Giáo án lớp 1 tuần 25 - Trường Tiểu học Thanh Bình

Tập đọc

TRƯỜNG EM

I. Mục tiêu:

 -Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, máy trường.

 -Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn hs

 -Trả lời được câu hỏi 1, 2 (sgk)

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh minh họa SGK

 HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định: Hát

2. Bài cũ:

 -Hôm qua cô dạy em học vần gì?

 -HS đọc bài SGK theo cụm

 -HS viết bảng con vần , tiếng, từ

 -HS viết các âm

 3. Bài mới

 Hoạt động 1: giới thiệu bài

 Hoạt động 2: luyện đọc

 -Gv đọc diễn cảm toàn bài 1 lần, hs đọc thầm

 -Hs mở sgk dùng viết chì gạch chân từ khó

 a. Luyện đọc tiếng từ khó:

 -Gv chỉ âm, vần, tiếng- hs đọc

 -Gọi hs đọc từ (không thứ tự)

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 25 - Trường Tiểu học Thanh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều gì? 3. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện đọc -Gv đọc diễn cảm toàn bài 1 lần, hs đọc thầm -Hs mở sgk dùng viết chì gạch chân từ khó a. Luyện đọc tiếng từ khó: -Gv chỉ âm, vần, tiếng- hs đọc -Gọi hs đọc từ (không thứ tự) b. Luyện đọc sgk -Gv đọc mẫu, hs đọc thầm -Tương tự cho đến hết bài (gv nhắc nhở các em khi đọc bài gặp dấu câu phải nghỉ hơi 1 chút) -Hs đọc bài sgk (cả bài) -Hs đọc từng câu nối tiếp nhau c. Luyện đọc đoạn, bài -Hs đọc đoạn nối tiếp nhau , hs đọc cả bài d. Ôn vần đã học: -Gọi hs đọc câu hỏi thứ nhất sgk -Tìm tiếng trong bài có vần ang, hs viết bảng con -Gọi hs đọc câu hỏi thứ hai sgk -Tìm tiếng ngồi bài có vần ang, ac viết bảng con Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dị: -Nhận xét -Chuẩn bị học tiết 2 Tiết 2 Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài -Gv đọc mẫu bài lần 1, hs đọc thầm -Hs đọc cá nhân cả bài -Hs đọc 2 câu đầu – gv hỏi: -Bố cho Giang cái gì? -Hs đọc câu thứ 3, gv hỏi: -Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở? -Hs đọc tiếp câu thứ tư, gv hỏi: -Bố Giang khen bạn ấy thế nào? -Gv nhận xét, tuyên dương -Gv đọc diễn cảm toàn bài, hs đọc Hoạt động 2: Hd hs tự làm và trang trí một nhãn vở -Gv hướng dẫn cách chơi: mỗi em phải tự mình làm được một nhãn vở, trang trí, cắt dán cho nhãn vở đẹp, sau đó viết vào nhãn vở -Hs xem mẫu trang trí trong sgk, hs làm nhãn vở 4.Củng cố: -Em học tập đọc bài gì ? -HS đọc lại bài 5. Dặn dò -Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi sgk -Đọc trước bài mới @Rút kinh nghiệm: Thủ công Cắt dán hình chữ nhật ( tiết 2 ) I. Mục tiêu: - Học sinh kẻ đúng và cắt hình chữ nhật trên giấy màu đẹp. II. Chuẩn bị: - GV : Hình chữ nhật mẫu dán trên giấy nền,tờ giấy kẻ ô lớn. - HS : Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công. III. Các hoạt động dạy học: 1.Ổn định: Hát 2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn. 3. Bài mới : Ÿ Hoạt động 1 : Giáo viên nhắc lại cách cắt hình chữ nhật. Để kẻ hình chữ nhật ta dựa vào mấy cách? Cách kẻ và cách cắt nào đơn giản,ít thừa giấy vụn? Ÿ Hoạt động 2 : Học sinh thực hành kẻ,cắt dán hình chữ nhật theo trình tự : Kẻ hình chữ nhật theo 2 cách sau đó cắt rời và dán sản phẩm vào vở thủ công. Giáo viên nhắc học sinh phải ướm sản phẩm vào vở thủ công trước sau đó bôi lớp hồ mỏng,đặt dán cân đối và miết hình phẳng. 4. Củng cố : Học sinh nhắc lại cách cắt hình chữ nhật đơn giản. 5. Nhận xét – Dặn dò : - Giáo viên nhận xét về tinh thần học tập,chuẩn bị đồ dùng học tập,kỹ thuật kẽ,cắt dán và đánh giá sản phẩm của học sinh. - Thu dọn vệ sinh. - Học sinh chuẩn bị giấy màu,giấy vở có kẻ ô,bút chì,thước kẻ,kéo,hồ dán để học bài cắt dán hình vuông. @Rút kinh nghiệm: Toán KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II Thứ sáu, ngày 28 tháng 02 năm 2013 TNXH CON CÁ I. Mục tiêu: -Kể tên và nêu ích lợi của con cá -Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật -Biết tên một số loại cá và nơi sinh sống của chúng II. Chuẩn bị: GV: Tranh con cá HS:vở bài tập TNXH III. Các hoạt động dạy học: 1.