Giáo án khối 4 - Trường Tiểu học số 1 Hải Ba - Tuần 8

- Bốn HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ- đọc 2, 3 lượt. Gv kết hợp sữa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS. Chú ý cách ngắt nhịp thơ.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một, hai HS đọc cả bài.

- Gv đọc diễn cảm toàn bài

b) Tìm hiểu bài

Gợi ý tìm hiểu các câu hỏi:

- Câu hỏi 1

HS đọc thành tiếng, đọc thầm các bài thơ, trả lời các câu hỏi:

+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?

+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?

- Câu hỏi 2, 3

HS đọc thầm cả bài thơ, rồi trả lời:

+ Mỗi khổ thơ nói lên điều ước của bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?

+ HS đọc lại khổ thơ 3, 4 giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:

* ước " không còn mùa đông"

* ước " hoá trái bom thành trài ngon".

- GV yêu cầu HS nhận xét ước mơ của các bạn nhỏ trong

doc20 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Trường Tiểu học số 1 Hải Ba - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu SGV trang 27 II. Đồ dùng dạy học ( Như SGV) III. Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu đột thưa ở mặt phải, mặt trái đường khâu kết hợp với quan sát hình 1 (SGK) để trả lời các câu hỏi: + Đặc điểm của các mũi khâu đột thưa như thế nào? + So sánh mũi khâu ở mặt phải mũi khâu đột thưa với mũi khâu thường. - GV nhận xét các câu trả lời của HS và kết luận (SGV) - GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật. GV treo tranh quy trình khâu đột thưa. - Hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4 (SGK) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa. - Gọi 1 HS nêu lại cách vạch dấu đường khâu thường. - GV: Cách vạch dấu đường khâu đột thưa giống như vạch dấu đường khâu thường. - GV hướng dẫn HS kết hợp đặt nội dung của mục 2 với quan sát hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu đột thưa. GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ 2 bằng kim khâu len - Gọi 1 – 2 HS dựa vào quan sát thao tác của GV và hướng dẫn trong SGK để khâu các mũi khâu tiếp theo. GV và HS khác quan sát, nhận xét. - GV đặt câu hỏi: Nêu cách kết thúc đường khâu đột thưa. - Gọi HS thực hiện thao tác khâu lại mũi, nút chỉ cuối đường khâu. - GV hướng dẫn cách kết thúc đường khâu đột thưa. - Gọi 1 HS đọc mục 2 của phần ghi nhớ, GV kết luận hoạt động 2. - GV tổ chức cho HS tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu. IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị dụng cụ để tiết 2 thực hành. Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008. Toán Hai đường thẳng vuông góc I. Mục tiêu SGV trang 96 II. Đồ dùng dạy học - Ê ke III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc - GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, cho thấy rõ 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông. - GV kéo dài hai cạnh BC và DC thành hai đường thẳng, tô màu hai đường thẳng (đã kéo dài). Cho HS biết "Hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau". - GV cho HS nhận xét "Hai đường thẳng Bc và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C" (kiểm tra lại bằng ê ke). - GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rối lại kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau (như hình vẽ trong SGK). Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O. 2. Thực hành Bài 1 : Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không. Bài 2 : Cho biết AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau, yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau còn lại của hình chữ nhật ABCD. Bài 3: Trước hết, HS dùng ê ke để xác định được trong mỗi hình góc nào là góc vuông, rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình đó. Bài 4 : Yêu cầu HS : a. Nêu được AD, AB là là một cặp cạnh vuông góc với nhau; AD, CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau. b. Nêu được các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là : AB và BC; BC và CD. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Vẽ hai đường thắng vuông góc Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện I. Mục tiêu SGV trang 186 II. Đồ dùng dạy học - Một tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể. - Một tờ phiếu to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2 của câu chuyện ở Vương quốc Tương Lai theo cách kể 1 ( theo trình tự thời gian); lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể 2( theo trình tự thời gian). III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra: - Một HS kể lại câu chuyện mà em đã kể hôm trước. - Một HS trả lời câu hỏi: Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian? B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của bài. - GV mời một em HS giỏi làm mẫu, chuyển thể lời thoại của Tin-tin với em bé thứ nhất ( 2 dòng đầu trong vở kịch trong công xưởng xanh) từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi 1 mẩu chuyển thể. - Từng HS đọc trích đoạn ở Vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh hoạ vở kịch, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. - Hai, ba HS thi kể. Cả lớp và Gv nhận xét. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn đọc đúng yêu cầu của bài: + Trong BT1, các em đã kể câu chuyện theo đúng trình tự thời gian: Hai bạn Tin-tin và Mi- tin cùng nhau đi thăm công xưởng xanh, sau đó đến thăm khu vườn kì diệu. Việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau. + Trong BT2, yêu cầu các em kể câu chuyện theo một hướng khác: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh, còn Mi-tin đến thămkhu vườn kì diệu ( hoặc ngược lại: tin-tin đến thăm khu vườn kì diệu, còn Mi- tin đến thăm công xưởng xanh) - Từng cặp Hs suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian. - Hai, ba HS thi kể. Cả lớp và Gv nhận xét. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài. - GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2 ( kể theo trình tự thời gian/ kể theo trình tự không gian). HS nhìn bảng, phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: + Về trình tự sắp xếp các sự việc: Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại. + Từ ngữ nối đoạn 1, 2 thay đổi 3. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS nhắc lại sự khác nhau giữa 2 cách kể chuyện: kể theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian ( về việc sắp xếp các sự việc, về những từ ngữ nối 2 đoạn). - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà viết 1 hoặc 2 đoạn văn hoàn chỉnh. Lịch sử ÔN TậP I. Mục tiêu SGV trang 25 II. Đồ dùng dạy học - Băng và hình vẽ trục thời gian. - Một số tranh, ảnh, bản đồ phù hợp với yêu cầu của mục 1. III. Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV treo băng thời gian (theo SGK) lên bảng yêu cầu HS ghi nội dung của mỗi giai đoạn. - GV tổ chức cho các em lên bảng ghi nội dung. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - GV phát phiếu có ghi trục thời gian cho mỗi nhóm và yêu cầu học sinh ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: khoảng 700 năm TCN, 179 TCN, 938. - Tổ chứ cho các nhóm báo cáo sau khi thảo luận. * Hoạt động 3: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu các em chuẩn bị cá nhân theo yêu cầu của mục 3 trong SGK. - GV tổ chức cho một số em báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp. IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Ghi nhớ các kién thức vừa ôn tập. Mĩ thuật TậP NặN TạO DáNG: NặN CON VậT QUEN THUộC I. Mục tiêu SGV trang 31 II. Đồ dùng dạy học - Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc. - Hình gợi ý cách nặn. - Sản phẩm nặn con vật của HS. - Đất nặn. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. - GV dùng tranh, ảnh các con vật, đặt câu hỏi để HS tìm hiểu nội dungbài học: + Đây là con vật gì? + Hình dáng các bộ phận của con vật như thế nào? + Nhận xét về đặc điểm nổi bật của con vật. + Màu sắc của nó như thế nào? + Hình dáng của con vật khi hoạt động (đi, đứng, chạy,) thay đổi như thế nào? - HS kể thêm những con vật mà các em biết, miêu tả hình dáng, dặc điểm của chúng. - GV hỏi thêm 1 số HS: Em thích nặn con vật nào? Em sẽ nặn con vật đó trong hoạt động nào? Sau khi HS trả lời, GV gợi ý cho các em về những đặc điểm nổi bật của con vật mà các em chọn để nặn. 3. Hoạt động 2: Cách nặn con vật. - GV dùng đất nặn mẫu và yêu cầu HS chú ý quan sát cách nặn mẫu của GV. + Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại. + Nặn con vật với các bộ phận chính gồm thân, đầu, chân, từ 1 thỏi đất sau đó thêm các chi tiết cho sinh động. 4. Hoạt động 3: Thực hành - Tổ chức cho HS nặn theo nhóm – GV đi từng bàn để quan sát, gợi ý. 5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV yêu cầu HS bày sản phẩm theo nhóm, tổ. - GV chọn 1 số sản phẩm đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu để nhận xét, rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. - Gợi ý HS xếp loại 1 số bài và khen ngợi những HS làm bài đẹp. 6. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Quan sát hoa, lá. Toán (ôn) LUYệN TậP I.Mục tiêu - Ôn luyện về bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Củng cố về góc nhọn, góc tù, góc bẹt, hai đường thẳng vuông góc. II. Các hoạt động dạy học H làm VBT các bài sau Bài 1, 2 trang 44. Bài 3 trang 46. Bài 2 trang 47. H làm cá nhân rồi đối chiếu kết quả theo cặp. T giúp đỡ những H yếu. III. Củng cố, dặn dò H nhắc lại cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. T nhận xét giờ học. Tiếng Việt (ôn) TậP LàM VĂN I. Mục tiêu - Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện: + Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian. + Kể tóm tắt một câu chuyện theo trình tự thời gian. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - 1 HS trả lời câu hỏi: Kể chuyện theo trình tự thời gian là kể như thế nào? B. Dạy bài mới: Hd học sinh làm bài tập. Bài 1: Câu chuyện cười Ngớ ngẩn có các tình tiết như sau. Các em hãy sắp xếp lại cho thành một câu chuyện mạch lạc: a) - Ông ơi! Đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ? b) Ông bảo: c) Một hôm, ông sai cháu ra chợ mua một đồng mắm, một đồng tương. d) - Ban nãy cháu quên chưa hỏi ông: bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm? e) - Đồng nào cũng được mà! g) Một hồi lâu, lại mang hai cái bát không trở về, hỏi: h) Thằng bát mang hai cái bát đi ra chợ, nhưng đi được một quãng, sực nhớ điều gì, quay trở lại hỏi ông: i) Thằng bé lại chạy đi. ( Chuyện cười dân gian Việt Nam) Bài 2: Hãy kể tóm tắt một câu chuyện em thích theo trình tự thời gian. - HS làm bài – GV hướng dẫn thêm những HS yếu. III. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học. Sinh hoạt đội (Có ở sổ kế hoạch hoạt động của chi đội) Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008 Tập đọc thưa chuyện với mẹ Mục tiêu SGV trang 189 II. Đồ dùng dạy học - Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông . III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc bài : Đôi giày ba ta màu xanh . - Nêu đại ý của bài . B. Dạy bài mới

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc
Giáo án liên quan