Giáo án kì 2 - Môn Tự nhiên xã hội lớp 1

Tiết:

CUỘC SỐNG XUNG QUANH ( TIẾP THEO)

I.Mục tiêu:

 Giúp HS biết:

- Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.

- HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.

II.Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong bài 18, 19 SGK

- HS: SGK TNXH 1

III.Các hoạt động dạy học:

1.Khởi động: 1’

2.KTBC: 5’

- Tiết TNXH lần trước các em học bài gì? ( Cuộc sống xung quanh)

- GV treo tranh hỏi HS trả lời.

- Nhận xét.

3 Bài mới:23’

a. Giới thiệu: 1’

b. Các hoạt động:

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án kì 2 - Môn Tự nhiên xã hội lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, phat huy trí tưởng tượng. II/ Đồ dùng dạy học. Giấy vẽ, bút màu. III/ Các hoạt động dạy học. 1/ Khởi động: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 5’ 3/ Bài mới: 23’ Giới thiệu: 1’ Các hoạt động: TLượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 15’ 8’ * Hoạt động 1: Quan sát bầu trời. - Mục tiêu: Biết sự thay đổi của những đám mây trên bầu trời là 1 số dấu hiệu cho biết sự thay đổi của thời tiết. - Cách tiến hành: Nhìn lên bầu trời, em có trông thấy mặt trời và những khỏang trời xanh không? Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây? Những đám mây có màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động? Quan sát cảnh vật xung quanh. Sân trường, cây cối, mọi vật lúc này khô ráo hay ẩm ướt? Em có trông thấy ánh nắng vàng hay những giọt mưa rơi không? Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì? Kết luận: Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng, đang dâm mát hay trời sắp mưa. * Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh. - Mục tiêu: HS vẽ được bầu trời và cảnh vật xung quanh. - Cách tiến hành: Chọn 1 số bức cho cả lớp xem. Nhận xét, biểu dương. Ra sân quan sát. Vào lớp thảo luận. Lấy giấy vở, bút màu ra vẽ. Vẽ xong giới thiệu bức tranh của mình. 4. Củng cố: 5’ Chơi trò chơi: Nắng, mưa. HS chơi. Nhận xét. IV .Hoạt động nối tiếp: 1’ Nhận xét tiết học. Về nhà tập quan sát bầu trời. Chuẩn bị bài: Gió. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tuần 32 GIÓ Ngày soạn: Ngày dạy: I/ Mục tiêu. Giúp học sinh biết. Nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh. Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió vào người. II/ Đồ dùng dạy học. Tranh phóng to bài 32. Mỗi học sinh làm sẵn 1 cái chong chóng. III/ Các hoạt động dạy học. 1/ Khởi động: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 5’ 3/ Bài mới: 23’ a.Giới thiệu: 1’ Hôm nay học bài GI Ó. b. Các hoạt động: Tlượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 15’ 8’ * Hoạt động 1: Làm việc với SGK. - Mục tiêu: Nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh. - Cách tiến hành: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Nêu những gì bạn nhận thấy khi gió thổi vào người? Hôm nay nếu trời nóng các em cảm thấy thế nào? Nếu trời rét các em cảm thấy thế nào? Nói với nhau về cảm giác của cậu bé trong hình vẽ. Kết luận: Khi trời lặng gió, cây cối đứng yên. Gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngã… * Họat động 2: Quan sát ngòai trời. - Mục têu: Mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người. - Cách tiến hành: Nêu nhiệm vụ khi quan sát. Nhìn xem lá cây, ngọn cỏ ngoài sân trường có lay động hay không? Từ đó em rút ra kết luận gì? Chia thành nhiều nhóm nhỏ. Gọi 1 em báo cáo. Kết luận: Nhờ quan sát câu cối, mọi vật xugn quanh và chính cảm