Ổn định: Hát 2. Bài cũ: - Tuần rồi em học TNXH bài gì? - Đồ dùng nào được làm bằng gỗ 3. Bài mới Hoạt động 1: Quan sát con cá -HS quan sát con cá và trả lời câu hỏi +Tên của con cá +Chỉ và nói tên các bộ phận của con cá? +Cá sống ở đâu? +Nó bơi ở bộ phận nào? -HS trả lời, các nhóm khác bổ sung -GV kết luận -HS làm bài tập trong vở BTTNXH Hoạt động 2:Làm việc với SGK -HS quan sát các bức tranh trong SGK và TLCH -Người ta dùng gì để bắt cá trong hình vẽ trang 53 -Em biết những cách nào để bắt cá -Em biết những loại cá nào? -Em thích ăn loại cá nào? -An cá có lợi ích gì? Hoạt động 3:Thi vẽ và mô tả con cá -HS vẽ con cá vào vở BTTNXH 4.Củng cố: -Em vừa học TNXH bài gì ? 5. Dặn dò -Chuẩn bị: Con gà @Rút kinh nghiệm: Chính tả TẶNG CHÁU I. Mục tiêu: -Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng 4 câu thơ bài tặng cháu trong khoảng 15 đến 17 phút -Điền đúng chữ l, n vào chỗ trống hoặc dấu hỏi, dấu ngã vào chữ in nghiêng -Bài tập (2) a hoặc b II. Chuẩn bị: GV: Tranh, HS:Vở chính tả III. Các hoạt động dạy học: 1.Ổn định: Hát 2. Bài cũ: -Kì rồi em viết chính tả bài gì? -GV kiểm tra tập của hs viết sai về nhà viết lại 3. Bài mới Hoạt động 1: giới thiệu bài Hoạt động 2: hd hs tập chép -Gv viết bảng bài thơ tặng cháu, hs đọc lại bài thơ -Hs tìm những tiếng dễ viết sai viết ra bảng con: cháu, gọi, là, ra, mai sau, giúp, nước non -Gọi hs đọc lại những từ đã viết -Hs tập chép vào vở -Gv hướng dẫn cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, viết đề bài vào giữa trang vở, viết lùi vào 3 ô chữ đầu của đoạn văn -Gv đọc lại bài, chỉ từng chữ lên bảng, hs soát lại, gạch chữ viết sai viết ra lề vở -Gv chữa lên bảng những lỗi phổ biến -Hs đổi vở cho nhau sửa lỗi, gv chấm điểm 1 số vở Hoạt động 3: hd hs làm bài tập chính tả a. Điền chữ l hay n: hs đọc yêu cầu -Gv nói: mỗi từ có một chỗ trống phải điền chữ n hay l thì mới được từ hoàn chỉnh -1 hs lên bảng làm mẫu, gv cho hs làm bài tập b. Điền dấu hỏi hay dấu ngã: hs đọc yêu cầu bài -gv nói: phải điền vào các từ ngữ dấu hỏi hay dấu ngã mới hoàn chỉnh -Hs lên làm mẫu, hs làm bài tập vào vở 4.Củng cố: -Em vừa viết chính tả bài gì ? 5. Dặn dò -Chuẩn bị bài : Bàn tay mẹ @Rút kinh nghiệm: Kể chuyện RÙA VÀ THỎ I. Mục tiêu: -Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh -Hiểu lời khuyên của câu chuyện: chớ nên chủ quan, kiêu ngạo -GD học sinh đức tính khiêm tốn II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa câu chuyện HS:SGK III. Các hoạt động dạy học: 1.Ổn định: Hát 2. Bài cũ: -GV kiểm tra ĐDht của học sinh 3. Bài mới Hoạt động 1: giới thiệu bài Hoạt động 2: gv kể chuyện -Gv kể chuyện 2, 3 lần với giọng diễn cảm -Kể lần 1 hs biết câu chuyện -Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ -Giúp hs nhớ câu chuyện -Chú ý kĩ thuật kể: -Lời vào chuyện khoan thai, lời thơ đầy kiêu căng, ngạo mạn -Lời rùa chậm rãi, khiêm tốn, nhưng đầy tự tin dám thách thỏ. -Bị thách thức, thỏ càng tự đắc, cao giọng kể cả chấp rùa cả 1 khoảng đường Hoạt động 3: hd hs kể từng đoạn câu chuyện theo tranh -Gv hd hs xem tranh 1 trong sgk, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi -Tranh 1 vẽ gì?, câu hỏi dưới tranh là gì? -Gv yêu cầu mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1, hs nhận xét -Tương tự hs kể tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 Hoạt động 4: hd hs phân vai kể toàn chuyện -Gv tổ chức cho các nhóm hs thi kể toàn câu chuyện -Kể lần 1, gv đóng vai người dẫn chuyện, những lần sau kể mới giao cả vai người dẫn chuyện cho hs Hoạt động 5: giúp hs hiểu ý nghĩa câu chuyện -Gv hỏi: -Vì sao thỏ thua rùa? -Câu chuyện này khuyện các em điều gì? -Câu chuyện khuyên các em chớ chủ quan kiêu ngạo như thỏ sẽ thất bại -Hãy học tập rùa, rùa chậm chạp như thế mà nhờ kiên trì nhẩn nại đã thành công 4.Củng cố: -Em vừa nghe câu chuyện gì ? 