Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014

 I- MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

 - Giúp hs hiểu rõ nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý, như là một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

 - Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến châu Âu.

 2. Tư tưởng : qua các sự kiện lịch sử giúp hs thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa.

 3. Kỹ năng : biết sử dụng bản đồ thế giới để đánh dấu đường đi của 3 nhà phát kiến.

 II- CHUẨN BỊ :

- Bản đồ thế giới.

- Những tư liệu, những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lý.

- Tranh ảnh về những con tàu, những đoàn thủy thủ tham gia các cuộc phát kiến địa lý.

 III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 1. Ổn định :

 2. Bài cũ : Theo câu hỏi sgk.

 3. Giới thiệu : Vào thế kỷ XV nền kinh tế hàng hoá phát triển, nhu cầu về nguyên liệu vàng, bạc, thị trường.ngày một tăng “ cơn sốt vàng” chính là nguyên nhân thúc đẩy người phương tây tiến hành các cuộc phát kiến địa lý. Làm cho giai cấp tư sản châu Âu ngày một giàu lên và thúc đẩy quan hệ sản xuất TBCN nhanh chóng ra đời.

 

doc161 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Một số kỹ thuật phương Tây đã được người thợ thủ công Việt Nam tiếp thu những hiệu quả ứng dụng chưa nhiều. 2/Tư tưởng : I-Trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào đối với những thành tựu văn hoá, khoa học mà ông cha ta đã sáng tạo. -Góp phần hình thành ý thức, thài độ bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá. II-Tự hào về di sản và thành tựu khoa học của tiền nhân trong các lĩnh vực sử học, địa lý, y học, tự hào về tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta ở cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX. 3/Kỹ năng: I-Rèn kỷ năng miêu tả thành tựu văn hoá có trong bài học. -Quan sát phân tích, trình bày suy nghĩ riêng về các tác phẩm nghệ thuật có trong bài học. II-Khái quát giá trị những thành tựu đạt được về khoa học kỹ thuật nước ta thời kỳ này. II-Chuẩn bị: I,II-Tranh ảnh tài liệu liên quan đến các thành tựu văn hoá được nêu trong bài học. III-Hoạt động dạy-học: 1/Ổn định: 2/Bài cũ:Câu hỏi /sgk 3/Giới thiệu phần I: Mặc dù các cuộc khởi nghĩa liên tục bùng nổ vì những chính sách phản động lổi thời của nhà Nguyễn, nền văn học-nghệ thuật phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 4/Vào bài: I-VĂN HỌC NGHỆ THUẬT -Sau khi đọc sgk. -GV: Văn học dân gian gồm những thể loại nào? -Tục ngữ, ca dao, hò vè. -Truyện nôm dài, khôi hài, tiếu lâm. -GV: Điểm nổi bật nhất trong văn học Việt Nam thời kỳ này? Sự phát triển rực rỡ của văn học viết bằng chữ nôm. GV: Kể tên các nhà thơ Nôm nổi tiếng, có những tác giả, tác phẩm nào nổi tiếng, kết luận về Nguyễn Du (HS thảo luận) -Theo sgk: Từ Nguyễn Du đến Nguyễn Văn Siêu. -Nguyễn Du là nhà thơ kiệt xuất nhất của thời kỳ này (với tác phẩm truyện Kiều) là danh nhân văn hoá thế giới. -Sau đó là sự xuất hiện hàng loạt nhà thơ nữ nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm. —>Cuộc đấu tranh của phụ nữ cho những quyền sống cơ bản. GV: cho hs xem tác phẩm truyện Kiều và nhấn mạnh về tác giả nguyễn Du. Sự rối loạn xuất hiện, bất công. GV: Tại sao văn học bác học thời kỳ này lại phát triển rực rỡ đạt tới đỉnh cao như vậy ? -Là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng củ chế độ phong kiến. -Là giai đoạn bão táp cách mạng, sôi động trong lịch sử. -Phản ánh hiện thực xã hội thời kỳ này là cơ sở để văn học phát triển. GV: Văn học dân gian gồm những thể loại nào ? Sân khấu, chèo tuồng, quan họ, lý hát dặm ở miền xuôi, hát lượn, xoan ở miền núi. GV: Nhận xét về tranh dân gian hình 66/sgk -Đề tài về cuộc sống đời thường, chăn trâu, thổi sáo, đám cưới, vui đùa. -Phản ánh sinh hoạt nhân dân để chm6 biếm, phản ánh truyền thống yêu nước của dân tộc. -Hình thức đơn