Giáo án Lớp 2 Tuần 20 Năm 2014

I. Mục tiêu:

-Yêu cầu cần đạt:

+Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong bài.

+ Hiểu ND : Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên – nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4).

- Học sinh khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5

- Đọc đúng rõ ràng liền mạch các cụm từ trong câu.

-Giao tiếp: ứng xử văn hóa

-Ra quyết định: ứng phó, giải quyết vấn đề

-Kiên định

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2451 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 20 Năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– nét 1 giống nét 1 của chữ O, nét 2 là nét cong dưới có 2 đầu uốn ra ngoài không đều nhau. - GV viết bảng lớp. - GV hướng dẫn cách viết - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. - HS viết bảng con 1 lượt - GV theo dõi nhận xét uốn nắn. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. ŸMục tiêu: Hs biết viết câu ứng dụng Quê hương tươi đẹp. * Treo bảng phu: Giới thiệu câu: Quê hương tươi đẹp. - Y/c Hs quan sát thảo luận theo cặp và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh ở các chữ. Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? GV viết mẫu chữ: Quê lưu ý nối nét Q và uê. HS viết bảng con: Viết: : Quê - GV nhận xét và uốn nắn. 4. Hoạt động 4: Viết vở Ÿ Mục tiêu: Viết Q (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định. GV nêu yêu cầu viết. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. - Chấm, chữa bài. - GV nhận xét chung. 5. Hoạt động 5: Củng cố- Dặn dò Củng cố: GV cho 2 đội thi đua viết chữ đẹp.Gv nhận xét tuyên dương. Nhận xét – dặn dò: GV nhận xét tiết học. Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. Chuẩn bị: Chữ hoa R IV/ Phần bổ sung:…………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ÂM NHẠC Tiết 20: ÔN TẬP BÀI HÁT: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG Sgk: 16 - Tg: 35’ I/ Mục tiêu: -Yêu cầu cần đạt: +Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. +Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. +Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. -Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. * Lồng ghép HDNGLL: Chơi được trị chơi “ Rồng rắn lên mây” II/ Đồ dùng dạy học: Gv: Nhạc cụ quen dùng Hs: Nhạc cụ gõ III/ Hoạt động dạy-học: 1. Hoạt động 1: Bài cũ Kiểm tra hs hát lại bài hát Trên con đường đến trường. Gv nhận xét đánh giá 2. Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát Trên con đường đến trường - Ôn tập theo từng tổ, nhóm - Hát kết hợp gõ đệm. - Hát kết hợp với múa đơn giản + Gv hướng dẫn: khi hát “ Trên con đường đến trường có cây là cây xanh mát” tay trái đưa lên ngang tầm mắt nhìn. + Khi hát “ Trên con đường đến trường có con là con chim hót” hai tay đưa lên miệng tượng trưng hình ảnh chim hót. 3. Hoạt động 3: * Lồng ghép HDNGLL: Hoạt động vui chơi ( 10 phút) Nội dung:Trò chơi “ Rồng rắn lên mây” - Tổ chức trò chơi: Gv hướng dẫn cách chơi như hướng dẫn sách gv/ 43 - Hs tham gia chơi 4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò Củng cố: Cho hs hát lại bài hát Nx dặn dò: Gv nx tiết học, dặn dò hs ôn lại bài hát trên IV/ Phần bổ sung:……………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. @&? Thứ sáu ngày 17 tháng 1 năm 2014 CHÍNH TẢ Tiết 40: MƯA BÓNG MÂY Sgk: 20 - Tg: 40’ I. Mục tiêu: -Yêu cầu cần đạt: +Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ và các dấu câu trong bài. +Làm được BT 2 a, b; hoặc BT chính tả phương ngữ do GV chọn. - Viết không mắc quá 5 lỗi trên bài. II. Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả. HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Bài cũ “Gió” - Gọi 3 HS lên bảng viết, các hs khác viết bảng con: cá diếc, diệt ruồi, chảy siết. - Nhận xét, cho điểm. * Bài mới Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả . Mục tiêu: Nghe và viết lại đúng bài thơ Mưa bóng mây. - GV đọc bài thơ Mưa bóng mây. Cơn mưa bóng mây lạ ntn? Em bé và cơn mưa cùng làm gì? Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? Các chữ đầu câu thơ viết ntn? - Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó - GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu. - GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa. - Thu chấm 10 bài. Nhận xét bài viết. