Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Phan Thị Kiều Hoa

I. Mục đích yêu cầu:

 A.Tập đọc:

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ ngữ: sơ tán, san sát, tuyệt vọng, hốt hoảng, lướt thướt.

 - Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

 - Hiểu các từ khó: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.

 - Hiểu ý nghĩa của chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê( sẵn sàng giúp đỡ người khác, hy sinh vì người khác) và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.

 B. Kể chuyện

 1.Rèn kĩ năng nói: Kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý.

 2.Rèn kĩ năng nghe.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Phan Thị Kiều Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyện từ và câu Đ16 Từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy. I.Mục đích, yêu cầu: - Mở rộng vốn từ về thành thị và nông thôn. - Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy. II. Đồ dùng, dạy học: Bản đồ Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học A.Bài cũ:(4/): 2 HS làm miệng BT 1, 3 tiết LTVC tuần 15. Nhận xét. B.Bài mới: (31/') 1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC giờ học. 2.Hướng dẫn bài tập: Bài1: - HS đọc bài, nêu yêu cầu BT - HS trao đổi theo cặp thật nhanh. GV mời đại diện các cặp lần lượt kể. GV treo bản đồ Việt Nam. Kết hợp chỉ tên từng thành phố trên bản đồ. - 1 số HS nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị trí từ phía bắc đến phía nam. - GV yêu cầu HS kể tên 1 vùng quê mà em biết. Bài 2: - HS đọc bài, nêu yêu cầu bài, suy nghĩ, trao đổi phát biểu ý kiến. - GV chốt lại tên 1số sự vật và công việc tiêu biểu ở thành phố, ở nông thôn. Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân. - 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chốt ý đúng. - 3- 4 HS đọc lại đoạn khi đã điền đúng dấu phẩy. 3. Củng cố, dặn dò:(1/) - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS Thủ công Đ16 Cắt dán chữ E. I. Mục tiêu: - HS biết cách cắt, dán chữ E. - Kẻ, cắt, dán, chữ E đúng quy trình kí thuật. - HS yêu thích cắt chữ. II. Chuẩn bị: Kéo giấy thủ công, tranh qui trình III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ( 2/): Kiểm tra đồ dùng học tập. B. Dạy bài mới(33 phút) 1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. Thực hành: a) HĐ 1: Quan sát và nhận xét: - GV giới thiệu mẫu chữ E và hướng dẫn HS nhận xét: độ rộng, chiều cao, .... b) HĐ2: GV hướng dẫn mẫu: - GV nêu các bước thực hiện và làm mẫu cho HS quan sát. + Bước 1: Kẻ chữ E. + Bước 2: Cắt chữ E. + Bước 3: Dán chữ E. - Gọi 1 số HS nêu lại các bước thực hiện. c) HĐ3: HS thực hành cắt dán chữ E - GV tổ chức cho HS thực hành cắt, dán chữ E. - GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. - HS làm xong tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh. 3. Củng cố,dặn dò:(1 phút) - GV hệ thống kiến thức. - Nhận xét giờ. Dặn HS chuẩn bị giờ học sau. Chính tả Đ32 Về quê ngoại. I. Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chính tả: - Nhớ – viết lại chính xác nội dung, đúng chính tả, trình bày đúng10 dòng thơ đầu của bài thơ Về quê ngoại. - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu: tr/ ch. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tậpTiếng Việt 3. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4/) 1 HS đọc cho 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp 1 số từ sau: châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu. B. Bài mới: (31/) 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC giờ học. 2. Hướng dẫn viết chính tả: a) Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc 10 dòng đầu bài thơ Về quê ngoại. - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. Lớp đọc thầm. - HS nêu cách trình bày bài thơ viết theo thể thơ lục bát.