Giáo án Lớp 3 Tuần 28 Trường Tiểu học Yên Giang

A. Mục tiêu:

- Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.

- Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồng nước không bị ô nhiễm.

- HS biết sử dụng tiết kiệm nguồn nước, biết bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.

- HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.

B. Đồ dùng dạy học:

- Vở bài tập đạo đức.

- Các tư liêu về sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương.

- Phiếu học tập cho HĐ 2,3.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 28 Trường Tiểu học Yên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2013 Đạo đức TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC A. Mục tiêu: - Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. - Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồng nước không bị ô nhiễm. - HS biết sử dụng tiết kiệm nguồn nước, biết bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. - HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước. B. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức. - Các tư liêu về sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương. - Phiếu học tập cho HĐ 2,3. C. Các HĐ dạy- học : Hoạt động dạy Hoạt động học I. KTBC: II. Bài mới: 1. GTB: 2. HĐ1: Xem ảnh: - Y/c HS xem tranh, ảnh trong vở bài tập đạo đức. - Nêu những thứ cần thiết trong cuộc sống, thứ nào là cần nhất? ? Nếu không có nước thì cuộc sống sẽ như thế nào? + Kết luận: Nước là nhu cầu cần thiết của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt. 3. HĐ2: Thảo luận nhóm: - GV chia lớp làm 4 nhóm, phát phiếu học tập, nêu yêu cầu thảo luận. - Trong các phiếu có cùng nội dung sau: Việc làm nào đúng? Việc làm nào sai? Vì sao? a. Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn. b. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ. c. Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại. d. Không vứt rác trên sông, hồ, biển. - Y/c các nhóm trình bày kết quả. + GV kết luận: Nêu lại việc nên làm, không nên làm, vì sao và cách giải quyết từng trường hợp. a) sai b) sai c) sai d) đúng 4. HĐ3: Thảo luận nhóm: - GV chia mỗi bàn một nhóm, phát phiếu, nội dung phiếu như sau: a. Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng? b. Nước sinhh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm? c. ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào? (Tiết kiệm hay lãng phí?Giữ gìn sạch sẽ hay làm ô nhiễm nước?). - Y/c một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV khen ngợi các HS đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình sống. - Y/c HS đọc nội dung bài học. III. Củng cố, dặn dò: -HS xem ảnh ở vở BT và ảnh sưu tầm. HS làm việc cá nhân. - Chọn 4 thứ cần thiết nhất, không thể thiếu và trình bày lí do lựa chọn. + Cuộc sống sẽ vô cùng khó khăn nếu không có nước để phụch vụ cho sinh hoạt... - Các nhóm thảo luận, nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu có mặt ở đấy, em sẽ làm gì? Vì sao? - Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung. - Thảo luận theo nội dung phiếu. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm bổ sung ý kiến. - HS đọc nội dung bài học. Toán SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 A. Mục tiêu: Giúp HS:Luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000. B. Các HĐ dạy- học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Nêu yc của tiết học: 2. Hd làm một số BT sau: Bài 1: Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 100.000 -GV gọi học sinh lên bảng làm. -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 2: Hướng dẫn HS làm tương tự bài 1 - Y/c HS làm bảng con. Bài 3: Củng cố về tìm số lớn, số bé trong các số đã cho. - Đẻ tìm được số lớn nhất và bế nhất ta phải làm gì? -GV gọi học sinh lên bảng làm. -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV củng cố cách so sánh giữa các số. Bài 4: Củng cố về viết các số trong phạm vi 100000 từ bé đến lớn và ngược lại. - Để viết được các số theo thứ tự như yêu cầu của bài thì các em phải làm gì? -GV gọi HS lên bảng làm. -GV nhận xét,chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò - Y/c HS nhắc lại quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Nhận xét tiết học. + 2HS lêm làm, HS khác đọc bài của mình, nhận xét và nêu cách so sánh. - HS làm bảng con, nêu lại cách làm. - Phải so sánh các số. -HS nêu cách so sánh giữa các số. a) 92 368; b) 54 307 - Phải so sánh các số với nhau. -HS lên bảng làm, lớp nhận xét. - HS nhắc lại cách so sánh Tập làm văn VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ LỄ HỘI A. Mục tiêu: - Giúp HS viết được một đoạn văn ngắn về một lễ hội mà HS biết. Lời văn rõ ràng, mạch lạc. B. Các hoạt động dạy: 1. Kể về một số lễ hội Gợi ý: Đó là hội gì ? - Hội được tổ chức khi nào ? ở đâu ? - Mọi người đi xem hội như thế nào ? - Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì ? - Hội có những trò vui gì ? - Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào ? - Y/c HS kể trước lớp về những lễ hội các em đã thấy, đã xem. - HS kể trước lớp, cả lớp nhận xét. * Lưu ý HS kể về các trò vui có trong lễ hội là chủ yếu 2. Viết về ngày hội - Y/c Hs viết những điều vừa kể thành một đoạn văn (từ 7- 10 câu). chủ yếu viết về các trò vui diễn ra trong lễ hội. Câu văn cần rõ ràng, biết dùng dấu câu đúng chỗ. - GV đi đến từng em hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng. VD: Hằng năm cứ vào mùa xuân ở nhiều nơi trên đất nước ta lại mở hội vui xuân. Em đã được biết rất nhiều lễ hội trong đó có hội đua thuyền được tổ chức ở sông Mã, vào mùa hè. Mới tờ mờ sáng mọi người đi xem hội đã đứng chật hai bên bờ sông. Dưới sông hàng chục chiếc thuyền đua đang chuẩn bị những dụng cụ cần thiết cho cuộc đua. Đúng 8 giờ tiếng còi cất lên thì cả chục chiếc thuyền lao mình về phía trước như tên bắn. Hai bên bờ sông tiếng la hò, cổ vũ dậy cả mặt nước. Các chàng trai đang cố hết sức để đưa thuyền mình về đích trước nên ai cũng gò người lại để chèo thuyền... 