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả - Baì tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu hs thảo luận theo cặp và làm bài VBT - Nhận xét bài làm của hs, chốt lời giải đúng: Nhớ tiếc, tiết kiệm Hiểu biết, xanh biếc 4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò Củng cố:Tổ chức cho 2 nhóm hs thi tìm tiếng có vần iêt/ iêc. Nhận xét – dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS chú ý học lại các trường hợp chính tả cần phân biệt trong bài. IV/ Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………….. TOÁN Tiết: 100 BẢNG NHÂN 5 Sgk: 101 tg:40p I. Mục tiêu: -Yêu cầu cần đạt: +Nhớ được bảng nhân 5 +Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5). +Biết đếm thêm 5. -Các BT cần làm: Bài 1, 2, 3/101 II. Đồ dùng dạy học - GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 5 chấm tròn hoặc 5 hình tam giác, 5 hình vuông, . . . Kẽ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng. - HS: Vở III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1:Bài cũ “Luyện tập”. - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: - Tính tổng và viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng sau: 3 + 3 + 3 + 3 5 + 5 + 5 + 5 - Nhận xét và cho điểm HS. - Gọi HS khác lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân - Gv nhận xét ghi điểm. 2. Hoạt động 2: Dạy bài mới * Hướng dẫn thành lập bảng nhân 5 . Mục tiêu: Hs biết thành lập và học thuộc bảng bảng nhân 5 - Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn? - Năm chấm tròn được lấy mấy lần? - 5 được lấy mấy lần - 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 5x1=5 (ghi lên bảng phép nhân này). - Gắn tiếp 2 tấm bìa mỗi tấm có 5 chấm tròn. Vậy 5 chấm tròn được lấy mấy lần? - Vậy 5 được lấy mấy lần? - Hãy lập phép tính tương ứng với 5 được lấy 2 lần. - 5 nhân 2 bằng mấy? - Viết lên bảng phép nhân: 5 x 2 = 8 và yêu cầu HS đọc phép nhân này. - Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên. - Yêu cầu HS đọc bảng nhân 5 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này. - Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân. 3. Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Nhớ được bảng nhân 5 - Chơi trò chơi :Phần thưởng - Yêu cầu hs đọc phép tính đúng được phần thưởng GV che phép tính đó .ï Bài 2: Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5). - Yêu cầu hs đọc bài toán, hướng dẫn hs phân tích bài toán, HS làm cá nhân. Bài 3: Biết đếm thêm 5. - Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Gv nhận xét bài làm của hs. - GV chấm n-xet. 4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò Củng cố: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Chim tìm tổ”. Nhận xét – dặn dò: Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 5. IV/ Phần bổ sung:………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. TẬP LÀM VĂN Tiết20: TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA Sgk: 21 - Tg: 40’ I. Mục tiêu -Yêu cầu cần đạt +Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn BT 1. +Dựa vào gợi ý, viết được đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về mùa hè BT 2. II. Đồ dùng dạy học GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp. HS: SGK. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Bài cũ “ Đáp lời chào, lời tự giới thiệu”. Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2 sgk trang 12. Nhận xét, cho điểm HS. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập .Mục tiêu: Hs viết được một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè. Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - GV đọc đoạn văn lần 1. - Gọi HS đọc lại đoạn văn. - Bài văn miêu tả cảnh gì? - Tìm những dấu hiệu cho con biết mùa xuân đến? - Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi ntn? - Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào? - Gọi HS đọc lại đoạn văn. * Tích hợp bảo vệ môi trường: giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường. Bài 2: Qua bài tập 1, các em đã được tìm hiểu một đoạn văn miêu tả về mùa xuân. Trong bài tập 2, các em sẽ được luyện viết những điều mình biết về mùa hè. - GV yêu cầu hs thảo luận theo cặp và trả lời thành câu văn. - Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm? - Mặt trời mùa hè ntn? - Khi mùa hè đến cây trái trong vườn ntn? - Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp ntn? - Em thường làm gì vào dịp nghỉ hè? - Yêu cầu hs làm bài vào VBT - Gọi HS đọc và gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn. - GV chữa bài cho từng HS. Chú ý những lỗi về câu 3. Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò Củng cố: gọi hs đọc bài . Gv nhận xét Nhận xét – dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết đoạn văn vào Vở. Chuẩn bị: Tả ngắn về loài chim. IV/ Phần bổ sung:……………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… SINH HOẠT LỚP TUẦN 20 I/ Nhận xét tuần 20 Tổ trưởng nhận xét tình hình chung trong tổ Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp Giáo viên nhận xét bổ sung + Tuyên dương những việc làm tốt + Động viên nhắc nhở hs chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của hs. II/ Kế hoạch tuần 21: Nhắc nhở hs thực hiện tốt An toàn giao thông Tiếp tục công tác rèn hs yếu và bồi dưỡng hs giỏi. Thực hiện nghiêm túc công tác hỗ trợ hs yếu Tăng cường kiểm tra dò bài đầu giờ.

File đính kèm:

  • docTUAN 20.doc
Giáo án liên quan