Giáo án lớp 2 (Buổi 1) Tuần 2 - Nguyễn Thị Kim Dung

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ khó : yên lặng, nửa, tấm lòng,. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (cô giáo)

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK : bí mật, sáng kiến, lặng lẽ,.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Đề cao lòng tốt, khuyến khích học sinh làm việc tốt

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 (Buổi 1) Tuần 2 - Nguyễn Thị Kim Dung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét và chữa bài. GV củng cố cách đặt tính, tính và cho HS nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng và phép trừ. Bài 4 : HS đọc bài toán Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán. HS tự làm bài vào vở. GV giúp HS làm bài - Chữa bài. Bài giải Số học sinh đang tập hát cả hai lớp có là : 18 + 21 = 39 (học sinh) Đáp số : 39 học sinh. 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS hoàn thiện các bài tập. ___________________________ Tiết 4 : Thể dục Dàn hàng ngang, dồn hàng. Trò chơi "Nhanh lên bạn ơi" I. Mục tiêu. - Ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ. Yêu cầu thực hiện chính xác và đẹp hơn giờ trước. Ôn trò chơi “Nhanh lên bạn ơi !”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. Địa điểm và phương tiện : Địa điểm : trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. Phương tiện : 1 còi , kẻ sân cho trò chơi :Nhanh lên bạn ơi !" . Lên lớp 1. Phần mở đầu (6-10 phút) - GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu nhiệm vụ bài học : 1 - 2 phút. Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát : 1 – 2 phút. Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp : 1 - 2 phút. Ôn bài thể dục lớp 1 : Mỗi động tác 2 x 8 nhịp, do cán sự lớp hoặc GV điều khiển. 2. Phần cơ bản (18-22 phút) Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, điểm số, quay trái, quay phải : 2 - 3 lần. Lần 1 : GV điều khiển. Lần 2 : Cán sự lớp điều khiển - GV theo dõi và giúp đỡ. Lần 3 : Từng tổ tập, cán sự tổ điều khiển - GV theo dõi. Dàn hàng ngang, dồn hàng : 2 lần. GV hướng dẫn : Dàn hàng cách một cánh tay, mỗi lần dàn hàng, Gv chọn HS làm chuẩn ở vị trí khác nhau (đứng ở ngoài cùng bên phải hay bên trái, đứng trong hàng), sau đó dồn hàng. Nếu chỉ định HS đứng trong hàng làm chuẩn, thì HS này không cần giơ tay sang ngang như khi đứng ở đầu hàng. GV dùng khẩu lệnh để HS dàn hàng và dồn hàng. Trò chơi "Nhanh lên bạn ơi!" + GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi (có thể cho 1 nhóm 2 - 3 HS làm mẫu cách chơi), sau đó cho chơi thử. + GV thổi còi để bắt đầu cuộc chơi, trong khi các em chơi có thể động viên bằng hô "Nhanh, nhanh, nhanh lên" cho sinh động, hấp dẫn và tăng nhịp độ cuộc chơi. + GV nhận xét đánh giá có phân thắng thua. 3. Phần kết thúc (4- 6 phút) - Cúi người thả lỏng : 5 – 6 lần. Nhảy thả lỏng: 4 – 5 lần. - GV cùng HS hệ thống bài.- Nhận xét và giao bài về nhà. ________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 18 tháng 09 năm 2009 Tiết 1 : Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp HS củng cố về : Phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. Phép cộng, phép trừ (tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ, phép cộng, thực hiện phép tính.) Giải bài toán có lời văn. Quan hệ giữa dm, cm. