Giáo án lớp 1 tuần 25 - Trường Tiểu học Bình Thuận

Tập đọc

Bài : Trường em

I. Mục tiêu:

 - HS đọc trơn được cả bài: Trường em. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

 - Tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần ai, ay theo mẫu về trường, lớp của mình (Yêu cầu dành cho HS khá, giỏi).

 - Hiểu được nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với các bạn học sinh (trả lời được câu hỏi 1, 2 - SGK). Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu mến mái trường.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài Tập đọc và phần luyện nói trong SGK.

 - Bảng nam châm, bộ chữ HVTH.

 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 25 - Trường Tiểu học Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hục và 0 đơn vị Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị -Học sinh nhận xét (cá nhân). Bài 2: 1 học sinh nêu yêu cầu bài 2: Viết số theo thứ tự từ bé đến lớn Viết số theo thứ tự từ lớn đến bé -Ở ý a, HS nhận xét nêu số bé nhất là 9, số lớn nhất là 50. Sau đó ghi vào ô trống: 9 13 30 50 -Ở ý b, HS nhận xét nêu số lớn nhất là 80, số bé nhất là 8. Sau đó ghi vào ô trống: 80 40 17 8 Bài 3: -ý a) Học sinh tự làm bài trên phiếu bài tập. + 70 + 20 - 80 - 80 + 10 - 90 20 70 30 50 60 40 90 90 50 30 70 50 -Học sinh làm trên phiếu bài tập (2 HS làm trên bảng): 50 + 20 = 70 60cm + 10cm = 70cm 70 - 50 = 20 30cm + 20cm = 50cm 70 - 20 = 50 40cm - 20cm = 20cm Bài 4: 1 HS đọc đề bài. -Học sinh tự làm trên phiếu (1 HS làm trên bảng): Bài giải : Số bức tranh cả 2 lớp vẽ được là: 20 + 30 =50 ( bức tranh ) Đáp số: 50 bức tranh Bài 5: - Học sinh học nhóm vẽ theo yêu cầu của giáo viên - Nhóm trưởng lên trước lớp trình bày bài làm của nhóm . -Học sinh nhận xét bài của bạn. 4.Củng cố dặn dò : - Chuẩn bị ôn luyện các dạng toán cộng, trừ các số tròn chục, cấu tạo các số có 2 chữ số tròn chục, thứ tự các số đã học. Nhận dạng hình và điểm ở trong và ngoài 1 hình để chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ II - Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt Toán Tiết 100: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II (Đề do nhà trường ra) ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ : Thống kê kết quả bài KTĐK : Điểm dưới 5 1 2 3 4 Cộng Điểm từ 5 - 10 5 6 7 8 9 10 Cộng Nhận xét ưu, khuyết điểm : SINH HOAÏT TAÄP THEÅ I. Muïc tieâu: - HS bieát ñöôïc nhöõng vieäc laøm ñöôïc vaø chöa laøm ñöôïc trong tuaàn 25. - HS bieát ñöôïc keá hoaïch hoaït ñoäng trong tuần 26. II. Tieán haønh sinh hoaït: 1. GV nhaän xeùt, ñaùnh giaù chung nhöõng vieäc HS ñaõ laøm, chöa laøm ñöôïc trong tuaàn: 2. Tuyeân döông, pheâ bình: 3. Phoå bieán Keá hoaïch hoaït ñoäng tuaàn sau: KÝ DUYỆT TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU Tự nhiên - xã hội TUẦN 25: CON CÁ (GDKN SỐNG) I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh: + Kể tên và nêu ích lợi của cá. + Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật. Kể tên một số loài cá sống ở nước ngọt và nước mặn (Yêu cầu mang tính nâng cao dành cho học sinh khá, giỏi). GDKNS: Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, phát triển kĩ năng giao tiếp. + Có ý thức cẩn thận khi ăn cá khỏi bị mắc xương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Một số con cá thả trong bình nhỏ. 2. Học sinh: Mỗi nhóm một con cá để trong bình nhỏ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: + H: Cây gỗ có mấy bộ phận, là những bộ phận nào ? + H: Cây gỗ được trồng để làm gì ? + H: Hãy kể những việc em có thể làm được để chăm sóc và bảo vệ cây gỗ trong trường, ở nhà, ngoài