Giáo án Lịch sử lớp 5 Tuần 11 - Bài ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945)

- Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1958 đến 1945:

+ Năm 1958: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.

+ Nửa cuối thế kỉ XIX: phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương;

+ Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu.

+ Ngày 3/2/1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

+ Ngày 19/8/1945: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

+ Ngày 2/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời.

 

doc6 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 5 Tuần 11 - Bài ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am ra đời. + Ngày 19/8/1945: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. + Ngày 2/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam. Bảng thống kê các sự kiện đã học. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu lại một số sự kiện về nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi? - Vì sao ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta? 2. Bài mới: a. GV giới thiệu và ghi đề bài. b. Hoạt động 1: Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến 1945. - GV kẻ bảng thống kê trên bảng lớp (theo mẫu): Thời gian Sự kiện lịch sử - GV tổ chức cho HS chia thành 2 nhóm để đàm thoại cùng xây dựng hoàn chỉnh bảng thống kê. - GV theo dõi và làm trọng tài cho HS khi cần thiết. - GV nhận xét, chốt lại bảng thống kê. c. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS: thảo luận về ý nghĩa của 2 sự kiện: + Đảng CS VN ra đời + Cách mạng tháng Tám. - Mời đại diện nhóm báo cáo - GV nhận xét và kết luận. d. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại bảng thống kê. - Về xem lại bài và chuẩn bị bài học cho tiết sau. - Nhận xét tiết học. - - HS nhắc lại đề. - Nhóm 1 hỏi, nhóm 2 trả lời (nếu đáp đúng, thì hỏi ngược lại) - HS thảo luận - Nhóm khác bổ sung. Tuần 11 Môn: Điạ lý lớp 5 Bài: LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN I.Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp, thuỷ sản ở nước ta.: + Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. + Ngành thủy sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng. - Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu để nhận biết về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thủy sản. * Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản: vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng. – Biết các biện pháp bảo vệ rừng. - GD môi trường: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng; không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản. II.Đồ dùng dạy học: Bản đồ Kinh tế Việt Nam. Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. a. GV giới thiệu và ghi đề bài. b.Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - GV yêu cầu HS quan sát H1 và trả lời câu hỏi: Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp? Phân bố ở đâu? - Mời một số HS trả lời, HS khác nhận xét - GV rút ra kết luận: Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. c. Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi. - GV chia nhóm và yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK. - Gọi đại diện nhóm trình bày câu trả lời. - GV nhận xét, rút ra kết luận. - Tích hợp GD môi trường: Sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng; không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng. d. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 4. - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Hãy kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết? + Nêu các điều kiện để phát triển ngành thủy sản ở nước ta? + Quan sát hình 4, hãy so sánh sản xuất thủy sản của năm 1990 và năm 2003? + Ngành thuỷ sản gồm các hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu? - Mời đại diện nhóm trình bày từng câu hỏi; nhóm khác bổ sung - GV nhận xét, rút ra ghi nhớ - HS nhắc lại phần ghi nhớ. - GD môi trường: Sự cần thiết phải bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. e. Củng cố, dặn dò: - Quan sát bản đồ kinh tế và trả lời câu hỏi: + Ngành lâm nghiệp gồm các hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu? + Ngành thuỷ sản gồm các hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu? - Về xem lại bài và chuẩn bị bài học cho tiết sau. -HS nhắc lại đề. - HS làm việc - Nhóm khác bổ sung. - Ngành thủy sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng. - HS trả lời câu hỏi. Tuần 12 Môn: Lịch sử lớp 5 Bài VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO I.Mục tiêu: - Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. - Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ, II.Đồ dùng dạy học: Hình trong SGK III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1. Kiểm tra bài cũ: - Mời HS nêu ý nghĩa của 2 sự kiện: + Đảng CS VN ra đời + Cách mạng tháng Tám. - GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a. GV giới thiệu và ghi đề bài. b.Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - Yêu cầu HS đọc từ đầu đến đoạn tình thế “Nghìn cân treo trên sợi tóc” và quan sát hình 1. - Sau đó, trả lời câu hỏi: Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”? - Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc. - GV rút ra kết luận. c. Hoạt động 2: Làm việc nhóm 2. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: HS đọc SGK và thảo luận câu hỏi: Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên? - Mời đại diện nhóm phát biểu. - GV kết luận. d. Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: + Quan sát hình 2 và 3, cho biết nội dung? + Tại sao gọi là “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”? + Ta đã làm cách nào để diệt được “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”? - Gọi HS phát biểu. - GV kết luận và rút ra phần ghi nhớ. - HS nhắc lại phần ghi nhớ. đ. Củng cố, dặn dò: - Hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám. - Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt”? - Về xem lại bài và chuẩn bị bài học cho tiết sau. - GV nhận xét tiết học. - HS trả lời. - HS nhắc lại đề. - HS đọc SGK . - HS làm việc - HS khác bổ sung. - HS thảo luận nhóm - Nhóm khác nhận xét và bổ sung. - HS làm việc theo yêu cầu. - HS khác bổ sung. - HS trả lời. Tuần 12 Môn: Địa lí lớp 5 Bài: CÔNG NGHIỆP I.Mục tiêu: - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp: + Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, + Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói, - Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. - Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp. * + Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: nhiều nghề, nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu sẵn có. + Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương (nếu có).+ Xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng. - TKNL: Sử dụng TK&HQ NL trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta (Mức độ tích hợp: liên hệ) - GD môi trường: Cần xử lý chất thải công nghiệp (mức độ tích hợp: liên hệ) II.Đồ dùng dạy học: Bản đồ Hành chính Việt Nam. Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1. Kiểm tra bài cũ: - Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu? - Ngành thuỷ sản phân bố chủ yếu ở đâu? -GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV ghi đề. b. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp. - GV chia cặp và giao nhiệm vụ: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi. + HS nêu yêu cầu bài tập ở mục 1 SGK/91. - Mời một số HS trình bày kết quả. - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận và liên hệ để GD việc sử dụng TKNL&HQ trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta; đồng thời GD môi trường: Cần xử lý chất thải công nghiệp. c.Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - GV yêu cầu HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi trong SGK/92. - GV nêu tiếp các câu hỏi: + Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì? - GV hoàn thiện câu trả lời. - GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ những địa phương có các sản phẩm thủ công nổi tiếng. - GV rút ra ghi nhớ e. Củng cố, dặn dò: - Xem bản đồ hành chính và kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta cùng sản phẩm của ngành đó? - Địa phương em có những ngành công nghiệp và nghề thủ công nào? - Về xem lại bài và chuẩn bị bài học cho tiết sau. - HS trả lời. - HS nhắc lại đề. - HS đọc các thông tin SGK để trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung. -HS làm việc cả lớp, đọc thông tin và trả lời. - HS trình bày kết quả; HS khác bổ sung. - HS đọc lại ghi nhớ. - HS trả lời.

File đính kèm:

  • docGan DLLS Tuan 1112 co KTKNgdNLgdMT.doc
Giáo án liên quan