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu Kiểm tra bài cũ: HS lên chữa bài về nhà. Dạy bài mới : Giới thiệu bài và ghi bảng. Thực hành : Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu : Viết các số : 25, 62, 99, 87, 39, 85 theo mẫu : 25 = 20 + 5 GV hướng dẫn HS làm mẫu : 25 gồm có mấy chục và mấy đơn vị ? Nên ta viết 25 dưới dạng phép cộng các chục và đơn vị đó là : 25 = 20 + 5. HS lên bảng lần lượt làm tương tự theo mẫu với các số còn lại. Nhận xét và chữa bài. GV củng cố cho HS nhắc lại cách làm. Bài 2 :Viết số thích hợp vào ô trống : a) Số hạng 30 52 9 7 Số hạng 60 14 10 2 Tổng b) Số bị trừ 90 66 19 25 Số trừ 60 52 19 15 Hiệu HS nêu yêu cầu :Viết số thích hợp vào tổng và hiệu. HS lần lượt lên bảng làm.- Dưới lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa. GV lưu ý HS nhận xét và rút ra : Số bị trừ = số trừ thì hiệu bằng 0. GV củng cố : Muốn tính tổng ta làm thế nào ? Muốn tính hiệu ta làm thế nào ? Bài 3 : HS đọc và nêu yêu cầu : Tính : - + - + 48 65 32 56 30 11 22 16 HS lần lượt lên bảng làm từng phép tính. Cả lớp làm vào bảng con. Nhận xét và chữa bài. GV củng cố cách thực hiện phép trừ, phép cộng. Bài 4 : 2 HS đọc bài toán. Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán. 1 HS lên bảng giải bài toán. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. Bài giải Số quả cam chị hái được là : 85 – 44 = 41 (quả) Đáp số : 41 quả cam. GV củng cố : Muốn biết chị hái được bao nhiêu quả cam ta làm thế nào ? Củng cố, dặn dò : GV cho HS nhắc lại nội dung bài. GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau. _______________________________ Tiết 2 : Tập làm văn Chào hỏi - Tự giới thiệu Mục đích yêu cầu Rèn kĩ năng nghe và nói : Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu. Có khả năng tập trung nghe bạn phát biểu và nhận xét ý kiến của bạn. Rèn kĩ năng viết : Biết viết một bản tự thuật ngắn. Các hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ : bài tập 3 tuần 1. Dạy bài mới Giới thiệu bài và ghi bảng Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1 : Nói lời của em : HS đọc và nêu yêu cầu. HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu theo nhóm đôi. HS trình bày trước lớp – Nhận xét và bổ sung. GV nhắc HS khi chào thể hiện lời nói, thái độ lịch sự, có văn hoá. VD : Chào bố, mẹ để đi học, em lễ phép : Con chào bố (mẹ), con đi học ạ ! Chào thầy, cô khi đến trường, em lễ độ nói : Em chào cô (thầy) ạ ! Chào bạn khi gặp nhau ở trường, em vui vẻ nói : Chào cậu./ Chào Lan. Bài 2 : Nhắc lại lời các bạn trong tranh : HS đọc và nêu yêu cầu. HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi : Tranh vẽ những ai ? Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào ? Mít chào Bóng Nhựa, Bút Thép và tự giới thiệu như thế nào ? Nêu nhận xét về cách chào hỏi của 3 nhân vật trong tranh. HS trả lời – GV nhận xét và chốt lại : Ba bạn học sinh chào hỏi và tự giới thiệu với nhau rất lịch sự, đàng hoàng, bắt tay thân mật như người lớn. Các em hãy học cách chào hỏi và tự giới thiệu của các bạn. Bài 3 : HS đọc và nêu yêu cầu : Viết bản tự thuật theo mẫu : GV nhắc HS chú ý : Nhớ viết hoa chữ đầu dòng và tên riêng. HS làm vào vở – GV theo dõi và uốn nắn. Nhiều HS đọc bản tự thuật. GV nhận xét và cho điểm. GV chốt lại : Ta cần viết bản tự thuật một cách chính xác. Củng cố dặn dò: GV nhận xét chung về tiết học. Dặn HS tập kể về mình người thân nghe, tập chào hỏi cho có văn hoá, về nhà làm vào VBT. __________________________________ Tiết 3 : Tự nhiên và xã hội Bộ xương Mục tiêu : Sau bài học, HS biết : Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể. Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo. Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ bộ xương, phiếu rời ghi tên một số xương, khớp xương, VBT. Hoạt động dạy học : Bài cũ : Dạy bài mới Giới thiệu và ghi bảng : Trong cơ thể có những xương nào ? Chỉ, vị trí, nói tên và vai trò của xương đó. HS tự sờ nắn trên cơ thể mình để nhận ra phần xương cứng ở bên trong, chỉ vị trí và nói tên vai trò của một số xương đó. GV giới thiệu và ghi bảng. Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ bộ xương : HS quan sát bộ xương, chỉ và nói tên một số xương, khớp xương. GV treo tranh vẽ bộ xương phóng to lên bảng. HS lên bảng chỉ và nói tên xương và khớp xương vào tranh vẽ. Hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không ? Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống, các khớp bả vai, khuỷu tay, đầu gối. GV KL : Bộ xương của cơ thể có rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng như não, tim, phổi... Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được. Hoạt động 2 : Thảo luận về cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương : Bước 1 : Hoạt động theo cặp : HS quan sát hình 2, 3 tr 7 và trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh. Bước 2 : Hoạt động cả lớp : Tại sao hằng ngày chúng ta phải ngồi, đi đứng đúng tư thế ? Tại sao các em không nên mang vác, xách các vật nặng ? Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt ? HS thảo luận và trình bày. Nhận xét và bổ sung. GVKL : Chúng ta đang ở tuổi lớn, xương còn mềm yếu, ngồi học không ngay ngắn, ngồi học ở bàn ghế không phù hợp, nếu phải mang vác nặng hoặc mang vác không đúng cách,... sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống. Muốn xương phát triển tốt, chúng ta cần có thói quen ngồi học đúng ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học đeo cặp trên hai vai. Củng cố dặn dò : - Cần làm gì để xương phát triển tốt ? GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài giờ sau. __________________________________ Tiết 4 : Chính tả (nghe viết) Làm việc thật là vui Mục đích, yêu cầu Rèn kĩ năng viết chính tả : Nghe viết chính xác đoạn cuối trong bài : Làm việc thật là vui. Củng cố quy tắc g/ gh (qua trò chơi thi tìm chữ) Ôn bảng chữ cái : Thuộc lòng bảng chữ cái. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết quy tắc g/ gh. Các hoạt động dạy học Bài cũ : 2 HS đọc thuộc 10 chữ cái từ p đến y. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. Hướng dẫn HS nghe viết : Hướng dẫn HS chuẩn bị GV đọc bài chính tả - 2HS lại. HS nêu nội dung bài chính tả : Bài chính tả cho em biết bé làm những việc gì ? (làm bài, đi học,quét nhà, nhặt rau, chơi với em) Bài chính tả có mấy câu ? Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất ? HS viết vào bảng con : quét nhà, nhặt rau, bận rộn,… GV đọc cho HS viết bài vào vở. GV đọc lại cho HS soát bài . Chấm, chữa bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Bài 2 : HS đọc và nêu yêu cầu : Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g/ gh : GV cho 2 nhóm, mỗi nhóm 5 HS lần lượt đố nhau, nhóm đố đứng tại chỗ, nhóm bị đố lên bảng, 1 HS bên đố nêu vần – 5 HS nhóm kia viết lên bảng tiếng có nghĩa thích hợp. Tiếp tục cho đến người thứ 2,3,4,5 và ngược lại. Nhận xét và chữa bài. GV tổng kết trò chơi. GV treo bảng phụ quy tắc viết g/gh : Viết gh đi với i, e, ê. Viết g đi với các âm còn lại : a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. Bài 3 : Sắp xếp tên 5 HS theo thứ tự bảng chữ cái. HS đọc và nêu yêu cầu. GV giúp HS nắm vững yêu cầu. HS lên bảng làm – Cả lớp làm vào VBT. Nhận xét và chữa bài : An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan. Củng cố dặn dò : HS đọc thuộc bảng chữ cái và nhắc lại quy tắc viết g/gh. GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. ________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 2(3).doc
Giáo án liên quan