giản thanh thoát nhưng chân thực và hấp dẫn, 1 hình thức nghệ thuật độc đáo rất đời thường, lạc quan yêu đời với ước vọng thanh bình. GV: Nêu các công trình kiến trúc nổi tiếng đương thời. HS quan sát hình/sgk và mô tả. -Theo sgk...chùa Tạy phương, đình làng, đình Bảng, cố đô Huế, Khuê Văn Các ở Hà Nội I-VĂN HỌC NGHỆ THUẬT: 1/ Văn học : -Văn học dân gian, tục ngữ,truyện nôm dài. -Văn học bác học : +Truyện nôm : truyện Kiều (Nguyễn Du) -Xuất hiện hàng loạt nhà thơ nữ —>Phản ánh cuộc sống xã hội, nguyện vọng của nhân dân. 2/Nghệ thuật : -Văn nghệ dân gian :sân khấu, chèo, tuồng, quan họ, lý... -Tranh dân gian : dòng tranh Đông Hồ —>Mang đậm tính dân tộc, phản ánh mọi sinh hoạt, nguyện vọng của nhân dân. -Kiến trúc đặc sắc, mái uốn cong kiểu cung đình, tạo sự tôn vinh cao quý. -Nghệ thuật tạc tượng đúc đồng rất tài hoa. *Giới thiệu phần II : Cùng với sự phát triền của văn học, nghệ thuật. Khoa học kỹ thuật ở nước ta thời kỳ này đạt nhiều thành tựu rực rỡ, sự du nhập nhữgn kỹ thuật tiên tiến của phương Tây. Với chính sách bảo thủ, đóng kín của chế độ phong kiến các ngành khoa học mới không thể phát triển mạnh được. II-GIÁO DỤC-KHOA HỌC-KỸ THUẬT Gv: Trong thời kỳ này, sử học nước ta có những tác giả tác phẩm tiêu biểu nào ? -Đại Nam Thực Lục -Tác giả Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú... GV: nhấn mạnh: Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn I của thế kỷ XVIII GV:Các em hãy kể tên 1 số tác phẩm nổi tiếng của ông? GV: Kể chuyện thuở nhỏ của Lê Quý Đôn. Ông ở huyện Duyên Hà- Thái Bình. Là 1 người học giỏi nổi tiếng từ thuở nhỏ (6 tuổi biết làm thơ, có trí nhớ kỳ lạ, ham đọc sách) GV: Giáo dục thời Nguyễn có gì khác trước ? -Thời Nguyễn hệ thống giáo dục cũ được giữ nguyên. -Khác trước là đặt “Tứ dịch quán” để dạy tiếng nước ngoài (Pháp-Xiêm) GV: HS đọc sgk và nêu lên những công trình tiêu biểu về địa lý học (trả lời sgk) GV: nhấn mạnh 3 tác giả lớn “Gia Định tam gia” trong địa lý học . GV: giới thiệu chân dung Lê Hữu Trác. Mô tả tiểu sử: xuất thân tứ 1 gia đình nho học ở Hưng Yên. Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của nhân dân, ông từ bỏ con đường làm quan để trở thành thầy thuốc của nhân dân—>giáo dục tư tưởng cho hs GV: Những cống hiến của ông với ngành y dược của dân tộc ? -Phát hiện công dụng của 305 vị thuốc nam. -Nghiên cứu sách “Hải thượng y tông tâm lĩnh” sgk GV: Hướng dẫn hs lập bảng thống kê các tác phẩm sử học, địa lý, y học thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Khoa học – tác giả – tác phẩm *Những thành tựu về nghề thủ công ? -Kỹ thuật làm đồng hồ, kính thiên văn. -Máy xẻ gỗ, tàu thủy chạy bằng hơi nước GV: Qua những thành tựu kỹ thuật em có nhận xét gì về người thợ thủ công Việt Nam ? -Nhân dan biết tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật mới của các nước phương Tây. -Chứng tỏ người thợ thủ công Việt Nam rất thông minh, tài giỏi. Biết học cái hay của người khác và bước đầu học được kỹ thuật cơ khí của phương Tây. Có khả năng vươn lên, vượt qua tình trạng lạc hậu nghèo nàn. GV: Thái độ của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn đối với sự phát triển đó như thế nào ? -Triều Nguyễn với tư tưởng bảo thủ, lạc hậu đã ngăn cản, không tạo được cơ hội đưa nước ta đi lên (mà chính sách thời Quang Trung đã hé mở 1 lối thoát cho đất nước) II-GIÁO DỤC-KHOA HỌC-KỸ THUẬT 1/Giáo dục thi cử : -Thời Tây Sơn, Quang Trung ban “chiếu lập học” -Đưa chữ Nôm vào thi cữ -Mở “Tứ dịch quán” để dạy tiếng nước ngoài. 