Giáo án Lớp 3 Tuần 10 Năm học: 2013 - 2014 Trường T’H Nguyễn Văn Trỗi

 - Bước dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.

 - Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.

 - Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).

 - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b).

 

doc34 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 10 Năm học: 2013 - 2014 Trường T’H Nguyễn Văn Trỗi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. + Ông bà nội đã sinh ra bố Quang và cô ruột của Quang. - Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại. - Đại diện các cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận. - HS nhắc lại. - HS kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại. - HS treo tranh lên, đại diện 1 em lên giới thiệu họ hàng của mình. - HS chú ý. - HS nhắc lại. - Mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh chị, em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại. - HS thảo luận và chọn tình huống đóng vai. - Các nhóm thể hiện vai diễn qua các tình huống. - Ông bà nội, ông bà ngoại và các cô dì, chú bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình. - HS chú ý.  - HS nhắc lại. - HS chú ý. - HS chuẩn bị. ----------------š&›----------------- Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2013 MĨ THUẬT (Giáo viên bộ môn) ----------------š&›----------------- ANH VĂN (Giáo viên bộ môn) ----------------š&›----------------- TOÁN Tiết 50: Bài toán giải bằng hai phép tính I. Mục tiêu - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3. II. Chuẩn bị - GV: SGK. - HS: SGK, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Bài cũ (4’) - GV nhận xét bài kiểm tra định kỳ. 2.Bài mới: (30’) v Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài “Bài toán giải bằng hai phép tính ”. v Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính. Bài toán 1: - GV mời 1 HS đọc đề bài. - GV hỏi: + Hàng trên có mấy máy bay? + Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy máy bay? - Vẽ sơ để thể hiện số máy bay hàng dưới để có như tóm tắt. + Vậy cả hai hàng có bao nhiêu máy bay? - GV hướng dẫn HS trình bày bài giải như phần bài học của SGK. Bài toán 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. + Bể thứ nhất có mấy con cá? + Số cá bể thứ hai như thế nào so với bể một? + Hãy nêu cách vẽ sơ đồ để thể hiện số cá của bể hai. + Bài toán hỏi gì? + Để tính được tổng số cá của hai bể ta phải làm sao? + Số cá của bể thứ 1 đã biết chưa ? + Số cá của bể thứ 2 đã biết chưa ? - Vậy muốn tính số cá của 2 bể, trước tiên phải tìm số cá của bể 2. + Hãy tính số cá của bể 2? + Hãy tính số cá của hai bể? - GV hướng dẫn HS trình bày lời giải. - Gọi HS đọc lại bài giải, giới thiệu Bài toán này gọi là bài toán giải bằng hai phép tính v Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành Bài 1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán yêu cầu tìm gì? + Muốn tìm số bưu ảnh của 2 anh em ta làm thế nào? - Yêu cầu học sinh làm vào vở, giáo viên chấm bài 5, 7 em, nhận xét. - Gọi học sinh chữa bài, lớp nhận xét, giáo viên nhận xét, ghi điểm. Bài 2: - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS phân tích đề và tự làm bài. ( tương tự như bài 1) - Gọi học sinh chữa bài, lớp nhận xét. - Giáo viên nhận xét, kết luận bài làm đúng. Bài 3: + Bài toán yêu cầu làm gì? +Hãy đọc sơ đồ bài toán. +Bao gạo cân nặng bao nhiêu kg? + Bao ngô như thế nào so với bao gạo? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS đọc thành đề toán và giải . - Yêu cầu làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài . 3. Củng cố - Dặn dò (4’) - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn học sinh chuẩn bị bài mới - HS chú ý. - Nghe và nhắc lại tên bài. - HS đọc đề bài. - Có 3 máy bay. - Có nhiều hơn hàng trên 2 máy bay. Tóm tắt: 3 máy bay Hàng trên 2máy bay Hàng dưới ? máy bay - Có 3 +2 = 5( máy bay) - Quan sát. Giải Số máy bay hàng dưới có là : 3 + 2 = 5 (máy bay) Cả hai hàng có tất cả : 3 + 5 = 8 (máy bay ) Đáp số: 8 máy bay - HS đọc yêu cầu của bài. - Có 3 con cá. - Nhiều hơn so với bể 1 là 3 con cá. - HS nêu và vẽ sơ đồ tóm tắt. Tóm tắt: Bể 1: 4 con cá Bể 2: 3con cá ? con cá + Bài toán hỏi tổng số cá của hai bể. + Biết được số cá của bể thứ nhất và bể thứ hai. + Có 4 con . + Chưa biết số cá của bể thứ hai. - HS thi đua tính . + Bể thứ hai có : 4 + 3 = 7 ( con ) + Cả hai bể có tất cả là : 7 + 4 = 11 ( con ) Giải Bể thứ hai có : 4 + 3 = 7 ( con ) Cả hai bể có tất cả là : 7 + 4 = 11 ( con ) Đáp số : 11 con cá . - HS đọc và chú ý. - HS đọc yêu cầu đề bài. - Anh có 15 tấm ảnh, em ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh. - Cả 2 anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh ? - Tìm số bưu ảnh của em sau đó tìm số bưu ảnh của 2 anh em. Tóm tắt: 15 tấm Anh: 7 tấm ? tấm Em: Bài giải: Số bưu ảnh của em là: 15 – 7 = 8(tấm) Số bưu ảnh của 2 anh em là: 15 + 8 = 23(tấm ) Đáp số: 23 tấm bưu ảnh - HS chú ý. - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS phân tích đề và tự làm bài Tóm tắt: 18 lít Thùng1: 6 lít ?lít Thùng2: Bài giải: Số lít dầu của thùng thứ 2 là: 18+6=24 (lít) Số lít dầu của cả 2 thùng là: 18+24=42(lít) Đáp số: 42lít dầu - HS chú ý. - Nêu bài toán theo sơ đồ rồi giải. - Bao gạo 27kg - Nặng hơn 5 kg. - Số kg cả hai bao gạo và ngô. - 1HS đọc. - HS làm bài vào vở - Thi đua nhìn vào tóm tắt tự đặt một đề toán rồi giải . Giải Bao ngô cân nặng là: 27+5=32 (kg) Cả bao ngô và bao gạo cân nặng là: 27+32=59(kg) Đáp số : 59 kg - HS chú ý. - HS chú ý. - HS chuẩn bị. ----------------š&›----------------- TẬP LÀM VĂN Tiết 10: Tập viết thư và phong bì thư. I. Mục tiêu - Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khỏng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK) biết cách ghi phong bì thư. II. Chuẩn bị - GV: Sgk. Phong bì thư - HS: Sgk, Vở bài tập. Phong bì thư. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Bài cũ (4’) - GV YC HS đọc lại bài: Thư gửi bà và hỏi: + Dòng đầu thư ghi những gì? + Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai? + Nội dung chính thư viết gì ? + Cuối thư ghi gì? - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới (30’) v Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. v Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: - GV mời HS đọc phần gợi ý viết trên bảng phụ. - GV mời 4 – 5 HS nói mình sẽ viết thư cho ai? - GV hướng dẫn: + Em sẽ viết thư cho ai? + Dòng đầu thư em sẽ viết thế nào? + Em viết lời xưng hô với ông như thế nào để thể hiện sự kính trọng? + Trong phần nội dung, em sẽ hỏi thăm ông điều gì, báo tin gì cho ông? + Ở phần cuối thư, em chúc ông điều gì, hứa hẹn điều gì? + Kết thúc lá thư, em viết những gì? - GV nhắc nhở HS chú ý trước khi viết thư. + Trình bày đúng thể thức. + Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp. - GV yêu cầu HS thực hành viết thư vào vở. - GV mời HS đọc bài trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc phong bì được minh hoạ trong SGK. + Góc bên trái (phía trên) của phong bì ghi những gì? + Góc bên phải (phía dưới) của phong bì ghi những gì? + Cần ghi địa chỉ của người nhận như thế nào để thư đến tay người nhận. + Dán tem ở đâu? - GV yêu cầu HS ghi nội dung cụ thể trên phong bì thư. - GV kiểm tra bì thư của một số HS, nhận xét, rút kinh nghiệm. 