3. Nhận xét - Y/c học sinh đọc bài trước lớp. - Y/C cả lớp nhận xét. - Gv nhận xét và chấm điểm một số em. Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2013 Nghỉ thi giữa kì II Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2013 Nghỉ thi giữa kì II Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2013 Toán LUYỆN TẬP CHUNG A. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập cach so sánh các số trong phạm vi 100 000 - Củng cố kỹ năng cộng trừ, nhân, chia các số có bốn chữ số B. Các hoạt động dạy: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Gv nêu MĐ, yc của tiết học 2. Giáo viên HD học sinh làm bài tập Bài 1: Điền dấu > < =: a. 9765 ……. 10000 100 000… 99 999 b. 9999+1…10000 100 000…99 999+1 c. 12 634 …12 630 86 728 …86 730 Bài 2: Viết các số 38 567 ; 58367; 83756; 67538: a)Theo thứ tự từ bé đến lớn b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: Bài 3: Đặt tính rồi tính a) 5426 + 2738 b) 9371 – 3605 c) 2325 x 4 d) 4236 : 3 3. Củng cố, dặn dò - Lắng nghe - Thực hiện yc - Nhận xét, chữa bài Tiếng việt ÔN TẬP A. Mục tiêu: - Rền Hs kỹ năng viết đúng chính tả B. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Gv nêu MĐ, yc của tiết học 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Điền vào chỗ trống tr hay ch ? ….iều xuân mưa lạnh Mây ….ời xanh êm Tàu cau phe phẩy Vẫy gọi ….ăng lên Bộp! Mo cau rụng Xòa hoa ….ắng ngà Bên cửa em học Hương bay vào nhà. Thoảng thơm …ong gió Hương cau bay xa. ( Theo Ngô Viết Dinh ) HS làm bài vào vở. Bài 2: Truyện vui dưới đây có 3 chữ viết sai chính tả, em hãy tìm và sửa lại cho đúng. Tan học, thấy Tí cứ chần chừ mải không đi về, một chị lớp 5 hõi: Sao em chưa về ? Bà em dặn khi nào thấy ô tô qua mới được sang đường. Cỗng trường mình có bao giờ có ô tô chạy qua đâu ? Tí rân rấn nước mắt; Chính vì thế nên em không về được. Chữ viết sai chính tả: mải, hõi, cỗng Sửa lại: mãi, hỏi, cổng. HS làm bài vào vở. GV thu vở chấm – nhận xét tiết học. 3. Củng cố, dặn dò: - Lắng nghe - hs đọc yc BT - HS làm vào vở BT - Nhận xét chữa bài - Chữa bài - hs đọc yc BT - HS làm vào vở BT - Nhận xét chữa bài - Chữa bài Luyện viết Bài 34( kiểu chữ nghiêng) A. Mục tiêu: - Giúp HS viết đúng, đẹp nội dung bài, viết đều nét, đúng khoảng cách, độ cao từng con chữ: N, B, Đ,nh, ă, e… - Rèn kĩ năng viết đẹp, cẩn thận, chu đáo. B. Đồ dùng dạy học: - Vở luyện viết của HS, bảng lớp viết sẵn nội dung bài C. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét chung II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện viết + Hướng dẫn HS viết chữ hoa trong bài - Trong bài có những chữ hoa nào? - Yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết. + Đ: * Từ điểm ĐB ở trên ĐK6 hơi lượn về trái theo chiều xuống rồi kéo thẳng xuống gần ĐK1, vòng về bên trái tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ rồi đưa bút ngược lên cong về bên phải cho chạm đến ĐK6, lượn sang tráI theo chiều xuống để tạo nét cong vào bên trong. DB ở ĐK5. * Viết nét ngang ở ĐK3. Nét móc ngược trái của chữ D chia nét này thành hai phần bằng nhau. - Yêu cầu HS viết vào vở nháp - GV nhận xét chung 3. Hướng dẫn HS viết bài - Các chữ cái trong bài có chiều cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ như thế nào? - GV nhận xét, bổ sung. - Y/c HS viết bài - GV bao quát chung, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách trình bày 4. Chấm bài, chữa lỗi - Chấm 7 - 10 bài, nêu lỗi cơ bản - Nhận xét chung, HD chữa lỗi III. Củng cố, dặn dò - HS mở vở, kiểm tra chéo, nhận xét - HS nêu: N, Đ,B - HS nhắc lại quy trình viết: + N: * ĐB trên ĐK2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang phải. DB ở ĐK6(như viết nét 1 của chữ M) * Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết một nét thẳng xiên xuống ĐK1 * Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết một nét móc xuôi phải lên ĐK6 rồi uốn cong xuông ĐK5. + B: * Từ điểm ĐB trên ĐK6 đưa bút lượn xuống về bên phải rồi lại kéo xuống ĐK2, lượn cong về bên trái theo chiều đi lên đến ĐK3 lại vòng về phía phảI rồi đi xuống. DB trên ĐK2 * Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK5, viết 2nét cong liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chữ. DB ở giũă ĐK2 và ĐK3 - HS viết vào vở nháp - Lớp nhận xét - HS trả lời: + g, , h, l: cao 2 li rưỡi + a, i, o, n,…: cao 1 li + d: cao 2 li - HS trả lời - Lớp nhận xét - 1 HS đọc lại bài viết - HS viết bài - HS chữa lỗi Nhận xét của BGH …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTuần 28.doc
Giáo án liên quan