Giáo án Lớp 2 Tuần 30 - 33

- Đọc rành mạch toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ r ý; biết đọc r lời nhn vật trong cu chuyện.

- Hiểu ND: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ (trả lời được CH1, 3, 4, 5).

* - Tự nhận thức - Ra quyết định

 

doc82 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 30 - 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háng 05 năm 2014 ( Dạy vào thứ ba ngày 29 tháng 04 năm 2014) TẬP ĐỌC - Tiết 99 - SGK/ 130 LƯỢM Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Đọc rành mạch; Đọc đúng các câu thơ 4 chữ, biết nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ. - Hiểu ND: bài thơ ca ngợi chú bé liên lạc đáng yêu và dũng cảm (trả lời được các CH trong SGK; thuộc ít nhất 2 khổ thơ đầu). B-Phương tiện dạy học: GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. C-Tiến trình dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Bóp nát quả cam. - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi về bài Bóp nát quả cam. - Nhận xét, cho điểm HS. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài - Quan sát tranh, giới thiệu bài, ghi bảng * Hoạt động 3: Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài thơ. Hướng dẫn Hs đọc bài: Giọng vui tươi, nhí nhảnh nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả ngoại hình, dáng đi của chú bé. - Yêu cầu HS đọc từng câu nối tiếp nhau, kết hợp rèn đọc: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh. - Yêu cầu HS luyện đọc từng khổ thơ, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay - Cả lớp đọc đồng thanh * Hoạt động 4: Tìm hiểu bài - Yêu cầu Hs đọc thầm bài và trả lời câu hỏi Sgk. 1/ Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong 2 khổ thơ đầu? ( Lượm bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, chân đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, như chim chích nhảy trên đường vàng ) 2/ Lượm làm nhiệm vụ gì? ( Lượm làm liên lạc, chuyển thư ở mặt trận ) 3/ Lượm dũng cảm ntn? ( Lượm không sợ nguy hiểm, vụt qua mặt trận, bất chấp đạn giặc bay vèo vèo, chuyển gấp lá thư "Thượng khẩn" ) 4/ Em thích những câu thơ nào? Vì sao? ( Hs tự nêu sở thích của mình và giải thích vì sao ) * Hoạt động 5: Luyện đọc lại - Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài thơ. - Đọc đồng thanh cả lớp - Yêu cầu HS học thuộc lòng từng khổ thơ. - GV xoá bảng chỉ để các chữ đầu câu. - Gọi HS học thuộc lòng bài thơ - Nhận xét cho điểm. * Hoạt động 6: Củng cố - Gọi Hs đọc bài thơ. Bài thơ ca ngợi ai? - Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc lòng. D-Phần bổ sung:................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................................................................................................................. TOÁN - Tiết 163 - SGK/ 170 ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Biết cộng, trừ nhẩm các số trịn chục, trịn trăm. - Biết làm tính cộng, trừ cĩ nhớ trong phạm vi 100. - Biết làm tính cộng, trừ khơng nhớ các số cĩ đến ba chữ số. - Biết giải bài tốn bằng một phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 3), bài 2 (cột 1, 2, 4), bài 3 B-Phương tiện dạy học: GV: SGK, Bảng phụ, Phấn màu. HS: Vở, SGK, Bảng con C-Tiến trình dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 ( tt ) - Gọi hs làm bài 4/ 169 - GV nhận xét ghi điểm * Hoạt động 2: Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài học, ghi bảng * Hoạt động 3: Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: ( cột 1, 3 ) Tính nhẩm * Mục tiêu: Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm. - Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài. - Nhận xét bài làm của HS. Bài 2: ( cột 1, 2, 4 ) Tính * Mục tiêu: Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số. - Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài. - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của một số bài tính. - Nhận xét bài của HS. Đổi vở chấm chéo Bài 3: Giải toán * Mục tiêu: Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Giúp Hs phân tích bài toán - Yêu cầu Hs làm bài cá nhân. Gọi hs lên bảng giải - Nhận xét bài làm của Hs. * Hoạt động 4: Củng cố - Tổ chức trò chơi: Chim về tổ - Nhận xét dặn dò: về nhà làm bài 1 ( cột 2 ); bài 2 ( cột 3 ); bài 4/ 170 - Nhận xét tiết học, dặn dò Hs chuẩn bị bài cho tiết sau: Ôn tập phép cộng, trừ ( tt ) D-Phần bổ sung:................