Giáo án Lịch sử 7

Vị trí : phần 1 bài 1

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Kiến thức :

- Trình baøy söï ra ñôøi xaõ hoäi phong kieán ôû chaâu Aâu

- Hiểu bieát sô giaûn veà thaønh thò trung ñaïi : söï ra ñôøi , caùc quan heä kinh teá , söï hình thaønh taàng lôùp thò daân.

2/ Về tư tưởng :

- Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

3/ Về kỹ năng :

- Biết xác định vị trí các quốc gia phong kiến châu âu trên bản đồ.

- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

II/ CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên : Giáo án, SGK, bản đồ châu âu thời phong kiến,

tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại.

 

doc134 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nét về căn cứ Lam Sơn ? HS : Lam Sơn là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa và là quê hương của Lê Lợi. Đó là một vùng đồi núi thấp xen kẻ những dãi rừng thưa và thung lũng nằm bên tả ngạn song Chu, nơi có các dân tộc Mường Thái có địa thế hiểm yếu. GV : Ở căn cứ Lam Sơn nghĩa quân có thể tỏa xuống miền đồng bằng hoat động khi lực lượng lớn mạnh mặc khác bị địch bao vây nghĩa quân có thể rút lên núi bảo toàn lực lượng ở căn cứ này, chính quyền địch còn non yếu không kiểm soát được. Hỏi : Khi nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa các hào kiệt khắp nơi đã hưởng ứng như thế nào ? HS : Về hưởng ứng ngày càng đông trong đó có Nguyễn Trãi. Hỏi : Vậy Nguyễn Trãi là người như thế nào ? HS : Là người học rộng tài cao, giàu long yêu nước thương dân hết mực. GV : Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh, đỗ tiến sĩ thời Trần, làm quan được triều Hồ, khi triều Hồ suy sụp ông bị giam lỏng ở Đông Quan và bỏ trốn theo nghãi quân Lam Sơn. Đầu năm 1416, lê lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai, tại đây Lê Lợi đã đọc lời thề, quyết cùng nhau sống chết chống giặc Minh. GV : Gọi học sinh đọc phần in nhỏ SGK Đến tháng 2/1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tự xưng Bình Định Vương. GV : Cho học sinh thảo luận nhóm 3 phút. Hỏi : Vì sao hào kiệt khắp nơi lại tìm về Lam Sơn khởi nghĩa ? HS : Trả lời gọi một bạn đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét và bổ sung. Gv : Kết luận. Hoạt động 2 : 15 phút Hỏi : Trong thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp những khó khăn gì ? HS : Lực lượng và lương thực còn thiếu. GV : Tình hình khó khăn của nghĩa quân trong những ngày đầu đã được Nguyễn Trải nhận xét qua câu nói “ Cơm ăn thì sớm tối không được hai bữa, áo mặc đông hè chỉ có một manh, quân lính độ vài nghìn, khí giới thật tay không” Năm 1418, nghĩa quân đã phải rút lên núi Chí Linh đường tiếp tế bị cắt đứt nghĩa quân gặp nhiều khó khăn lúc đó quân Minh lại huy động một lực lượng mạnh nhằm bắt và giết Lê Lợi. Hỏi : Tước tình hình đó nghĩa quân đã nghĩ ra cách gì để giải vây ? HS : Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, dẫn một toán quân liều chết phá vòng vây giặc. GV : Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh anh dũng quân Minh tưởng giết được Lê Lợi nên đã rút quân. Gọi học sinh đọc đoạn in nhỏ trong SGK. Hỏi : Em có suy nghĩ gì trước gương hi sinh của Lê Lai. HS : Đó là tấm gương hi sinh anh dũng, nhận lấy cái chết cho mình để cứu thoát cho chủ. GV : Để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi đã phong cho Lê Lai làm công thần hạng nhất cà căn dặn con cháu nhà Lê làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ Lê Lợi, ngày nay nhân dân ta vẫn truyền nhau câu nói “ 21 Lê Lai, 22 Lê Lợi” (21 tháng 08 âm lịch hang năm đều tổ chức tế lễ Lê Lai rồi đến ngày 22 mới đến tế lễ Lê Lợi, Lê Lợi mất 22/8 âm lịch năm 