3. Củng cố - Dặn dò: (4’) - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học . - Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. - HS đọc lại bài: Thư gửi bà - HS chú ý. - Vài em nhắc lại tên bài. - HS cả lớp đọc thầm nội dung BT1. HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo. - HS trả lời. Ví dụ: - Em viết thư gửi cho ông bà. - Bình Định, ngày 22 – 10 – 2009. - Em sẽ viết là: Ông nội kính yêu ! hoặc Ông nội yêu quý của con ! - Em hỏi thăm sức khỏe, báo cho ông biết về kết quả học tập …. - Em chúc ông luôn vui vẻ, mạnh khỏe. Em hứa sẽ chăm học và học thật tốt . - Lời chào ông, chữ kí và tên của em. - HS chú ý. - HS thực hành viết thư. - 3 – 4 HS đọc bức thư mình viết. - HS chú ý. - 2 HS lần lượt đọc. +Viết rõ tên và địa chỉ người gửi thư. +Viết rõ tên và địa chỉ người nhận thư + Ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, huyện….. + Góc bên phải (phía trên phong bì). - HS viết bì thư. - HS đưa kết quả cho GV. - HS chú ý. - HS chuẩn bị. ----------------š&›----------------- THỦ CÔNG Tiết 10: Ôn tập chủ đề phối hợp gấp, cắt, dán hình (tiết 2) I. Mục tiêu - Đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS qua sản phẩm gấp hình hoặc phối hợp gấp, cắt, dán hình đã học. - Làm được ít nhất 2 đồ chơi đã học. - HS khéo tay có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo. - Biết yêu quý sản phẩm lao động do mình làm ra. - Giáo dục ý thức học tập tốt, thói quen lao động tự phục vụ. II. Chuẩn bị - GV: Các mẫu của bài 1, 2, 3, 4. - HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Bài cũ (4’) - GV gọi 2 HS lên thực hiện lại các thao tác gấp, cắt, dán, bông hoa. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới (30’) v Hoạt động 1: Giới thiệu GV giới thiệu và ghi tựa đề v Hoạt động 2: Kiểm tra - Đề kiểm tra: “Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương I”. - GV nêu mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra. - Trước khi kiểm tra, GV gọi HS nhắc lại tên các bài học trong chương I. sau đó GV cho HS quan sát lại các mẫu: - Sau khi nêu rõ mục đích yêu cầu, GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra qua thực hành gấp, cắt, dán một trong những sản phẩm đã học trong chương. Trong quá trình HS thực hiện bài thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành bài kiểm tra. - Cho học sinh trưng bày sản phẩm. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố - Dặn dò: (4’) - Dặn học sinh về nhà tập làm lại. - Dặn HS vứt rác đúng nơi quy định. - 2 HS lên thực hiện lại các thao tác gấp, cắt, dán, bông hoa. - HS chú ý. - HS chú ý, nhắc lại tựa bài. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. -1 HS nhắc lại tên các bài đã học. Bài 1: Gấp tàu thuỷ hai ống khói. Bài 2: Gấp con ếch. Bài 3: Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Bài 4: Gấp, cắt dán bông hoa. - HS thực hành bài làm của mình. - Lớp nhận xét, đánh giá theo tiêu chí đã học. - HS chú ý. - HS thực hiện. - HS thực hiện. ----------------š&›-----------------

File đính kèm:

  • docGA TUAN 10.doc
Giáo án liên quan