5. Dặn dò -Chuẩn bị:KTGHKII @Rút kinh nghiệm: SINH HOẠT TẬP THỂ TỔNG KẾT TUẦN 25 I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: - Học sinh nắm được kết quả Hoạt động thi đua của tổ và của mình trong tuần. - Học sinh nhận ưu điểm và tồn tại của bản thân nêu phương hướng phấn đấu phù hợp bản thân. - Học sinh nắm được nội dung thi đua tuần sau. 2) Kĩ năng: - Học sinh mạnh dạn, tự tin, nói lưu loát trước tập thể. - Học sinh biết phê và tự phê. 3) Thái độ: - Học sinh có tính tự quản, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn. II. Chuẩn bị: + Giáo viên: - Ghi nhận các mặt hoạt động, nội dung thi đua tuần sau, các bài hát cho học sinh tham gia. + Học sinh: - Ý kiến cần phát biểu. III. Các hoạt động: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1) Khởi động: 2) Giới thiệu: 3) các hoạt động: Hoạt động 1: GV nhận xét tuần qua - Nhìn chung các em thực hiện tốt nề nếp nhưng vẫn còn một số em chưa làm bài, chưa học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Vẫn còn một số bạn chưa trực nhật và làm vệ sinh lớp. Biện pháp khắc phục: - Vào lớp phải nghiêm túc, trật tự, không đùa giỡn. - Giữ gìn trường lớp sạch sẽ, gọn gàng. - Xếp hàng ngay ngắn khi ra vào lớp, ra về, tập thể dục giữa giờ. - Cần đem đủ sách vở, đồ dùng học tập theo thời khoá biểu. - Vào lớp chú ý nghe thầy giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, trình bày tập vở sạch đẹp. Hoạt động 2: Bình chọn tổ, học sinh xuất sắc, học sinh tiến bộ + Tổ (Cá nhân) xuất sắc: + Tổ (Cá nhân) tiến bộ: Hoạt động 3: Giáo viên nêu nội dung thi đua tuần sau a/. Chuyên cần: - Đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép. - Đảm bảo bài học, bài làm trước khi đến lớp. b/. Học tập: - Củng cố lại nề nếp học tập. - Có đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, đồ dùng học tập khi đến lớp. - Học tập nghiêm túc kể cả những tiết sinh hoạt ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp… - Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp. - Tích cực thi đua và giúp đỡ bạn bè trong học tập. c/. Kỷ luật: - Xếp hàng ra vào lớp, ra về ngay ngắn. - Xếp hàng ngay ngắn, giữ gìn trật tự khi sinh hoạt dưới cờ. - Vui vẻ, hòa đồng với bạn bè. - Không chơi những trò chơi có tính bạo lực như: đánh nhau, chạy đuổi trong giờ chơi… - Lễ phép với thầy, cô và người lớn tuổi. c/. Vệ sinh: - Vệ sinh trường lớp sạch đẹp. - Vệ sinh cá nhân, để phòng tránh một số bệnh: tay chân miệng, ngộ độc thức ăn… - Chăm sóc cây xanh, bồn hoa trước lớp. d/. Phong trào: - Tập thể dục đầy đủ, nhanh, đúng động tác. - Tiếp tục thực hiện “Đôi bạn cùng tiến”. Hoạt động 4: Kết thúc - Một vài em nhắc lại những việc cần thực hiện trong tuần sau. - Sinh hoạt văn nghệ - vui chơi. - Hát. - Các bạn có mang theo đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, dụng cụ học tập khi đến lớp. + Lao động: Thực hiện tốt vệ sinh trong lớp, vệ sinh cá nhân. - Phân lại trực nhật: mỗi tổ trực một tuần. - Học sinh bình chọn cá nhân xuất sắc. - Học sinh bình chọn cá nhân tiến bộ. - Học sinh nêu phương hướng phấn đấu tuần sau. (thống nhất với nhận xét và nội dung thi đua của giáo viên hoặc có thay đổi bổ sung gì thêm.)

File đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 25.doc
Giáo án liên quan