Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật - Bài 9 : Thường thức mĩ thuật: Xem tranh phong cảnh

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức

- Nhận biết được tranh phong cảnh, mô tả được hình ảnh , màu sắc trên tranh.

2. Kĩ năng

- Cảm nhận đưược vẻ đẹp của tranh.

3. Thái độ

- Bước đầu có cảm nhận, yêu quý tranh phong cảnh.

II. Đồ dùng :

 1.Giáo viên :

- Tranh ảnh phong cảnh khác nhau ( Cảnh biển , thành phố , làng quê.)

 - Tranh phong cảnh của HS năm trước.

 2.Học sinh :

 

doc11 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật - Bài 9 : Thường thức mĩ thuật: Xem tranh phong cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. + Vẽ phác các nét chính của mũ . + Vẽ chi tiết, vẽ màu theo ý thích của mình . 5. Dặn dò : - Sưu tầm tranh chân dung Khối 3 Ngày soạn : 15/10/2011 Giảng : Khối 3 3A : 3B : 3C : 3D : 3Đ : Bài 9 : Vẽ trang trí VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN I . Mục tiêu : 1. Kiến thức - Giúp học sinh nhận biết và hiểu hơn về cách sử dụng màu 2. Kĩ năng - Vẽ được màu vào hình vuông có sẵn theo cảm nhận riêng. 3. Thái độ - Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh vẽ. Biết tôn trọng cái đẹp. II. Đồ dùng : 1. Giáo viên : - SGV, một số tranh có màu đẹp của thiếu nhi về đề tài lễ hội. - Hình gợi ý cách vẽ - Bài vẽ của HS năm trước 2. Học sinh : - Giấy vẽ, vở tập vẽ, màu, bút chì . III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định : 2. Kiểm tra : - Kiểm tra đồ dùng 3. Bài mới : - GV giới thiệu tranh của thiếu nhi về đề tài lễ hội để HS nhận biết * Hoạt động1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét - Giới thiệu tranh trong SGK được phóng to, yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra hình ảnh chính, hình ảnh phụ và những hoạt động chính của Lễ hội trong tranh (Cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ, nội dung của bức tranh...) - Tranh vẽ những hoạt động gì? - Hình ảnh nào là hình ảnh chính? - Hình ảnh nào là hình ảnh phụ? - Con rồng gồm có những bộ phận nào? - Mọi người trong ngày lễ ăn mặc quần áo như thế nào? - Cảnh múa rồng thường diễn ra vào ban ngày hay ban đêm? - Em hãy kể tên những màu sắc có ở trong tranh? - Màu sắc cảnh vật ban ngày, ban đên khác nhau như thế nào? - Con rồng gồm có những bộ phận nào? - Yêu cầu HS kể tên một số lễ hội mà mình biết - GV tóm tắt và bổ sung : hình ảnh chính, hình ảnh phụ và những hoạt động chính của Lễ hội trong tranh ( Cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ, nội dung của bức tranh...) * Hoạt độn 2: Hướng dẫn cách vẽ - Giới thiệu hình hướng dẫn cách vẽ yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra cách vẽ - Vẽ mẫu vào tranh trong SGK được phóng to, yêu cầu HS quan sát nhận ra cách vẽ - GV cho HS xem bài vẽ của HS năm cũ để tham khảo * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành - GV yêu cầu HS vẽ vào vở tập vẽ. - GV quan sát hướng dẫn gợi ý HS vẽ bài. * Hoạt động 4 : Hướng dẫn nhận xét, đánh giá - GV cùng HS chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét về - Cách màu vào hình có sẵn, màu nền - Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng - GV nhận xét chung giờ học, xếp loại khen ngợi HS có bài vẽ đẹp động viên HS có bài vẽ chưa tốt để HS cố gắng phấn đấu trong giờ học - HS hát 1. Quan sát, nhận xét - Quan sát tranh và nhận ra hình ảnh chính, hình ảnh phụ và những hoạt động chính của Lễ hội trong tranh - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS kể tên một số lễ hội mà mình biết - HS chú ý lắng nghe 2. Cách vẽ - Quan