(câu 6 lùi vào 2 ô, câu 8 lùi vào 1 ô) - HS tập viết những tiếng các em dễ viết sai ra vở nháp: hương trời, ríu rít, rực màu, ... b) Hướng dẫn HS viết bài: - 1 HS đọc lại 1 lần bài thơ. - GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. - HS tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở. c) Chấm, chữa bài: GV chấm1 số bài, nhận xét từng bài.. 3. Hướng dẫn bài tập: Bài 2: - GV chọn cho HS làm BT 2a. - HS nêu yêu cầu BT.( điền vào chỗ chấm tr/ ch) - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở bài tập. Chữa bài. Lời giải : công cha – trong nguồn – chảy ra – kính cha – cho tròn – chữ hiếu. 4. Củng cố, dặn dò - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học. Dặn dò: về nhà HTL câu ca dao trong BT 2a. Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2007 Toán Đ80 Luyện tập. I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố và rèn luyện kĩ năng tình giá trị của biểu thức dạng cộng và trừ, nhân và chia, cộng – trừ – nhân – chia. II.Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4 ') 1 HS lên bảng làm BT3, Nhận xét. B. Bài mới:(29') 1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. Luyện tập: Bài1: - HS nêu cách tính giá trị biểu thức của 1 số phép tính. - 4 HS lên bảng làm, lớp làm vở. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: - Tiến hành tương tự như BT1. - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Bài 3: - HS tự làm bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. - Chữa bài chốt lại lời giải đúng. Bài 4: - 1HS đọc bài mẫu, GV phân tích mẫu. - Hướng dẫn: đọc biểu thức, tính giá trị của biểu thức ra giấy nháp, tìm số chỉ giá trị của biểu thức có trong bài, sau đó nối biểu thức với số đó. - HS tự làm bài, chữa bài cho HS. 3. Củng cố dặn dò: (2') - Nêu đơn vị kiến thức của tiết học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò HS. Tự nhiên xã hội Đ32 Làng quê và đô thị. I. Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng: - Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.(HĐ1) - Liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân địa phương(HĐ2) II. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4/) Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại ở địa phương em? B. Bài mới:(31/) 1. GTB: GV nêu mục tiêu bài học. 2. HĐ1: Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị: *) Bước 1: Hoạt động cả lớp: - GV hỏi: Em đang sống ở đâu? Hãy miêu tả cuộc sống xung quanh em bằng 3-4 câu. - 4 -5 HS trình bày trước lớp.Nhận xét. - GV kết luận: Như vậy, hầu hết lớp mình đều sống ở làng quê và phần nào các em cũng đã hiểu được cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình. Tuy nhiên, cũng có những bạn HS bằng tuổi các em lại đang sinh sống ở thành phố. Để hiểu rõ hơn cuộc sống ở mỗi nơi, chúng ta cùng bước sang hoạt động tiếp theo. *) bước 2: Thảo luận nhóm: - Chia HS thành các nhóm, tiến hành thảo luận và ghi kết quả ra giấy. - Câu hỏi thảo luận: Quan sát tranh trong SGK và trả lời: + hãy nêu sự khác biệt nổi bật giữa làng quê và đô thị về: Phong cảnh, nhà cửa, đường xá và hoạt động giao thông. + Hoạt động chủ yếu của người dân. Có kể tên 1 số ngành nghề làm ví dụ minh hoạ. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. VD: Nhóm 1: Sự khác biệt giữa làng quê và đô thị TT Sự khác biệt Đô thị Làng quê 1 Phong cảnh Chật hẹp, ít cây cối Nhiều cây cối, ruộng vườn 2 Nhà cửa Nhà cao tầng, không cóvườn cây.... Nhà mái ngói, nhà sàn, vườn cây nuôi động vật. 3 Đường sá Đường bê tông, lát gạch, đường nhựa Đường làng, bờ ruộng 4 HĐ giao thông Nhiều xe cộ: xe máy,..có khi bị tắc đường. Đi bộ, ít xe cộ chỉ có xe máy, xe đạp, xe bò. Nhóm 2: Sự khác biệt giữa làng quê và đô thị TT Sự khác biệt Làng quê Đô thị 1 HĐ chủ yếu của người dân Làm ruộng, trồng rau, nuôi lợn, gà,... Làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp,... 