Giáo án Kỹ thuật 4 kì 1 - Trường TH An Phước A

 Bài : VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU

I. MỤC TIÊU :

 - Biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu , thêu .

 - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ .

 - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt , khâu , thêu :

 - Một số mẫu vải và chỉ khâu , thêu các màu .

 - Kim khâu , thêu các cỡ .

 - Kéo cắt vải , cắt chỉ .

 - Khung thêu cầm tay , miếng sáp nến , phấn màu , thước dẹt , thước dây , đê , khuy cài , khuy bấm .

 - Một số sản phẩm may , khâu , thêu .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1’) Hát .

 2. Bài cũ : (3’) Không có .

 3. Bài mới : (27’) Vật liệu , dụng cụ cắt , khâu , thêu .

 

doc38 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Kỹ thuật 4 kì 1 - Trường TH An Phước A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dưỡng cho cây bằng cách bón phân . Tùy loại cây mà sử dụng phân bón cho phù hợp . e) Không khí : - Cây lấy không khí từ đâu ? - Thiếu không khí , cây sẽ thế nào ? - Phải làm thế nào để đảm bảo đủ không khí cho cây ? - Kết luận và nhấn mạnh : Con người sử dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác như : gieo trồng đúng thời gian , khoảng cách , tưới nước , bón phân , làm đất để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây . 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có ý thức chăm sóc cây rau , hoa đúng kĩ thuật . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tinh thần , thái độ học tập của HS . - Dặn HS về nhà đọc trước bài học sau . KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần : 16 Môn : Kĩ thuật Tiết : 16 Bài : THỬ ĐỘ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG RAU , HOA I. MỤC TIÊU : - Biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống . - Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống . - Có ý thức làm việc cẩn thận , ngăn nắp , đúng quy trình . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu : Đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm . - Vật liệu và dụng cụ : + Hạt giống . + Giấy thấm nước , bông hoặc vải mềm . + Đĩa đựng hạt . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Làm đất , lên luống để gieo trồng rau , hoa . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa . a) Giới thiệu bài : Trước khi gieo trồng , người ta phải tiến hành kiểm tra hạt giống xem nó tốt hay xấu bằng cách thử độ nảy mầm của hạt . Đây là khâu chuẩn bị rất cần thiết cho việc gieo trồng . Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt và cách thử ra sao ? Để giải đáp câu hỏi đó , hôm nay , chúng ta sẽ học bài Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa . b) Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Hoạt động 1 : HS quan sát , nhận xét mẫu . MT : HS nêu được những đặc điểm của mẫu . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . ĐDDH : - Mẫu : Đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm . Hoạt động lớp . Hs quan sát, lắng nghe. - Dựa vào mẫu để nêu những vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị khi thử độ nảy mầm của hạt . - Nêu vấn đề : Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống ? - Giới thiệu mẫu thử độ nảy mầm của hạt để HS dựa vào đó trả lời . - Nhận xét , giải thích : Hạt giống nảy mầm được khi có đủ điều kiện về độ ẩm , nhiệt độ . Việc đem hạt giống gieo vào nơi có độ ẩm , nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm để theo dõi , quan sát thời gian hạt nảy mầm , số hạt nảy mầm được gọi là thử độ nảy mầm của hạt giống . - Hỏi : Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống ? - Nhận xét , kết luận : Thử độ nảy mầm của hạt giống để biết hạt giống tốt hay xấu . Nếu hạt giống tốt thì thời gian nảy mầm nhanh , số hạt nảy mầm nhiều , mầm mập , khỏe . Ngược lại , hạt giống xấu thì số hạt nảy mầm ít , nảy mầm không đều , mầm nhỏ , yếu . Qua kiểm tra , nếu thấy hạt giống xấu , sẽ không đem gieo nữa . Nếu đem gieo sẽ gây lãng phí hạt giống , công sức , thời gian , không kịp thời vụ ; cây phát triển kém , năng suất thấp . Hoạt động 2 : Hs thao tác kĩ thuật . MT : HS nắm kĩ thuật thử độ nảy mầm của hạt giống . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . ĐDDH : - Vật liệu và dụng cụ : + Hạt giống . + Giấy thấm nước , bông hoặc vải mềm . + Đĩa đựng hạt . Hoạt động lớp . - Đọc SGK và nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống . - Vài em lên thực hiện các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống . - Lớp quan sát , nhận xét . - Nhận xét , làm mẫu từng bước trong quy trình thử độ nảy mầm . Chú ý hướng dẫn kĩ từng bước và giải thích rõ các yêu cầu kĩ thuật phải đảm bảo trong từng bước . Nhắc HS chú ý một số điểm khi thực hành : + Đĩa dùng thử độ nảy mầm phải có đáy , bằng phẳng + Nên dùng bông thấm nước để thử , tránh gây đọng nước làm thối hạt . + Xếp các hạt cách đều nhau một khoảng cách nhất định . - Vừa nêu những điểm cần lưu ý , vừa thực hiện thao tác minh họa . - Nhận xét , chỉ dẫn thêm những thao tác chưa đúng kĩ thuật . Hoạt động 3 : HS thực hành thử độ nảy mầm . MT : HS thực hành được việc thử độ nảy mầm của hạt giống . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . ĐDDH : SGK . Hoạt động lớp , cá nhân . - Cả lớp thực hành . - Kiểm tra sự chuẩn bị , dụng cụ thực hành của HS . - Nêu nhiệm vụ : Mỗi em thử độ nảy mầm của một loại hạt . - Theo dõi , chỉ dẫn thêm . 