sát tìm ra cách vẽ cho riêng bản thân mình - Quan sát GV vẽ mẫu - HS quan sát để tham khảo. 3 Thực hành - Vẽ bài vào vở. Vẽ màu vào hình con rồng, người 4. Nhận xét, đánh giá - HS nhận xét theo cảm nhận riêng. - HS xếp loại bài vẽ - HS lắng nghe 4. Củng cố - Các bức tranh đều đẹp và hấp dẫn người xem nếu chúng ta biết cách tô màu. Bức tranh Múa rồng là một trong những bức tranh đẹp của lứa tuổi thiếu nhi 5. Dặn dò : - Quan sát sưu tầm tranh tĩnh vật. Khối 4 Ngày soạn :15/10/2011 Giảng : Khối 4 4A : 4B : 4C : 4D : Bài 9 : Vẽ trang trí TẬP VẼ ĐƠN GIẢN MỘT BÔNG HOA HOẶC MỘT CHIẾC LÁ I. Mục tiêu : 1. Kiến thức - HS nắm được hình dáng, đặc điểm của một số hoa, lá vẽ đơn giản. 2. Kĩ năng - Vẽ được họa tiết đơn giản hoa, lá và vễ màu theo ý thích của mình. 3. Thái độ - Cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá đơn giản. Yêu thiên nhiên II. Đồ dùng : 1. Giáo viên : - SGV, SGK, hình hoa lá vẽ đơn giản khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ . - Bài vẽ của HS năm trước. 2. Học sinh : - Giấy vẽ , vở tập vẽ, bút chì , màu vẽ ... III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định : 2.Kiểm tra : - Kiểm tra đồ dùng 3. Bài mới : - GV giới thiệu một số hoa, lá đơn giản để HS nhận biết. * Hoạt động1 : Hướng dẫn quan sát, nhận xét - Giới thiệu tranh, ảnh cành lá có hình dáng đơn giản và màu sắc đẹp, yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra đặc điểm, màu sắc, hình dáng và vẻ đẹp, lợi ích của hoa lá trong trang trí . - Kể tên các loại hoa, lá ở trong tranh? - Lá trầu, lá bàng có hình dáng như thế nào? - Hoa hồng, hoa cúc thường có những màu gì? - So sánh hình dáng và màu sắc của hoa hồng và hoa cúc có điểm gì giống và khác nhau? - Yêu cầu HS kể tên hình dáng, đặc điểm một số cành lá mà mình biết - GV tóm tắt và bổ sung : Để vẽ được hoa, lá cân đối và đẹp, khi vẽ cần lược bớt những chi tiết rườm rà... * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ đơn giản hoa, lá - Giới thiệu hình hướng dẫn cách vẽ yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra cách vẽ - Vẽ hình dáng chung hoạ tiết . - Vẽ phác các nét chính, bỏ chi tiết nhỏ - Vẽ chi tiết hình hoa lá - Vẽ màu theo ý thích của mình - Vẽ mẫu lên bảng, yêu cầu HS quan sát nhận ra cách vẽ - GV cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước để tham khảo . * Hoạt động 3 : Hướng dẫn thực hành - GV nêu yêu cầu của bài tập . - GV quan sát hướng dẫn gợi ý HS làm bài . * Hoạt động 4 : Hướng dẫn nhận xét, đánh giá - GV cùng HS chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét về : - Cách vẽ, đặc điểm, màu sắc. - Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng - GV nhận xét chung giờ học, xếp loại khen ngợi HS có bài vẽ đẹp động viên HS có bài vẽ chưa tốt để HS cố gắng phấn đấu trong giờ học - HS hát 1. Quan sát, nhận xét - Quan sát tranh và nhận ra đặc điểm, màu sắc, hình dáng và vẻ đẹp của cành lá trong trang trí - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS kể tên hình dáng, đặc điểm một số cành lá mà mình biết - HS lắng nghe 2. Cách vẽ đơn giản hoa, lá - HS quan sát cách vẽ . - HS quan sát nhận ra cách vẽ - HS quan sát để tham khảo 3. Thực hành - HS thực hành trên vở, giấy A4 4. Nhận xét, đánh giá - HS nhận xét theo cảm nhận của mình - HS tự xếp loại bài vẽ - HS lắng nghe 4. Củng cố * Nhắc lại cách vẽ đơn giản hoá, lá - Vẽ hình dáng chung hoạ tiết . - Vẽ phác các nét chính, bỏ chi tiết nhỏ - Vẽ chi tiết hình hoa lá - Vẽ màu theo ý thích của mình 5. Dặn dò - Quan sát đồ vật có dạng hình trụ. Khối 5 Ngày soạn : 15/10/2011 Giảng : Khối 5 