2 VD minh hoạ Trồng trọt, chăn nuôi,.. đi làm công sở, bán hàng *) Bước 3: Liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi em đang sống? - GV chốt ý, HS đọc mục “Bạn cần biết”. 3.HĐ2: Vẽ tranh: - GV nêu chủ đề: Hãy vẽ về quê em - Yêu cầu: Mỗi HS vẽ 1 tranh( nếu HS vẽ chưa xong, về nhà vẽ tiếp) 4.Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung kiến thức của tiết học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò HS. Tập làm văn Đ16 Nghe – kể: Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn. I. Mục đích, yêu cầu: - Nghe- nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung câu chuyện vui: Kéo cây lúa lên. Lời kể vui, khôi hài. - Kể về những điều em biết về thành thị( nông thôn) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý, dùng từ đặt câu đúng. II.Đồ dùng dạy học: VBT, bảng phụ chép sẵn câu hỏi BT2. III.Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(3/) 1 HS kể lại chuyện: Giấu cày. Nhận xét, cho điểm. B. Bài mới:(32/) 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học. 2.Hướng dẫn bài tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập và các gợi ý. Lớp đọc thầm và quan sát tranh minh hoạ. - GV kể cho HS nghe lần 1. - Kể xong, GV hỏi: +Truyện này có những nhân vật nào?( chàng ngốc và vợ) + Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì?( Kéo cây lúa lên cho cao hơn ruộng nhà bên cạnh) + Về nhà anh chàng khoe gì với vợ?( chàng ta khoe đã kéo lúa lên cao hơn ruộng lúa bên cạnh) + Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao?( Cả ruộng lúa nhà mình héo rũ) + Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?( cây lúa bị kéo lên, đứt rễ, nên héo rũ) - GV kể lần 2. - 1HS giỏi kể lại câu chuyện. - Từng cặp HS tập kể. - Ba đến bốn HS thi kể lại câu chuyện trước lớp. - GV hỏi: câu chuyện buồn cười ở điểm nào?( Chàng ngốc kéo cây lúa lên làm lúa chết hết, lại tưởng mình làm cho lúa ruộng nhà mọc nhanh hơn). Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài và các gợi ý trong SGK. - HS nói mình chọn viết về đề tài gì? - 1HS giỏi làm mẫu- dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng, tập nói trước lớp để cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm. - 1 số HS trình bày trước lớp. - Cả lớp bình chọn những bạn nói về thành thị, nông thôn hay nhất. 3.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét biểu dương những HS học tốt. - Dặn dò học sinh. Thể dục Đ32 Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản và đội hình đội ngũ I. Mục tiêu : - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải trái. Yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối chính xác. - Chơi trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi 1 cách tương đối chủ động. II. Địa điểm phương tiện: Sân trường VS sạch sẽ, còi, kẻ sẵn vạch cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1.Phần mở đầu:(5') -Tập hợp báo cáo. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học. - Chạy chậm 1 vòng xung quanh sân tập. - Trò chơi: Tìm người chỉ huy. 2.Phần cơ bản (25') a) Ôn: Tập hợp hàng ngang,dóng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái. - Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của GV. Mỗi nội dung tập 2- 3 lần. - Tập luyện theo tổ tại khu vực đã phân công. GV đến từng tổ nhắc nhở và sửa động tác sai cho HS. *) Biểu diễn thi đua giữa các tổ 1 lần. b) Chơi trò chơi: Con cóc là cậu ông trời. - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. - Cho HS khởi động kĩ các khớp, ôn cách bật nhảy, sau đó mới cho chơi chính thức. 3.Phần kết thúc(5/) - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS.

File đính kèm:

  • docldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (20).doc
Giáo án liên quan