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có ý thức làm việc cẩn thận , ngăn nắp , đúng quy trình . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập của HS . - Nhắc HS mang sản phẩm đến lớp trong tiết sau để báo cáo kết quả thực hành của mình . KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần : 17 Môn : Kĩ thuật Tiết : 17 Bài : THỬ ĐỘ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG RAU , HOA (tt) I. MỤC TIÊU : - Biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống . - Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống . - Có ý thức làm việc cẩn thận , ngăn nắp , đúng quy trình . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu : Đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm . - Vật liệu và dụng cụ : + Hạt giống . + Giấy thấm nước , bông hoặc vải mềm . + Đĩa đựng hạt . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa (tt) . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Hoạt động 1 : HS nắm lại quy trình thực hành thử độ nảy mầm . MT : nắm lại quy trình thử độ nảy mầm của hạt giống . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . ĐDDH : Mẫu : Đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm . - Vật liệu và dụng cụ : + Hạt giống . + Giấy thấm nước , bông hoặc vải mềm . + Đĩa đựng hạt . Hoạt động lớp . - Nhắc lại một số nội dung chủ yếu và những công việc đã thực hiện ở tiết 1 . - Trưng bày sản phẩm . - Kiểm tra sản phẩm cả lớp . Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập . MT : HS đánh giá được sản phẩm của mình và các bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . ĐDDH : Bảng đánh giá được sản phẩm. Hoạt động lớp . - Báo cáo kết quả thực hành . - Dựa vào các tiêu chuẩn trên , tự đánh giá sản phẩm của mình . - Gợi ý để HS tự đánh giá : + Vật liệu , dụng cụ thực hành đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật . + Tiến hành thử độ nảy mầm của hạt đúng các bước trong quy trình kĩ thuật . + Thử độ nảy mầm của hạt có kết quả . + Ghi chép được kết quả theo dõi , quan sát hạt nảy mầm và rút ra được nhận xét . - Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có ý thức làm việc cẩn thận , ngăn nắp , đúng quy trình . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập của HS . - Nhắc HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ cho bài sau . KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần : 18 Môn : Kĩ thuật Tiết : 18 Bài : TRỒNG CÂY RAU , HOA I. MỤC TIÊU : - Biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau , hoa . - Làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất . - Có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Vật liệu và dụng cụ : + Một số loại hạt giống rau , hoa hoặc đậu . + Túi bầu hoặc hộp nhựa , hộp sắt . + Dầm xới , cuốc , bát đựng hạt giống . + Đất đã lên luống . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa (tt) . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Gieo hạt giống rau , hoa . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Hoạt động 1 : HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật gieo hạt . MT : HS nắm quy trình kĩ thuật gieo hạt . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . ĐDDH : Bảng quy trình kĩ thuật gieo hạt . Hoạt động lớp . - Đọc nội dung bài học SGK . - Trả lời . - Nhắc lại các điều kiện để hạt nảy mầm bài trước . - Trả lời các câu hỏi SGK . - Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các bước trong quy trình kĩ thuật gieo hạt và gợi ý để các em giải thích tại sao phải chọn hạt giống , làm nhỏ đất khi chuẩn bị gieo hạt - Nhận xét câu trả lời và giải thích : + Chọn hạt giống để có được hạt giống tốt đen gieo , đảm bảo số hạt nảy mầm nhiều và mầm cây khỏe ; đồng thời loại bỏ những hạt bị sâu bệnh , mối mọt , lép + Làm nhỏ đất và san phẳng mặt luống để giúp hạt nảy mầm dễ dàng , không bị đọng nước . Nếu gieo hạt theo rạch thì dùng cuốc đánh thành những rạch ngang trên luống cách đều nhau . Tùy theo kích thước hạt đem gieo to hay nhỏ và khoảng cách thích hợp cho cây phát triển mà đánh rạch nông hay sâu , khoảng cách giữa các rạch rộng hay hẹp . - Treo tranh , hướng dẫn HS quan sát và nêu các bước gieo hạt . - Nhận xét và giải thích thêm : + Gieo đều hạt trên luống , trên rạch để đảm bảo khoảng cách cho hạt nảy mầm và phát triển thành cây con . Nếu gieo hạt theo hốc thì mỗi hốc gieo 2 , 3 hạt để đề phòng có hạt không nảy mầm được . Khi hạt phát triển thành cây con sẽ chọn và giữ lại cây khỏe , loại bỏ cây yếu . + Phủ lớp đất mỏng lên hạt sau khi gieo để hạt không bị khô và đảm bảo có đủ nhiệt độ , độ ẩm cho hạt nảy mầm . Lớp đất phủ phải là đất nhỏ . Phải dùng rổ hoặc sàng mắt nhỏ để sàng đất phủ lên hạt . + Gieo hạt xong phải thường xuyên tưới nước để đất luôn luôn được ẩm . Có như vậy hạt mới nảy mầm được . Hoạt động 2 : Hs thao tác kĩ thuật . MT : HS nắm kĩ thuật gieo hạt . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . ĐDDH : - Vật liệu và dụng cụ : + Một số loại hạt giống rau , hoa hoặc đậu. + Túi bầu hoặc hộp nhựa , hộp sắt . + Dầm xới , cuốc , bát đựng hạt giống . + Đất đã lên luống . Hoạt động lớp . - Nhắc lại quy trình kĩ thuật gieo hạt . - Vài em thực hiện lại các thao tác GV vừa hướng dẫn . Lớp quan sát , nhận xét . - Hướng dẫn từng thao tác kĩ thuật theo nội dung SGK . 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập của HS . - Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docKi thuat.doc
Giáo án liên quan