Giáo án Làm thế nào để biết có không khí? (khoa học lớp 4 – bài 30)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ?

(KHOA HỌC LỚP 4 – BÀI 30)

(Có thể sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong hoạt động 1 và 2 của bài học)

I. Mục tiêu: HS biết:

- Làm thí nghiệm để phát hiện không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng có trong các vật.

- Phát biểu định nghĩa về khí quyển.

II. Đồ dùng dạy học:

- HS: Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Các túi ni-lông, dây chun, kim khâu, chậu hoặc bình thủy tinh, chai không, một miếng bọt biển, một viên gạch hay cục đất khô.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 5368 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm thế nào để biết có không khí? (khoa học lớp 4 – bài 30), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ? (KHOA HỌC LỚP 4 – BÀI 30) (Có thể sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong hoạt động 1 và 2 của bài học) I. Mục tiêu: HS biết: - Làm thí nghiệm để phát hiện không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng có trong các vật. - Phát biểu định nghĩa về khí quyển. II. Đồ dùng dạy học: - HS: Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Các túi ni-lông, dây chun, kim khâu, chậu hoặc bình thủy tinh, chai không, một miếng bọt biển, một viên gạch hay cục đất khô. III. Hoạt động dạy học dự kiến: 1. Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật 1.1. Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học: Không khí rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu? Làm thế nào để biết có không khí? 1.2. Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh - Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về không khí (2 phút) 1.3. Đề xuất các câu hỏi: - Giáo viên cho học sinh quan sát bao ni lông căng phồng và định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi. - Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm - Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học): Câu hỏi: Trong bao ni lông căng phồng có gì? 1.4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu: - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3. 1.5. Kết luận, kiến thức mới: - Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả - Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức. - Giáo viên tổng kết và ghi bảng: Xung quanh mọi vật đều có không khí. 2. Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật 2.1. Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề cho toàn bài học: Xung quanh mọi vật đều có không khí. Vậy quan sát cái chai, miếng bọt biển (hay hòn gạch) xem có gì? 2.2. Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh - Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về vấn đề có cái gì trong cái chai, miếng bọt biển (2 phút) 2.3. Đề xuất các câu hỏi: - Giáo viên cho học sinh quan sát cái chai, miếng bọt biển (hay hòn gạch) và định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi. - Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm - Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học) : Câu 1: Trong chai rỗng có gì? Câu 2: Những chỗ rỗng bên trong miếng bọt biển có gì? Câu 3: Những chỗ rỗng bên trong hòn gạch có gì? 2.4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu: - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3 (3 thí nghiệm) 2.5. Kết luận, kiến thức mới: - Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả - Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức. - Giáo viên tổng kết và ghi bảng: Những chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. 3. Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là gì? - Học sinh trả lời - Giáo viên ghi bảng: Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển - GV yêu cầu HS tìm những ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong chỗ rỗng của mọi vật. Liên hệ thực tế: Giáo viên cho học sinh quan sát: - Các quả bong bóng, cái bơm tiêm, cái bơm xe đạp và cho các em trả lời các câu hỏi: Trong các quả bong bóng có gì? Trong cái bơm tiêm có gì? Điều đó chứng tỏ không khí có ở đâu? Khi bơm mực em thấy có hiện tượng gì xảy ra? Điều đó chứng tỏ điều gì? Kết thúc tiết học

File đính kèm:

  • docTien trinh day bai Lam the nao de biet co khong khi.doc
Giáo án liên quan