1433). Đén cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn quân mở cuộc vây quét lớn buộc quân ta phải rút lên núi Chí Linh. Hỏi : Trong lần rút lui này nghĩa quân đã gặp những khó khăn gì ? HS : Thiếu lương thực trầm trọng đói rét, phải giết cả ngựa, voi chiến để nuôi quân. Hỏi : Trước tình hình đó, bộ chỉ huy đã có quyết định như thế nào ? HS : Quyết định hòa hoãn với quân Minh và chuyển về căn cứ Lam Sơn vào tháng 05/1923. Hỏi : Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa hoãn với quân Minh. HS : Để tránh các cuộc bao vây của địch, có thời gian để củng cố lực lượng. Hoạt động 3 : 5 phút 4/ Củng cố : Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423. Tại sao Lê Lợi tạm hòa hoãn với Quân Minh. 5/ Dặn dò : Các em về nhà học bài, xem và soạn các câu hỏi ở bài trước tiết sau ôn tập học kì I. GV : Nhận xét tiết học. 1/ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa : Lê Lợi là người yêu nước thương dân có uy tính lớn. Nguyễn Trãi là người học rộng tài cao, giàu lòng yêu nước. Năm 1416, Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề lũng nhai. Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương. 2/ Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn : Năm 1418 nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh. Quân Minh đã huy động lực lượng mạnh để bắt và giết Lê Lợi, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi liều chết để cứu chủ tướng. Năm 1421 quân Minh mở cuộc càn quét buộc quân ta phải rút lên núi Chí Linh. Năm 1423 Lê Lợi quyết định hòa hoãn với quân Minh. Năm 1424 quân Minh trở mặt tấn công lại Tuần : 18 Ngày soạn : 13/12/2008 Ngày dạy : ....../....../2008 Tiết PPCT : 35 ÔN TẬP Loại bài : Vị trí : I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức : -         Giúp học sinh củng cố lại nội dung lịch sử thế giới Trung đại và lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. -         Nắm lại những sự kiện lịch sử của các triều đại các các thành tựu. 2/ Về tư tưởng : -         Các em thấy được lịch sử Việt Nam phải trải qua nhiều giai đoạn, tự hào về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, biết noi gương những anh hung dân tộc. 3/ Về kỹ năng : -         Biết sử dụng lược đồ, so sánh nhân vật lịch sử. II/ CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Giáo án, SGK, bảng phụ, thước. 2/ Học sinh : Học bài, sách, tập. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/ Ổn định lớp : (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ : (6 phút). Hỏi : Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 - 1423 ? Hỏi : Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 - 1423 ? 3/ Dạy bài mới : Hoạt động 1 : (33 phút) Câu hỏi : 1/ Các quốc gia cổ đại phưng tây tồn tại đến thời gian nào thì  bị bộ tộc Giec-man tiến xuống xâm lược. Tl : Các quốc gia cổ đại phương tây tồn tại đến cuối thế kỉ V. 2/ Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý ? Ai là người tìm ra châu mĩ ? Tl :       - Do yêu cầu phát triển sản xuất.             - Cần nhiều vàng, bạc, nguyên liệu và thị trường mới.             - Cô-lôm-bô là người tìm ra châu mĩ. 3/ Nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng là gì ? Tl :       - Lên án nghiêm khắc giáo hội Ki-tô.             - Đã phá trật tự xã hội phong kiến và đề cao giá trị chân chính của con người. 