Giáo án Lịch sử Lớp 10 nâng cao - Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại - Đinh Thị Kim Quý

Bài một cho chúng ta hiểu quá trình tiến hoá và tự hoàn thiện của con người. Sự hoàn thiện về vóc dáng và cấu tạo cơ thể. Sự tiến bộ trong cuộc sống vật chất. Đời sống của con người tốt hơn - đủ hơn - đẹp hơn - vui hơn. Và trong sự phát triển ấy ta thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thuỷ - một tổ chức xã hội quá độ. Tổ chức ấy còn mang tính giản đơn, hoang sơ, còn đầy dấu ấn bầy đàn cùng sự tự hoàn thiện của con người. Bầy đàn phát triển tạo nên sự gắn kết và định hình của một tổ chức xã hội loài người khác hẳn với tổ chức bầy, đàn. Để hiểu tổ chức thực chất, định hình đầu tiên của loại người đó, ta tìm hiểu bài hôm nay.

doc96 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 nâng cao - Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại - Đinh Thị Kim Quý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vĩ đại... - GV giới thiệu cho HS bức tranh trong SGK hoặc tranh ảnh sưu tầm được để thấy được những thành tựu của văn hoá Phục Hưng. Tiếp đó, GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục Hưng ? HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý. Đồng thời nhấn mạnh thực chất của phong trào Văn hoá Phực hưng là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng. 1. Hoàn cảnh ra đời của phong trào văn hoá phục hưng - Hậu kỳ trung đai, bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật - Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản. - Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng -> muốn xoá bỏ chướng ngại phong kiến. 2. Những thành tựu chính của Văn hoá phục hưng - Phong trào văn hoá phục hưng là khôi phục tinh hoa văn hoá xán lạn cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, đấu tranh xây dựng một nền văn hoá mới, một cuộc sống tiến bộ. - Thành tựu: + Khoa học kỹ thuất có tiến bộ vượt bậc về y học, toán học. + Văn học nghệ thuật phát triển phong phú với những tài năng như Lê-ô-na-đơ Vin-xi, Sếch-xpia. - Nội dung của phong trào Văn hoá Phục hưng: + Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội. + Đề cao giá trị con người + Đòi tự do cá nhân 3. ý nghĩa của phong trào Văn hoá phục hưng + Lên án xã hội Ki-tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đánh bại tư tưởng phong kiến lỗi thời. + Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng Đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ. 4. Sơ kết bài học. Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Để tìm hiểu hoàn cảnh nào dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng ? Những thành tựu chính và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng như thế nào ? 5. Dặn dò, ra bài tập về nhà. - Học bài cũ, đọc bài mới - Trả lời câu hỏi bài tập trong SGK. Ký duyệt (Ký, ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm ký duyệt) .................................................................................. Bài 19 Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân Họ và tên GV:.......................................................................... Trường: .................................................................................. Ngày soạn: ........./ ....... / 200........ Tiết PP CT: ................ I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài yêu cầu HS cần: 1. Kiến thức - Nắm được nguyên nhân vì sao giai cấp tư sản muốn cải cách tôn giáo? Nội dung của cải cách tôn giáo. - Năm được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của chiến tranh nông dân Đức. 2. Kỹ năng Rèn luyện HS phương pháp phân tích cơ cấu giai cấp, phân tích tình hình xã hội để thấy rõ nguyên nhân cải cách tôn giáo và chiến trang nông dân. 3. Tư tưởng Giáo dục thế giới quan khoa học thông qua việc trình bày sự hủy hại của Giáo hội và thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân đối với chiến tranh nông dân. II. Thiết bị, tài liệu dạy - học - Sưu tầm tranh ảnh về các nhà cải cách tôn giáo, một số nhà thờ. - Bản đồ thế giới để trình bày về sự phát triển của tôn giáo - Bản đồ nước Đức. III. Tiến trình tổ chức dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Hoàn cảnh nào dẫn đến phòng trào Văn hoá Phục hưng? Những thành tưu chính? Câu hỏi 2: ý nghĩa cũ phong trào Văn hoá Phục hưng? 2. Dẫn dắt vào bài mới - Tiếp theo phong trào Văn hoá Phục hưng, cuộc đấu trnh chông phong kiến của giai cấp tư sản ở các nước Tây Âu diển ra dưới hình thức cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân, để tìm hiểu nguyên nhân, diển biến của cuộc cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân ở Đức diễn ra như thế nào? ý nghĩa của cuộc chiến tranh đó ra sao? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp Hoạt động của thầy và trò. Kiến thức học sinh cần nắm vững Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá nhân - Trước hết GV trình bày và phân tích: Thời trung đại, vương quyền phong kiến gắn chỗt với thần quyền, Giáo hội là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến, giáo lý của nó là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến. Giáo hội vừa thống trị về mặt tinh thần vừa bóc lột nông nô về kinh tế như là một lãnh chúa. - Tổ chức cho HS đọc đoạn chữ nhỏ ở SGK để thấy được điều này - GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến cải cách tôn giáo? - HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi GV nhận xét bổ dung và chốt ý: Chính sự phản động, ngăn cản hoạt động của Giáo hội đối với giai cấp tư sản đã dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cải cách tôn giáo. - GV trình bày và phân tích kết hợp với việc chỉ trên bản đồ Châu Âu về địa điểm các nước diển ra phong trào cải cách tôn giáo: Phong trào cải cách tôn giáo diễn ra khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức, Thuỵ Sĩ sau đó là Bỉ, Hà Lan, Anh. Nổi tiếng nhất là cuộc cải cách của Lu-Thơ (1483 - 1546) ở Đức của Can-vanh (1509 - 1564) người Pháp tại Thuỵ Sỹ - GV kết hợp với việc giới thiệu tranh ảnh về hai nhà cải cách tôn giáo Lu-Thơ và Can-vanh. - GV nêu câu hỏi: Nôi dung của cải cách tôn giáo? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung cho bạn - GV nhận xét bổ sung và chốt ý: + Không muốn thủ tiêu tôn giáo, dùng những biện pháp ôn hoà để quay về giáo lý Ki-tô nguyên thuỷ. + Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng, đòi bải bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái. GV nhấn mạnh, cải cách được nhân dân ủng hộ, nhưng Giáo hội lại phản ứng mạnh mẽ, dẫn đến sự phân hoá của xã hội Tây Âu thanh hai phe: Tân giáo và Cựu giáo (Ki-tô giáo) Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - GVnêu câu hỏi: ý nghĩa của việc cải cách tôn giáo và Văn hoá Phục hưng? - HS dựa vào vốn hiểu biết của mình qua nội dung đã học và SGK trả lời. - GV nhận xét, bổ sungvà chốt ý: + Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến. + Cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá châu Âu phát triển cao hơn. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân và cả lớp. - GV nêu câu hỏi: Tại sao lại diễn ra cuộc đấu tranh nông dân Đức? - HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi. - GV trình bày và phân tích: Sau cải cách tôn giáo nền kinh tế Đức thấp kém, chậm phát triển trong cả nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp. Chế độ phong kiến bảo thủ cản trở sự vươn lên của giai cấp tư sản. Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, do tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo. - GV nhấn mạnh: Nước Đức vào các thế kỷ V - XVI có nhiều ảnh hưởng khác nhau: ở các thành thị lớn nền kinh tế hàng hoá rất phát triển. Trong khi đó ở nông thôn, nông dân sống đau khổ dưới chế độ phong kiến phân quyền thối nát của Giáo hoàng Thiên chúa. - Tiếp theo GV trình bày và phân tích, kết hợp với chỉ diễn biến cuộc chiến tranh trên lược đồ. + Từ mùa xuân năm 1524 cuộc đấu tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự. Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là Tô-mat-Muyn-xơ. - GV khai thác ảnh Tô-mat Muyn-xơ kết hợp với giới thiệu tiểu sử và những đóng góp của ông. Phong trào nông dân đã dành thắng lợi bước đầu, đã đi đến đòi thủ tiêu chế độ phong kiến. Trước sự phát triển của phong trào, giới quý tộc phong kiến và tăng lữ Đức đã dùng mọi thủ đoạn, dốc mọi lực lượng đàn áp. Phong trào nông dân bị thất bại. Hoạt động 2: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Nêu nguyên nhân chiến tranh thất bại? - HS trả lời câu hỏi. - GV chốt ý: Thiếu sự lãnh đạo thống nhất trên toàn quốc, thiếu sự đoàn kết của các giai cấp trong xã hội. - Tiếp theo GV nêu câu hỏi: ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông dân Đức? - HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: Là một sự kiện lịch sử lớn lao, nó biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức: Đấu tranh chống lại giáo hội phong kiến. Nó cũng báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến. 1. Cải cách tôn giáo - Nguyên nhân: Sự phản động, ngăn cản hoạt động của Giáo hội đối với giai cấp tư sản đã dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cải cách tôn giáo. - Nét chính về phong trào: diễn ra khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức, Thuỵ Sĩ sau đó là Bỉ, Hà Lan, Anh. Nổi tiếng nhất là cuộc cải cách của Lu-Thơ ở Đức của Can-vanh tại Thuỵ Sĩ. - Nội dung: + Không thủ tiêu tôn giáo, dùng những biện pháp ôn hoà để quay về giáo lý Ki-tô nguyên thuỷ. + Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng, đòi bải bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái. - ý nghĩa + Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến. + Cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá châu Âu phát triển cao hơn. 2. Chiến tranh nông dân Đức - Nguyên nhân: + Chế độ phong kiến bảo thủ cản trở sự vươn lên của giai cấp tư sản. + Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, do tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo. - Diễn biến: + Từ mùa xuân năm 1524 cuộc đấu tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự. Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là Tô-mat Muyn-xơ. + Phong trào nông dân đã giành thắng lợi bước đầu, đã đi đến đòi thủ tiêu chế độ phong kiến. - Nguyên nhân thất bại: + Thiếu sự lãnh đạo thống nhất trên toàn quốc. + Thiếu sự đoàn kết của các giai cấp trong xã hội. - ý nghĩa + Là một sự kiện lịch sử lớn lao, nó biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức đấu tranh chống lại giáo hội phong kiến. + Báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến. 4. Sơ kết bài học. GV tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi: Nguyên nhân, nội dung của cuộc cải cách tôn giáo? Nguyên nhân và diễn biến chiến tranh nông dân ở Đức diễn ra như thế nào? ý nghĩa của các cuộc đấu tranh đó ra sao? 5. Dặn dò, bài tập về nhà - Bài tập: Lập bảng thống kê về phong trào Văn hoá Phục hưng, cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân Đức theo nội dung sau: Tên phong trào Nguyên nhân Diễn biến chính Người lãnh đạo Kết quả, ý nghĩa Văn hoá Phục hưng Cải cách tôn giáo Chiến tranh nông dân Đức Ký duyệt (Ký, ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm ký duyệt) ..................................................................................

File đính kèm:

  • docLop 10 nang cao (P1).doc
Giáo án liên quan