2/TĐ : - GDHS yêu thích môn học. II / Chuẩn bị: GV: -Tranh ảnh trong sách trang 122, 123 . Một số quyển lịch . III/ Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Khởi động : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ : 4’ - GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2, 3 / 88 (VBT) - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới * Hoạt động 1 : Thảo luận theo nhóm : 15’ Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các gợi ý : + Một năm thường có bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng? + Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ? + Những tháng nào có 32 ngày, 30 ngày, 28 hoặc 29 ngày ? - HS trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và quan sát lịch, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý. Bước 2 : - GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. - GV mở rộng cho các em biết : Có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm, tháng 2 lại có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận, và năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận. - HS lắng nghe. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho HS biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. - HS quan sát tranh và nghe. - GV hỏi : Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao vòng ? Kết luận : Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng. * Hoạt động 2 : Làm việc với SGK theo cặp ; 10’ Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS làm việc với nhau theo cặp, theo gợi ý. - HS làm việc theo cặp theo gợi ý. + Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình 2 trang 123 trong SGK, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Băc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. + Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12. - Đối với HS khá giỏi, có thể yêu cầu thêm : + Tìm vị trí của Việt Nam và trên quả địa cầu. +Việt Nam ở Bắc bán cầu + Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô - xtrây - li - a là mùa gì ? Tại sao ? + Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô - xtrây - li - a ở Nam bán cầu, các mùa ở Việt Nam và Ô - xtrây - li - a trái ngược nhau. Bước 2 : - GV gọi một số HS lên trả lời trước lớp. - HS lên trả lời trước lớp. - GV hoặc HS khác sửa chữa và hoàn chỉnh câu trả lời. Kết luận : Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa : mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông ; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.. * Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Xuân, hạ, thu, đông: 7’ Cách tiến hành : Bước 1 : - GV hỏi hoặc nói cho HS biết đặc trưng khí hậu bốn mùa, ví dụ : + Vào mùa xuân, em cảm thấy thế nào ? + Ấm áp,… + Vào mùa hạ, em cảm thấy thế nào ? + Nóng nực,… + Vào mùa thu, em cảm thấy thế nào ? + Mát mẻ,… + Vào mùa đông, em cảm thấy thế nào ? + Lạnh, rét,… Bước 2 : - GV hướng dẫn cách chơi : + Khi GV nói mùa xuân. + Thì HS cười. + Khi GV nói mùa ha.ï + Thì HS lấy tay quạt. + Khi GV nói mùa thu. + Thì HS để tay lên má. + Khi GV nói mùa đông. + Thì HS xuýt xoa. Bước 3 : -Cho HS thực hành chơi theo nhĩm/cả lớp. - HS chơi theo nhóm hoặc cả lớp.

File đính kèm:

  • docThứ năm.doc
Giáo án liên quan