4/ Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của xã hội nào ? Tl : Đó là xã hội phong kiến. 5/ Đến thời Tống, Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng đó là gì ? Tl : Đóng tàu và chế tạo sung. 6/ Người Ấn Độ đã có chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì ? Tl : Chữ Hán. 7/ Quốc gia có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ trung đại là nước nào ? Tl : Cam-pu-chia. 8/ Ở châu âu, chế độ phong kiến xuất hiện vào khoảng thế kỉ nào và hoàn thiện đến thế kỉ nào ? Tl : Chế độ phong kiến châu âu xuất hiện muộn khoảng thế kỉ V và hoàn thiện khoảng thế kỉ X. 9/ Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến phương đông là gì ? Tl : Đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn, hay trong các lãnh địa phong kiến với kỉ thuật canh tác lạc hậu. 10/ Đinh Bộ Lĩnh chọn nơi nào để đóng đô ? Tl : Chọn căn cứ ở Hoa Lư. 11/ Lê Hoàn lên ngôi vua trong lúc nước ta phải đối phó với quân xâm lược nào ? Tl : Quân xâm lược Tống ở Trung Quốc. 12/ Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý vào thời gian nào ? Tl : Năm 1009. 13/ Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống tại đâu ? Tl : Dọc song Cầu. 14/ Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo là câu nói của ai ? Tl : Trần Thủ Độ. 15/ Khi quân Mông cổ tiến vào Thăng Long, vua Trần cho quân rút về ở đâu ? Tl : Về Thiên Mạc. 16/ Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai người giương lá cờ “ Phá cường địch, báo hoàng ân” là của ai ? Tl : Trần Quốc Toản. 17/ Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ? Tl : 18/ Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Tl : Hoạt động 2 : (5 phút) 4/ Củng cố : GV : Cho học sinh nhắc lại một số nội dung câu hỏi đã ôn tập. 5/ Dặn dò : Các em về nhà học và ôn tập những nội dung đã học để tiết sau các em thi tốt. GV : Nhận xét tiết học. Tuần : 18 Ngày soạn : 15/12/2008 Ngày dạy : ....../....../2008 Tiết PPCT : 36 BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Phòng GD&ĐT Thạnh Trị                                             KIỂM TRA HỌC KỲ I Họ tên :..................................                          Môn : Lịch Sử lớp 7. Lớp :..........................                                Thời gian làm bài 45 phút Điểm Nhận xét của giáo viên I. TRẮC NGHIỆM : 3,0 điểm.             Khoanh tròn chỉ 1 chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1 : Lý thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (Thế kỉ XI) tại : A. Ải Chi Lăng.                                    B. Dọc song Cà Lồ.     C. Cửa song Bạch Đằng.                      D. Dọc song Cầu. Câu 2 : Nhà Lý xây dựng Văn miếu – Quốc tử giám để làm nơi : A. Hội họp các quan lại.                       B. Đón sứ giả nước ngoài.        C. Vui chơi giải trí.                                D. Dạy học cho con vua, quan, mở trường thi. Câu 3 : Câu nói “Nếu bệ hạ (Vua) muốn hàng giặc thì trước hãy chém. Đầu thần rồi hãy hàng” là của : A. Trần Thủ Độ.                                   B. Trần Quốc Tuấn.      C. Trần Quốc Toản.                             D. Trần Nguyễn Hãn. Câu 4 : Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của : A. Xã hội chiếm hữu nô lệ.                    B. Xã hội nguyên thủy.  C. Xã hội phong kiến.               D. Xã hội tư bản chủ nghĩa. Câu 5 : Thời kì hình thành của xã hội phong kiến châu âu là : A. Thế kỉ V – Thế kỉ X.                        B. Thế kỉ X – Thế kỉ XV.         C. Thế kỉ XVI – Thế kỉ XIX.                D. Thế kỉ XIV – Thế kỉ XV. Câu 6 : Nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng là : A. Lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên chúa.      B. Đã phá trật tự xã hội phong kiến. C. Đề cao tự do con người.                                          D. Cả 3 ý trên. II. TỰ LUẬN : 7 điểm. Câu 7 : Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (4,0 điểm). Câu 8 : Trình bày cách đánh địch độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (3,0 điểm).

File đính kèm:

  • docgiao an su 7.doc