Giáo án Lịch sử 5 - Tiết 1 đến tiết 15

LỊCH SỬ:

"BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI" TRƯƠNG ĐỊNH

 

I - Mục đích yêu cầu:

 1 Kiến thức: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân pháp xâm lược ở Nam kỳ.

 2 Kỹ năng: Cảm thụ được những tấm gương yêu nước.

 3 Trọng tâm:Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống pháp xâm lược.

II - Đồ dùng dạy học:

(Dụng cụ cần sử dụng của thầy và trò)

Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập.

 

doc15 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 5 - Tiết 1 đến tiết 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu: Không khí tưng bừng của buổi lễ Tuyên bố độc lập . Học sinh : Đọc thầm từ đầu -> độc lập ấy + tranh và ảnh – nhận xét . -Giáo viên : hỏi đáp – Kết luận : Ngày 2-9-1945 Hà Nội tưng bừng cờ và hoa,đồng bào già trẻ, gái , trai đều xuống đường từ các ngã tập trung về quảng trường Ba Đình Hoạt động 2: làm phiếu học tập. (15’): -Mục tiêu: Bác Hồ thay mặt nhân dân VN khẳng định điều gì ? -Học sinh : Thực hành trong phiếu bài tập . -Giáo viên : gợi mở . Kết luận : Bác Hồ thay mặt nhân dân VN khẳng định độc lập và khai sinh nước VN dân chủ cộng hoà. 3/ Củng cố – dặn dò : (5 ‘) Nhắc lại nội dung bài học Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau. Tiết 11: LỊCH SỬ : ÔN TẬP:HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ ( 1858 – 1945 ) I. Mục tiêu : Học xong HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 – 1945 và ý nghĩa của những sự kiện đó. II. Chuẩn bị : Bản đồ hành chính Việt Nam, Bản thống kê các sự kiện đã học từ bài 1-> bài 10 III. Hoạt động dạy học : 1/ Bài cũ: 3 HS trả lời câu hỏi bài : Bác Hồ đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập. 2/ Bài mới : GV giới thiệu bài (5’). Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (15’): -Mục tiêu: HS nêu được hai nội dung chính: Thời gian diễn ra sự kiện và diễn biến chính của sự kiện lịch sử. -Học sinh : Cá nhân HS đọc thầm các câu hỏi trang 23 SGK thảo luận theo nhóm đôi lần lượt các câu hỏi. -Giáo viên : hỏi đáp – nhận xét - Kết luận : Năm 1858: Thực dân pháp bắt đầu xâm lược nước ta. - Nửa cuối thế kỷ XIX : Phong trào chống pháp của Trương Địng và Phong trào Cần Vương. - Đầu thế kỷ XX: Phong trào Đông du của Phan Bội Châu. Ngày 3-2-1930: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. - Ngày 19-8-1945: Khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội. - Ngày 2-9-1945: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hoạt động 2: làm phiếu học tập. (15’): -Mục tiêu: Nêu ý nghĩa của những sự kiện lịch sử được nêu ở hoạt động 1. -Học sinh : Học nhóm 3 thảo luận về ý nghĩa của những sự kiện lịch sử được nêu ở hoạt động 1. Đại diện nhóm trình bày, các bạn khác nhận xét. -Giáo viên : hướng dẫn quan sát HS học nhóm, nhận xét chung. 3/ Củng cố – dặn dò : (5 ‘) Nhắc lại nội dung phần trả lời các câu hỏi Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. Tiết 12 LỊCH SỬ VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO I. Mục tiêu : Học xong HS biết : - Tình thế nghìn cân treo sợi tóc ở nước ta sau Cách Mạng Tháng Tám 1945. -Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ đã vượt qua tình thế đó như thế nào? II. Chuẩn bị : Aûnh SGK + phiếu học tập III. Hoạt động dạy học : 1/ Bài cũ: 3 HS trả lời câu hỏi bài : Ôân tập . 2/ Bài mới : GV giới thiệu bài (5’). Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (15’): -Mục tiêu: HS nêu được những khó khăn của nhân dân ta sau Cách Mạng Tháng Tám. -Học sinh : Cá nhân đọc thầm từ đầu . “Nghìn cân treo sợi tóc". +TLCH: 1/ 19 -Giáo viên : hỏi đáp – nhận xét - Kết luận : Các nước đế quốc và các thế lực thù địch bao vây chống phá cách mạng, lũ lụt hạn hán làm cho nông nghiệp đình đốn, nạn đói năm 1945 đã cướp đi hơn hai triệu người, đa số người dân không biết chữ, Hoạt động 2: Học nhóm 3 làm vào phiếu học tập. (15’): -Mục tiêu: Nêu được nhân dân ta đã làm gì để chống lại giặc đói, giặc dốt. -Học sinh : Đọc thầm phần còn lại bài – Học nhóm 3 trả lời câu hỏi 2/27 -Giáo viên : hướng dẫn quan sát HS học nhóm. -Kết luận : Trước tình thế như vậy Chủ Tịch Hồ Chí Minh kêu gọi lập “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”, dành gạo cho dân nghèo, mở lớp học tình thương để xoá mù, đẩy lùi giặc đói, giặc dốt. 3/ Củng cố – dặn dò : (5 ‘) Nhắc lại nội dung bài học . Chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học. Tuần 13 LỊCH SỬ THÀ HY SINH TẤT CẢ CHỨ KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC I. Mục tiêu : Học xong HS biết : - Ngày 12-9-1946, nhân dân Hà Nội tiến hành một cuộc kháng chiến toàn quốc. - Tinh thần chống pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương khác trong những ngày đầu kháng chiến. II. Chuẩn bị : Aûnh SGK + phiếu học tập III. Hoạt động dạy học : 1/ Bài cũ: 3 HS trả lời câu hỏi bài : Vượt qua tình thế hiểm nghèo. 