5A : 5B : 5C : 5D : Bài 9 : Thường thức mĩ thuật GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM I. Mục tiêu : 1. Kiến thức - HS làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam. 2. Kĩ năng - Cảm nhận được vẻ đẹp của một vài tác phẩn điêu khắc cổ Việt Nam. 3. Thái độ - Yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hoá của dân tộc. II. Đồ dùng : 1.Giáo viên : - SGK, SGV sưu tầm ảnh, tư liệu về điêu khắc cổ Việt Nam. - Hìnhg điêu khắc trong SGK. 2. Học sinh : - SGK, Sưu tầm tượng phù điêu( nếu có ). III Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2.Kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng 3. Bài mới : - GV giới thiệu ảnh về điêu khắc cổ để HS nhận biết. * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ Việt Nam - GV giới thiệu hình ảnh một số tượng và phù điêu điêu cổ yêu cầu HS quan sát chia nhóm và gợi ý thảo luận theo nhóm và gợi ý HS nhận ra vẻ đẹp, xuất sứ, chủ đề, chất liệu một số tượng và phù điêu cổ Việt Nam. - Các tác phẩn điêu khắc cổ được xuất sứ từ đâu? do ai tạo ra? - Điêu khắc cổ thường thể hiện những chủ đề gì? - Các tác phẩn điêu khắc cổ thường được làm bằng chất liệu gì? - GV tóm tắt và bổ sung : xuất sứ, chủ đề, chất liệu một số tượng và phù điêu cổ Việt Nam. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng - Giới thiệu hình ảnh Tượng phật A- di- đà, Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay, Tượng vũ nữ chăm yêu cầu HS quan sát, chia nhóm và gợi ý HS thảo luận theo nhóm và nhận ra. - Tượng được tạc bằng gì? - Miêu tả hình dáng đặc điểm của tượng? - Tượng làm bắng chất liệu gì? - Tượng thường đặt ở những đâu? - Ngoài các pho tượng ở trong ảnh em con biết những pho tượng nào nữa? - GV tóm tắt và bổ xung về hình dáng, đặc điểm, chất liệu, giá trị nghệ thuật của tượng. * - Giới thiệu ảnh bức Phù điêu Chèo thuyền, Đá cầu - Phù điêu được được chạm bằng gì? - Phù điêu diễn tả cảnh gì ? - Được làm bằng chất liệu gì? - Phù điêu thường đặt ở những đâu? - Ngoài các bức phù điêu ở trong ảnh em con biết những bức phù điêu nào nữa? - GV bổ sung và kết luận : - Các tác phẩn điêu khắc cổ thường có ở đình chùa, lăng tẩm... - Điêu khắc cổ được đánh giá cao về nội dung và nghệ thuật, góp cho kho tràng mĩ thuật Việt Nam thêm phong phú và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. - Giữ gìn và bảo vệ các tác phẩn điêu khắc là nhiệm vụ của mọi người dân Việt Nam. * Hoạt động 3: Hướng dẫn nhận xét, đánh giá - GV nhận xét chung giờ học và khen ngợi HS có nhiều ý kiến tham gia xây dựng bài. - HS hát 1. Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ Việt Nam - Quan sát hình ảnh một số tượng và phù điêu điêu cổ nhận ra vẻ đẹp, xuất sứ, chủ đề, chất liệu một số tượng và phù điêu cổ Việt Nam. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung thêm ý kiến - HS lắng nghe 2. Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng - Quan sát hình ảnh một số tượng và phù điêu điêu cổ nhận ra vẻ đẹp, xuất sứ, chủ đề, chất liệu một số tượng và phù điêu cổ Việt Nam. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung thêm ý kiến - HS lắng nghe - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung thêm ý kiến - HS lắng nghe 3. Nhận xét, đánh giá - HS lắng nghe 4. Củng cố - Điêu khắc cổ có từ rất lâu, điêu khắc cổ là một di sản văn hoá dân tộc rất quý báu của thế hệ ông cha ta để lại, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc những di sản đó 5. Dặn dò : - Sưu tầm một số bài trang trí của HS lớp trước ( nếu có ).

File đính kèm:

  • docMi thuat Tuan 9.doc
Giáo án liên quan