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................. LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 33 – SGK/ 129 TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: - Nắm được một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp (BT1, BT2); nhận biết được những từ ngữ nĩi lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam (BT3). - Đặt được một câu ngắn với một từ tìm được trong BT3 (BT4). B-Phương tiện dạy học: GV: Tranh minh hoạ bài tập 1, Giấy khổ to 4 tờ và bút dạ. HS: Vở BT, SGK C-Tiến trình dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Từ trái nghĩa - Cho HS đặt câu với mỗi từ ở bài tập 1. - Nhận xét, cho điểm HS. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài học, ghi bảng * Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập * Mục tiêu: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ nghề nghiệp và từ chỉ phẩm chất của người dân Việt Nam. Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Treo bức tranh và yêu cầu HS suy nghĩ. + Người được vẽ trong bức tranh 1 làm nghề gì? + Vì sao em biết? - Gọi HS nhận xét. - Hỏi tương tự với các bức tranh còn lại. - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Chia HS thành 4 nhóm, phát giấy và bút cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận để tìm từ trong 5 phút. Sau đó mang giấy ghi các từ tìm được dán lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ chỉ nghề nghiệp nhất là nhóm thắng cuộc. - Gv nhận xét, chốt ý đúng Bài 3: - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự tìm từ. - Gọi HS đọc các từ tìm được, GV ghi bảng. - Từ cao lớn nói lên điều gì? - Các từ : cao lớn, rực rỡ, vui mừng không phải là từ chỉ phẩm chất. Bài 4: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi HS lên bảng viết câu của mình. - Nhận xét cho điểm HS đặt câu trên bảng. - Gọi HS đặt câu trong Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. - Gọi HS nhận xét. - Cho điểm HS đặt câu hay. * Hoạt động 4: Củng cố - Tổ chức cho hs viết bảng con những từ chỉ nghề nghiệp - Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập đặt câu. Chuẩn bị bài sau: Từ trái nghĩa. D-Phần bổ sung:................................................................................................................ .......................................................................................................................................................................................................................................................................... TỰ NHIÊN- XÃ HỘI - Tiết 33 - SGK/ 68 MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO Thời gian dự kiến: 35 phút A-Mục tiêu: Khái quát hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm. B-Phương tiện dạy học: GV: Các tranh ảnh trong SGK trang 68, 69. Một số bức tranh về trăng sao. Giấy, bút vẽ. HS: SGK. C-Tiến trình dạy học: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài học, ghi bảng * Hoạt động 2: Vẽ và giới thiệu tranh * Mục tiêu: Hs biết khái quát về hình dạng, đắc điểm của Mặt Trăng. - Gv yêu cầu Hs vẽ và tô màu bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao. - Gv yêu cầu 1 Số Hs giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp. - Từ bức vẽ, Gv yêu cầu Hs nói những gì các em biết về Mặt Trăng - Cho Hs chơi trò chiếu gương để hiểu về ánh sáng Mặt Trăng. - Hs quan sát và đọc chú giải các hình trong Sgk để nói về Mặt Trăng => Kết luận: Mặt Trăng tròn, giống như một “quả bóng lớn” ở xa Trái Đất. Ánh sáng Mặt Trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng Mặt Trời vì Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời xuống Trái Đất. * Hoạt động 3: Thảo luận về các vì sao ( Áp dụng PPBTNB) * Mục tiêu: Hs biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của các vì sao. - Từ các bức vẽ về bầu trời có trăng và sao của Hs. Gv đặt câu hỏi khai thác: + Tại sao em vẽ các ngôi sao như vậy ? + Theo em những ngôi sao có hình gì? Trong thực tế có phải các ngôi sao cũng có cánh như chiếc đèn ông sao không? + Những ngôi sao có toả sáng không? => Kết luận: Các vì sao là những “ quả bóng lửa” khổng lồ giống như Mặt Trời. Có nhiều ngôi sao còn lớn hơn Mặt Trời, nhưng vì chúng ở rất xa Trái Đất nên ta nhìn thấy chúng nhỏ bé trên bầu trời. * Hoạt động 4: Củng cố - Đưa ra câu tục ngữ: “Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa” và yêu cầu HS giải thích. - Nhận xét dặn dò: Yêu cầu HS về nhà tìm thêm những câu tục ngữ, ca dao liên quan đến trăng, sao hoặc sưu tầm các tranh, ảnh, bài viết nói về trăng, sao, mặt trời. DPhầnbổsung:................................................................................................................ ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… * * *

File đính kèm:

  • docGA Thuy Van tuan 3033.doc
Giáo án liên quan