Giáo án Khoa học tuần 5 lớp 4

A. Mục tiêu: Qua bài học các em có thể:

- Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.

- Nêu ích lợi của muối I-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ) và nêu tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao).

B. Đồ dùng dạy học : Hình 20, 21 SGK, Muối i-ốt.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học tuần 5 lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Tiết 9 Khoa học: SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN NS: 18/9/2012 NG: 26/9/2012 A. Mục tiêu: Qua bài học các em có thể: Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. Nêu ích lợi của muối I-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ) và nêu tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao). B. Đồ dùng dạy học : Hình 20, 21 SGK, Muối i-ốt. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra: Hỏi HS: - Tại sao phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? -Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn? II.Dạy bài mới : *Giới thiệu bài *Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo . - Chia lớp thành 2 đội, chia bảng ra 2 phần - Mỗi lần, mỗi đội cử 1 người lên bảng ghi lên phần bảng của mình tên một món ăn chứa nhiều chất béo. Xong rồi xuống giao phấn cho bạn khác tiếp tục lên ghi. Sau 5 phút, đội nào ghi được nhiều món ăn đúng hơn là chiến thắng . *Hoạt động 2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật - Yêu cầu cả lớp đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất béo vừa thi tìm trên bảng . - Hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? *Hoạt động3: Thảo luận về ích lợi của muối i-ốt và tác hại của ăn mặn - Cho HS xem muối i-ốt rồi giới thiệu : Muối i-ốt rất cần cho hoạt động của cơ thể ..Khi thiếu muối i-ốt, tuyến giáp phải tăng cường hoạt động vì vậy dễ gây ra u tuyến giáp. Do tuyến giáp nằm ở mặt trước cổ , nên hình thành bướu cổ. Thiếu i-ốt gây nhiều rối loạn chức năng trong cơ thể và làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, trẻ em bị kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ . -Cho HS thảo luận : +Làm thế nào để bổ sung i-ốt cho cơ thể? + Tại sao không nên ăn mặn? III. Củng cố – Dặn dò : - Tại sao cần phải ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật? - Tại sao chúng ta không nên ăn mặn? Tại sao cần sử dụng muối i-ốt? - CBBS: Ăn nhiều rau quả chín và. - Nhận xét tiết học 2 HS trả lời: - để có đầy đủ chất bổ dưỡng . -đạm do các loài cá cung cấp dễ tiêu . - Nghe giới thiệu - Tìm hiểu luật chơi. - Thực hiện trò chơi: lần lượt cử người ghi tên các thức ăn có nhiều chất béo lên bảng. Chẳng hạn như: cá rán,bánh rán, chân giò luộc, thịt luộc, canh sườn, lòng lợn, muối đỗ, muối vừng, - Cả lớp nhận xét, chọn đội thắng, tuyên dương . - Đọc tên các món ăn ghi ở bảng . - Thảo luận nhóm đôi rồi nêu được : + Cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật để bảo đảm cung cấp đủ các loại chất béo cho cơ thể. Nên ăn ít thức ăn chứa nhiều chất béo động vật để phòng tránh các bệnh như huyết áp cao, tim mạch . - Quan sát muối i-ốt . - Nghe giảng về tác dụng của muối i-ốt . - Thảo luận hiểu và nêu được : +Để phòng tránh các rối loạn do thiếu i-ốt nên ăn muối có bổ sung i- ốt . + Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao. - . để bảo đảm cung cấp đủ các loại chất béo cho cơ thể . - HS nêu Tuần 5 Tiết 10 Bài: ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN NS: 19/9/2012 NG: 28/9/2012 A. Mục tiêu: Qua bài học các em có thể: - Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn - Nêu được + Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn +Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm B. Đồ dùng dạy học : hình trang 22, 23 SGK. Sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 SGK. Rau, quả. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Kiểm tra: Hỏi HS : - Tại sao cần phải ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật? - Làm thế nào để bổ sung i-ốt cho cơ thể? II.Dạy bài mới : *Giới thiệu bài *Hoạt động1: Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau và quả chín - Cho HS xem sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối và nhận xét xem các loại rau và quả chín được khuyên dùng với liều lượng như thế nào trong một tháng, đối với người lớn? - Kể tên một số loại rau, quả em vẫn ăn hằng ngày? -Nêu ích lợi của việc ăn rau, quả? - Kết luận : Nên ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vi-ta –min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể.Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón . *Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn - Cho HS mở SGK, đọc kĩ mục bạn cần biết kết hợp quan sát các hình 3,4 ( trang 23 ) rồi thảo luận ý: - Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? *Hoạt động 3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm . Chia lớp ra 3 nhóm, giao nhiệm vụ: + Cách chọn thức ăn tươi, sạch. + Cách nhận ra thức ăn ôi, héo, + Cách chọn đồ hộp và chọn những thức ăn được đóng gói (lưu ý đến thời hạn sử dụng in trên vỏ hộp hoặc bao gói hàng) + Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn. + Sự cần thiết phải nấu thức ăn chín. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm rồi báo cáo kết quả. Hướng dẫn cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả. III.Củng cố – Dặn dò: - Vì sao cần ăn nhiều rau, quả chín hằng ngày? - Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? - CBBS: “Một số cách bảo quản thức ăn” - Nhận xét tiết học 2 HS trả lời câu hỏi GV - Nghe giới thiệu - Xem kĩ sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối rồi nhận xét nêu: + Cả rau và quả chín đều cần được ăn đủ với số lượng nhiều hơn nhóm thức ăn chứa chất đạm, chất béo . - Từng cặp HS thảo luận, kể cho nhau nghe những loại rau, quả mình thường ăn hằng ngày và ích lợi hằng ngày . - Từng cặp HS đọc sách , xem hình theo hướng dẫn của GV rồi cùng nhau thảo luận phân tích được: + nuôi trồng theo quy trình hợp vệ sinh; Các khâu thu hoạch, chuyên chở,bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; Thực phẩm phải giữ được chất dinh dưỡng; Không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ người sử dụng . - Các nhóm họp, quan sát vật liệu mang theo thảo luận, trao đổi trong nhóm rồi cử đại diện báo cáo kết quả trước lớp - 1 HS trả lời - 1 HS trả lời

File đính kèm:

  • dockhoa hoc tuan 5 lop 4.doc