2/ Bài mới : GV giới thiệu bài (5’). Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (15’): -Mục tiêu: HS nêu âm mưu của thực dân pháp đối với nước ta. -Học sinh : Cá nhân HS đọc thầm từ đầu . Hà Nội. +TLCH: 1/30 . -Giáo viên : hỏi đáp – nhận xét - Kết luận : Thực dân Pháp âm mưu cướp nước chúng ta một lần nữa. Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đe doạ đòi chính phủ giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát cho chúng, nếu không chúng sẽ nổ súng tấn công. Hoạt động 2: Học nhóm 3 làm vào bảng phụ. (15’): -Mục tiêu: Nêu được tinh thần hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của nhân dân ta. -Học sinh : Đọc thầm phần còn lại bài – Học nhóm 3 trả lời câu hỏi 2/30 -Giáo viên : hướng dẫn quan sát HS học nhóm. - GV Kết luận : Trước tình thế như vậy Chủ Tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Nhân dân hướng ứng phong trào với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước”. 3/ Củng cố – dặn dò : (5 ‘) Nhắc lại nội dung bài học và dặn chuẩn bị bài tiếp theo. Tuần 14 LỊCH SỬ THU – ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “ MỒ CHÔN GIẶC PHÁP” I. Mục tiêu : Học xong HS biết : - Diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. - Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta. II. Chuẩn bị : Aûnh SGK + Bảng phụ III. Hoạt động dạy học : 1/ Bài cũ: 3 HS trả lời câu hỏi bài : Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước. 2/ Bài mới : GV giới thiệu bài (5’). Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (15’): -Mục tiêu: HS nêu âm mưu của thực dân pháp đối với cuộc tấn công lên Việt bắc. -Học sinh : Cá nhân HS đọc thầm từ đầu . Tấn công của giặc. +TLCH: 1/32. -Giáo viên : hỏi đáp – nhận xét - Kết luận : Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc với âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của bộ đội ta. Hoạt động 2: Học nhóm 3 làm vào bảng phụ. (15’): -Mục tiêu: Nêu được diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu – đông. -Học sinh : Đọc thầm phần còn lại bài Học nhóm 3 Nêu được diễn biến sơ lượt của chiến dịch Việt Bắc thu – đông và ý nghĩa của cuộc kháng chiến đó. -Giáo viên : hướng dẫn quan sát HS học nhóm. - GV Kết luận : Tháng 10-1947 thực dân Pháp huy động lực lượng lớn chia làm 3 mũi tấn công lên Việt Bắc. Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, khi quân pháp vừa nhảy dù xuống thì đã rơi vào ổ phục kích của ta. Tại Đoan Hùng tàu chiến và ca nô của pháp bị đốt cháy. Trên đường rút lui bị ta chặn đánh dữ dội. Sau nhiều ngày đêm chiến đấu ta đã đánh bại cuộc tấn công của Pháp. Cuộc chiến thắng đã bảo vệ an toàn cơ quan đầu não kháng chiến của quân ta. 3/ Củng cố – dặn dò : (5 ‘) Nhắc lại nội dung bài học và dặn chuẩn bị trước bài tiếp Tiết 15: LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950 I.Mục tiêu : HS biết -Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. -Ý nghĩa chiến thắng Biên giới thu- đông 1950. -Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng ViệtBắc thu –đông 1945 và chiến thắng biên giới thu –đông 1950. II.Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ Biên giới Việt – Trung ) Lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông.Tư liệu về chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. III.Nội dung dạy học: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Âm mưu khoá chặt Biên giới Việt - Trung của thực dân Pháp -Cho HS xác định biên giới Việt –Trung trên bản đồ, sau đó xác định trên lược đồ những điểm địch đóng quân để khoá Biên giới tại Đường số 4. Hoạt động 2: Mục đích của chiến dịch Biên giới thu –đông: -GV nêu vấn đề. Chia nhóm 4 cho các nhóm hoạt động. + Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào ? Quyết định ấy thể hiện điều gì? + Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu –đông diễn ra ở đâu? Hãy tường thuật lại trận đánh đó (có sử dụng sơ đồ). + Chiến thắng Biên giới thu- đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta? Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận . Các nhóm khác bổ sung , GV nhận xét kết luận. Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu- đông. -GV chia:N1 : Nêu điểm khác nhau chủ yếu nhất của chiến dịch Việt Bắc thu –đông 1947 với chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1950 ? N2 : Tấm gương chiến đấu dũng cảm của La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì ? N3:Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì? N4: Quan sát ảnh tù nhân của Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới thu –đông 1950 em có suy nghĩ gì ? -Các nhóm cử đại diện lên trình bày. -GV nêu tác dụng của chiến dịch Biên giới. IV.Nhận xét dặn dò: GV nhận xét tiêùt học .-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài tiếp theo

File đính kèm:

  • doclich su5.doc
Giáo án liên quan