2/Sử học-địa lý-y học : a/Sử học : “Đại Nam Thực Lục” -Tác giả : Lê Quý Đôn, Phạm Huy Chú b/Địa lý : -Tác giả Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định c/Y học : -Lê Hữu Trác (Hãi Thượng Lãn Ông) 3/Những thành tựu về kỹ thuật : -Kỹ thuật làm đồng hồ, kính thiên văn, tàu thủy. -Nhân dân biết tiếp thu những cái mới của các nước phương Tây. 5/Củng cố –dặn dò: I-Đánh dấu vào các câu trả lời đúng, thể hiện nét đặc sắc trong y học, nghệ thuật thời kỳ này (câu trả lời gv chuẩn bị sẳn) -Cảm nhận về những thành tựu tiêu biểu của văn học nghệ thuật cuồi thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. II-Nêu 1 số thành tựu văn học, nghệ thuậ và khoa học kỹ thuật nước ta cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. -Kể tên 1 số tác giả tác phẩm tiêu biểu về các thành ựu trên. 5/Dặn dò : chuẩn bị bài 29 sgk ------------o0o------------- TUẦN:................................... NGÀY SOẠN:....................... NGÀY DẠY:......................... TIẾT DẠY:............................ BÀI 29: ÔNTẬP CHƯƠNG V-VI BÀI TẬP LỊCH SỬ I/-Mục tiêu: 1/-Kiến thức: -Từ thế kỷ XVI-XVIII tình hình chính trị có nhiều biến động: Nhà nước phong kiến tập quyền suy sụp, cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều, Trịnh-Nguyễn, sự chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài -Phong trào nông dân bùng nổ lan rộng: Phong trào nông dân Tây Sơn. -Tình hình kinh tế-văn hoá của nước phát triển. 2/-Tư tưởng: -Tinh thần cần cù sáng tạo của nhân dân. -Tự hào truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc chống chế độ phong kiến, giặc ngoại xâm. 3/-Kỹ năng: Hệ thống hoá các kiến thức, biết phân tích so sánh các sự kiện lịch sử. II/-Phương tiện dạy-học: Bảng thống kê những nét cơ bản của kinh tế-văn hoá thế kỷ XVI-đến nửa đầu thế kỷ XIX. III/-Hoạt động dạy-học: 1/Ổn định: 2/Bài cũ: Theo câu hỏi sgk. 3/Giới thiệu bài mới: Tóm tắt thời kỳ lịch sử từ thế kỷ XVI-đến nửa đầu thế kỷ XIX đã diễn ra nhiều biến cố về mọi kinh tế-chính trị-xã hội. 4/Vào bài: -GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi theo nội dung sau. Câu 1: sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền. Vua quan ăn chơi, các thế lực phong kiến hình thành tranh chấp quyền hành đánh giết lẫn nhau xảy ra nhiều cuộc xung đột. -Cuộc xung đột Nam-Bắc triều. -Cuộc xung đột Trịnh-Nguyễn. Câu 2: Quang Trung thống nhất đất nước. -Lật đổ chính quyền các tập đoàn phong kiến. -Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước. -Đánh tan các cuộc xâm lược xiêm Thanh. -Phục hồi kinh tế-văn hoá. Câu 3: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền. -Đặt kinh đô, quốc hiệu -Tổ chức bộ máy quan lại ở triều đình, địa phương. Câu 4: Tình hình kinh tế-văn hoá ở các thế kỷ XVI-đến nửa đầu thế kỷ XIX. Các ngành Những điểm nổi bật Thế kỷ XVI-XVII Thế kỷ XVIII Nửa đầu thế kỷ XIX Nông nghiệp Thủ công nghiệp Thương nghiệp Văn học-Nghệ thuật Khoa học-kỹ thuật -Yêu cầu HS tất cả cùng làm vào vở. Câu 5: Điền những sự kiện lịch sử vào ô trống của bảng sau. Niên đại Sự kiện 1527 Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê Sơ 1533-1592 1593 1627-1672 1771 1777 1785 1786 1789 1802 ---------------------- Tuần:........................... Tiết:............................ Ngày soạn:................. Ngày dạy:................... BÀI TẬP LỊCH SỬ (Phần chương VI) Hướng dẫn học sinh làm theo vở bài tập/ sgk ------------------------- Tuần:........................... Tiết:............................ Ngày soạn:................. Ngày dạy:................... Bài 30. Tổng kết-Ôn tập *Hướng dẫn ôn tập theo sgk -Phần lịch sử thế giới trung đại giúp hs củng cố những đặc điểm chính của chế độ phong kiến phương Đông-phương Tây. Và so sánh sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây. -Phần lịch sử Việt Nam giúp hs củng cố quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX với nhiều biến cố lịch sử. *Dặn dò: Ôn kỹ các bài đã học chuẩn bị kiểm tra học kỳ II ----------- KIỂM TRA HỌC KỲ II --------------------------- Tuần:........................... Tiết:............................ Ngày soạn:................. Ngày dạy:................... LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

File đính kèm:

  • docsử 7.doc
Giáo án liên quan