nhận của mỗi người mà ta biết được là khi đó trời lặng gió hay có gió. Khi trời lặng gió cây cối đứng im. Gió nhẹ làm lá cây, gnọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cành lá đung đưa… Khi gió thổi vào người, ta cảm thấy mát. Cho học sinh chơi trò chơi chóng chóng theo nhóm. Mở SGK. Làm việc theo cặp. Dùng quạt hoặc quyển vở quạt vào mình để đưa ra nhận xét. Quan sát hình ở SGK và nhận xét. Từng cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp. Bổ sung. Quan sát ngòai trời. Thảo luận theo nhóm. Đại diện báo cáo kết quả của nhóm đã thảo luận. 4. Củng cố: 5’ Cho HS chơi trò chơi chong chóng theo nhóm HS chơi ngoài trời. GV hô gió nhẹ. HS cầm chong chóng chạy từ từ. GV hô gió mạnh. HS chay mạnh hơn để chong chóng quay tít GV hô trời lặng gió. HS đứng lại cho chong chóng ngừng quay. IV. Hoạt động nối tiếp: 1’ Nhận xét tiết học. Về chơi trò chơi chong chóng. Chuẩn bị bài: “ Trời nóng, trời rét”. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 33 Trời nóng, trời rét Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Nhận biết trời nóng hay trời rét. - HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng, hoặc trời rét. - Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết. II. Đồ dùng dạy học: -Các hình trong bài 33 SGK - GV sưu tầm thêm tranh ảnh về trời nóng hay trời rét. III. Các hoạt động Dạy – Học: 1. Khởi động: 1’ 2. Kiểm tra: 5’ - Em thấy thế nào là gió thổi vào người? HS trả lời - Quan sát cây cối làm thế nào em biết được trời có gió hay lặng gió? - Nhận xét 3. Bài mới: 23’ a. Giới thiêu: 1’ b. các hoạt động: TLượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 15’ 8’ * Hoạt động 1: Làm việc với tranh ảnh sưu tầm. - Mục tiêu: Nhận biết trời nóng hay rét. - Cách tiến hành: Chia lớp làm 4 nhóm. Các nhóm phân biệt tranh trời nóng, trời rét Gọi HS lên trước lớp. Cho HS thảo luận câu hỏi. Hãy nêu những cảm giác của em trong những ngày trời nóng ( trời rét). Kể tên một số đồ vật cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng ( rét). * Kết luận: - Trời nóng quá thường thấy trong người bực bội, toát mồi hôi … Ngoài ra thường mặc áo ngắn tay, màu sáng. Để làm cho bớt nóng, cần dùng quạt, máy điều hòa nhiệt độ. - Trời rét quá có thể làm tay chân dễ bị cóng, người run lên da sởm gai ốc. Người ta cần phải dùng lò sưởi hoặc dùng máy điều hòa nhiệt độ. * Hoạt động 2: Trò chơi: Trời nóng, trời rét - Mục tiêu: Hình thành thói quen mặc hợp thời tiết - Cách tiến hành: GV chuẩn bị một số bìa, mỗi bìa viết tên đồ dùng theo thời tiết. GV nêu cách chơi 1 HS hô “ Trời nóng” HS cầm tấm bìa có tên trang phục phù hợp trời nóng. Tương tự “ Trời rét”. Ai nhanh sẽ thắng cuộc. Được lớp hoan hô. * Kết luận: Trang phục phù hợp với thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể phòng chống đựợc 1 số bệnh như cảm nắng hoặc cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm phổi. HS phân loại tranh. Đại diện nhóm mang tranh lên giới thiệu trước lớp. HS thảo luận. HS theo dõi. HS chơi. 4 củng cố: 5’ Cho HS tìm tranh đính theo nhóm trời nóng, trời mưa. Trời nóng: N, Trời lạnh: R Nêu những gì khi bạn cảm thấy khi trời nóng, trời rét. IV. Hoạt động nối tiếp: 1’ Nhận xét tiết học. Về nhà thực hiện mặc theo trời nóng, trời rét. Chuẩn bị bài: Thời tiết. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 34 THỜI TIẾT Ngày soạn: Ngày dạy: I/ Mục tiêu. Học sinh biết: Thời tiết luuôn luôn thay đổi. Sử dụng vố từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết. Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khỏe. II/ Đồ dùng dạy học. Tranh vẽ phóng to bài 34 SGK. III/ Các hoạt động dạy học. 1/ Khởi động: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 5’ 3/ Bài mới: 23’ a.Giới thiệu:1’ Hôm nay học bài THỜI TIẾT. b. Các hoạt động: TLượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 15’ 8’ * Hoạt động 1: Làm việc với tranh ảnh sưu tầm được. - Mục tiêu: HS biết sắp xếp các tranh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo. Biết nói những hiểu biết của mình cho các bạn nghe. - Cách tiến hành: Chia lớp thành 4 nhóm. Cho học sinh xếp tranh và dán vào giấy. Nhận xét. * Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp, Trả lời cầu hỏi. - Mục tiêu: Biết ích lợi của việc sự báo thời tiết. - Cách tiến hành: Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng (hoặc mưa, nóng, rét…)? Em mặc như thế nào lúc trời nóng? Khi trời rét? Kết luận: Chúng ta biết được thời tiết ngày mai sẽ như thế nào là do các bản ti dự báo thời tiết được phát thanh trên đài hoặc trên ti vi. Phải ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Xếp tranh ảnh mô tả hiện tượng thời tiết. Dán các tranh vào tờ giấy khổ lớn để thể hiện thời tiết lôn thay đổi: lúc nắng, lúc mưa, lúc gió. Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, bổ sung. Thảo luận Trả lời câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe 4. Củng cố: 5’ - Cho học sinh chơi trò chơi “Dự báo thời tiết”. Cách chơi giống như “ Trời nắng, trời mưa”. -Nhận xét hoan hô. IV. Hoạt đông nối tiếp: 1’ Nhận xét tiế học. Về nhà thực hiện theo bài vừa học Chuẩn bị : Các bài về tự nhiên. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: ÔN TẬP: Tự nhiên I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên. - Quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh quan tự nhiên ở khu vực xung quanh trường. - Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Tất cả những tranh ảnh mà GV và HS đã sưu tầm được về chủ đề thiên nhiên. III. Các hoạt động Dạy – Học: Khởi động: 1’ Kiểm tra: 5’ Điền các từ: nắng, rét, nhiều, gió, nhẹ, vào chỗ chấm. Thời tiết có ngày ………….. có ngày mưa, có ngày nóng, có ngày ……………., có khi có …………..mạnh, có khi có gió …………… . Bầu trời có ít mây, có lúc nhiều mây. Nhận xét. 3. Bài mới: 23’ a. Giới thiệu: 1’ b. Các hoạt động: TLượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 15’ 8’ * Hoạt động 1: Ôn tập tự nhiên - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học về tự nhiên. - Cách tiến hành: Tổ chức tranh ảnh trưng bày: Tranh ảnh về cây cối, con vật, thời tiết, theo nhóm. Chia làm 3 nhóm giao nhiệm vụ như sau: Nhóm 1: Nhận đề tài về thực vật. Nhóm 2: Nhận đề tài vế thực vật. Nhóm 3: Đề tài về thời tiết. * Hoạt động 2: HS thảo luận. - Mục tiêu: HS biết sắp xếp các tranh có hệ thống. - Cách tiến hành: Yêu cầu HS làm việc theo nhốm theo sự phân công. Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp. Nhóm này thu tất cả tranh ảnh về cây cối và sắp xếp lại 1 cách có hệ thống. Nhóm này có nhiệm vụ thu thập tất cả những tranh về con vật, sắp xếp có hệ thống. Nhóm này thu thập những tranh ảnh về thời tiết. HS làm việc theo nhóm theo sự phân công. HS được phân công của các nhóm lên trình bày trước lớp. Nhận xét bổ sung. 4.Củng cố: 5’ Chơi trò chơi: “ Trời nắng, trời mưa”. Nhận xét hoan hô. 5. Hoạt động nối tiếp: 1’ - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài - Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTN XN (hc).doc
Giáo án liên quan