đường phố ? - GV nhận xét việc chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: a. Khám phá: Hoạt động 1: Khởi động và giới thiệu bài: - Cho HS quan sát bình cá. +H: Trong chiếc bình này có con vật gì ? + Hãy nói những điều em biết về con cá này ? + Giới thiệu và ghi tựa bài: Cá là loài vật rất gần gũi với đời sống của con người. Có những loài cá nào ? Cá có các bộ phận bên ngoài nào ? Cá có ích lợi gì đối với đời sống của con người ? Người ta đánh bắt cá như thế nào ? Để trả lời các câu hỏi đó, cô trò mình cùng tìm hiểu bài CON CÁ - Ghi tựa. b. Kết nối: Hoạt động 2: Quan sát con cá - GV giới thiệu con cá của mình: Con cá này tên là cá chép. Nó sống ở ao, hồ, sông, ngòi (vùng nước ngọt). + H: Các con mang đến loại cá gì ? Nó sống ở đâu ? - Yêu cầu từng nhóm HS quan sát con cá và trả lời các câu hỏi sau: + H: Em hãy chỉ và nói tên bộ phận bên ngoài con cá ? + H: Cá sử dụng những bộ phận nào của cơ thể để bơi ? + H: Cá thở như thế nào ? - GV có thể dụng câu hỏi phụ để hướng dẫn các nhóm thảo luận: + H: Nêu các bộ phận của cá ? + H: Bộ phận nào của con cá đang chuyển động ? + H: Tại sao con cá lại mở miệng ? + H: Tại sao nắp mang của con cá đang chuyển động ? - Yêu cầu một số nhóm lên trình bày (mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu hỏi, các nhóm khác bổ sung). - Kết luận: Con cá có đầu, mình, đuôi, các vây. Cá bơi bằng đuôi và các vây, cá há miệng ra để cho nước chảy vào. Khi cá ngậm miệng nước chảy qua các lá mang, oxy tan trong nước được đưa vào máu cá. Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa. - Yêu cầu HS quan sát theo từng cặp và luân phiên nhau hỏi và trả lời theo các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Yêu cầu một số cặp HS lên trình bày (hỏi và đáp). + H: Người ta dùng cái gì khi đi câu cá ? + H: Em hãy kể một số cách bắt cá khác mà em biết ? + H: Em thích ăn loại cá nào ? + H: Tại sao chúng ta cần ăn nhiều cá ? Khi ăn cá, em cần chú ý điều gì ? - Kết luận: Có rất nhiều cách bắt cá: kéo lưới, giăng lưới, kéo vó, quăng chài, câu v.v. Cá có nhiều chất đạm. Vì vậy ăn cá rất có lợi cho sức khoẻ. Khi ăn chúng ta cần phải cẩn thận tránh mắc xương. c. Thực hành: Hoạt động 4: Nêu tên các loài cá. - Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi về tên các loài cá và nơi ở của chúng (nước ngọt, nước mặn, nước lợ) mà mình biết sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, ghi điểm. d. Vận dụng: Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. Củng cố: + H: Cá có mấy bộ phận chính ? Là những bộ phận nào ? + Hãy kể tên một số loài cá nước ngọt, một số loài cá nước mặn mà em biết ? (Câu hỏi dành cho học sinh khá, giỏi). + Em có hay ăn cá không ? Khi ăn cá em cần lưu ý điều gì ? - Dặn dò: Ăn cá rất có lợi cho sức khỏe. Các con cần thường xuyên ăn cá. Khi ăn cần cẩn thận để khỏi bị mắc xương. - Nhận xét tiết học. - HS quan sát, một số HS trả lời câu hỏi của GV. - HS quan sát phần giới thiệu của GV. - 1 vài HS giới thiệu con cá của mình. - Hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS làm việc nhóm đôi. - 3 – 4 cặp HS lên trình bày. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân. - HS làm việc theo hướng dẫn của GV. - 1 vài HS trình bày. - 1 vài HS khá, giỏi trình bày. - 1 vài HS trình bày. --------------------------------------------------------------------------- Thủ công Tuần 25: Cắt dán hình chữ nhật ( tiết 2 ) I. MỤC TIÊU : - Củng cố quy trình kẻ, cắt, dán hình chữ nhật. - Học sinh kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng (Với những học sinh khéo tay: kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác). - Củng cố lòng yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV : Hình chữ nhật mẫu dán trên giấy nền, tờ giấy kẻ ô lớn. HS : Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. Ổn định lớp: Hát tập thể. 2. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh, nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Ÿ Hoạt động 1 : Giáo viên nhắc lại cách cắt hình chữ nhật. Để kẻ hình chữ nhật ta dựa vào mấy cách ? Cách kẻ và cách cắt nào đơn giản, ít thừa giấy vụn ? Ÿ Hoạt động 2 : Học sinh thực hành kẻ, cắt dán hình chữ nhật theo trình tự: Kẻ hình chữ nhật theo 2 cách sau đó cắt rời và dán sản phẩm vào vở thủ công. Khuyến khích HS khéo tay kẻ, cắt thêm hình chữ nhật có kích thước khác. Giáo viên nhắc học sinh phải ướm sản phẩm vào vở thủ công trước sau đó bôi lớp hồ mỏng, đặt dán cân đối và miết hình phẳng. Học sinh nghe và trả lời câu hỏi. Vẽ hình chữ nhật kích thước 7 x 5 ô. Học sinh trình bày sản phẩm vào vở. 4. Củng cố : - Cho học sinh nhắc lại cách cắt hình chữ nhật đơn giản. 5. Nhận xét – Dặn dò : - Giáo viên nhận xét về tinh thần học tập, chuẩn bị đồ dùng học tập, kỹ thuật kẽ, cắt dán và đánh giá sản phẩm của học sinh. - Thu dọn vệ sinh. - Học sinh chuẩn bị giấy màu, giấy vở có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài cắt dán hình vuông. ĐẠO ĐỨC THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KỲ II I.Mục tiêu : - Củng cố những hiểu biết của học sinh về chuẩn mực hành vi lễ phép vâng lời thầy cô giáo, cư xử đúng mực với bạn khi học, khi chơi và đi bộ đúng qui định. - Giúp HS biết cư xử với bạn trong khi học tập, vui chơi, lễ phép và vâng lời thầy, cô giáo, biết đi bộ đúng qui định . - HS gương mẫu và có thái độ ủng hộ các bạn thực hiện tốt các chuẩn mực, hành vi trên. II.Chuẩn bị : - Một số bài hát, thơ phù hợp chủ đề bài học. III.Hoạt động dạy học chủ yếu: * Hoạt động 1: Múa hát –Biểu diễn văn nghệ. Mục tiêu : Củng cố tình cảm của học sinh đối với bạn bè, thầy cô. - Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh múa, hát với chủ đề về bạn bè, thầy cô giáo. - Các nhóm thảo luận và đăng kí lớp phó văn nghệ về tiết mục. Lớp phó văn nghệ giới thiệu bạn lên biểu diễn (Đọc thơ: Cùng vui chơi; hát: Lớp chúng ta kết đoàn; biểu diễn: Con chim vành khuyên, cả lớp vừa hát vừa làm động tác tại chỗ. ..) - Nhận xét - Tuyên dương. - Kết luận : Các bài hát, bài thơ ca ngợi tình cảm thầy trò và tình cảm bạn bè. Học sinh phải lễ phép vâng lời thầy cô, đối xử tốt với bạn. *Hoạt động 2: Trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ” Mục tiêu : Nhớ lại cách đi bộ đúng qui định . - Giáo viên phổ biến cách chơi mới (SGV trang 46 ) - Học sinh chơi vài lượt. - Giáo viên đọc bài thơ (VBT trang 37) -Học sinh đồng thanh . - Kết luận : Em phải thực hiện tốt các qui định về an toàn giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người. *Hoạt động 3: Tự liên hệ –Nêu gương . Mục tiêu : Học sinh biết tự liên hệ bản thân, noi gương, yêu mến các bạn có thái độ , hành vi thể hiện sự lễ phép , vâng lời thầy cô giáo. - Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ hoặc kể một số việc làm của bạn thể hiện thái độ lễ phép, vâng lời thầy cô giáo. - Học sinh trao đổi trước với bạn bên cạnh nội dung sẽ phát biểu. - Một vài học sinh trình bày, cả lớp nhận xét . - Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Học sinh nêu lại ghi nhớ: Thầy cô như thể mẹ cha Vâng lời, lễ phép mới là trò ngoan . * Hoạt động tiếp nối: Dặn HS về nhà thực hiện tốt các điều đã học.

File đính kèm:

  • docTuần 25 (Chỉnh xong).doc
Giáo án liên quan