Giáo án Khoa học lớp 4 tuần 33

QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN

I.Mục tiêu

-KT: Năm được mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia

-KN: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

-TĐ: Có ý thức bảo vệ các sinh vật bằng cách bảo vệ nguồn thức ăn.

II.Đồ dùng dạy học

 -Hình minh hoạ trang 130, SGK (phóng to).

 -Hình minh họa trang 131, SGK phô tô theo nhóm.

 -Giấy A4.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 2479 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN I.Mục tiêu -KT: Năm được mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia -KN: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. -TĐ: Có ý thức bảo vệ các sinh vật bằng cách bảo vệ nguồn thức ăn. II.Đồ dùng dạy học -Hình minh hoạ trang 130, SGK (phóng to). -Hình minh họa trang 131, SGK phô tô theo nhóm. -Giấy A4. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định 2. KTBC +Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. Sau đó trình bày theo sơ đồ. +Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật. Sau đó trình bày theo sơ đồ. +Thế nào là sự trao đổi chất ở động vật? 3.Bài mới *Giới thiệu bài: -Giới thiệu, ghi đề. Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa thực vật và các yếu tố vô sinh trong tự nhiên. -Cho HS quan sát hình trang 130, SGK, trao đổi và trả lời câu hỏi sau: +Hãy mô tả những gì em biết trong hình vẽ. +”Thức ăn” của cây ngô là gì ? +Từ những “thức ăn” đó, cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây ? -Kết luận: Thực vật không có cơ quan tiêu hoá riêng nhưng chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt Trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bô-níc để tạo thành các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm để nuôi chính thực vật. Hoạt động 2: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật +Thức ăn của châu chấu là gì ? +Giữa cây ngô và châu chấu có mối quan hệ gì ? +Thức ăn của ếch là gì ? +Giữa châu chấu và ếch có mối quan hệ gì? +Giữa lá ngô, châu chấu và ếch có quan hệ gì ? -Mối quan hệ giữa cây ngô, châu chấu và ếch gọi là mối quan hệ thức ăn, sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. -Phát hình minh họa trang 131, SGK cho từng nhóm. Sau đó yêu cầu HS vẽ mũi tên để chỉ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. -Gọi HS trình bày, GV nhận xét phần sơ đồ của nhóm và trình bày của đại diện. -Kết luận: Vẽ sơ đồ bằng chữ lên bảng. Cây ngô Châu chấu Ếch -Cây ngô, châu chấu, ếch đều là các sinh vật. Đây chính là quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai nhanh nhất” Cách tiến hành -GV tổ chức cho HS thi vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. 4.Củng cố-Dặn dò -Mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên diễn ra như thế nào ? -Dặn HS về nhà vẽ tiếp các mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên và chuẩn bị bài: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên. -Nhận xét tiết học. -Hát -HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe. -HS quan sát, trao đổi và trả lời câu hỏi. +Trả lời. +Là khí các-bô-níc, nước, các chất khoáng, ánh sáng. +Tạo ra chất bột đường, chất đạm để nuôi cây. -Lắng nghe. +Là lá ngô, lá cỏ, lá lúa, +Cây ngô là thức ăn của châu chấu. +Là châu chấu. +Châu chấu là thức ăn của ếch. +Lá ngô là thức ăn của châu chấu, châu chấu là thức ăn của ếch. -Lắng nghe. -Đại diện của 4 nhóm lên trình bày. -Quan sát, lắng nghe. -Hs tham gia chơi -Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. Khoa học:CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN I.Mục tiêu: -KT: Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Hiểu thế nào là chuỗi thức ăn trong tự nhiên. -KN: Thể hiện được mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này và sinh vật khác bằng sơ đồ. -TĐ: Biết tận dụng mối quan hệ trong chuỗi thức ăn ứng dụng vào thực tiễn. II.Đồ dùng dạy học -Hình minh họa trang 132, SGK phô tô theo nhóm. -Hình minh hoạ trang 133, SGK (phóng to). -Giấy A3. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định 2. KTBC -Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên diễn ra như thế nào ? 3.Bài mới *Giới thiệu bài -Giới thiệu, ghi đề. Hoạt động 1: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh. -Phát phiếu có hình minh họa trang 132, SGK cho từng nhóm. +Thức ăn của bò là gì ? +Giữa cỏ và bò có quan hệ gì ? +Trong quá trình sống bò thải ra môi trường cái gì ? Cái đó có cần thiết cho sự phát triển của cỏ không ? +Nhờ đâu mà phân bò được phân huỷ? +Phân bò phân huỷ tạo thành chất gì cung cấp cho cỏ ? +Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ gì? Phân bò Cỏ Bò . +Trong mối quan hệ giữa phân bò, cỏ, bò đâu là yếu tố vô sinh, đâu là yếu tố hữu sinh ? Hoạt động 2: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên -Yêu cầu: Quan sát hình minh họa trang 133, SGK , trao đổi và trả lời câu hỏi. +Hãy kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ ? +Sơ đồ trang 133, SGK thể hiện gì ? +Chỉ và nói rõ mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ ? +Thế nào là chuỗi thức ăn ? +Theo em, chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào ? -Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín. Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn trong tự nhiên -GV tổ chức cho HS vẽ sơ đồ thể hiện các chuỗi thức ăn trong tự nhiên mà em biết. -Nhận xét về sơ đồ của HS và cách trình bày. 4.Củng cố-Dặn dò: -Hỏi: Thế nào là chuỗi thức ăn ? -Nhận xét câu trả lời của HS. -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Ôn tập: Thực vật và động vật. -Nhận xét tiết học. Hát -HS đứng tại chỗ trả lời. -Thảo luận nhóm 4. Hoàn thành sơ đồ. +Là cỏ. +Quan hệ thức ăn, cỏ là thức ăn của bò. +Bò thải ra môi trường phân và nước tiểu cần thiết cho sự phát triển của cỏ. +Nhờ các vi khuẩn mà phân bò được phân huỷ. +Phân bò phân huỷ thành các chất khoáng cần thiết cho cỏ. Trong quá trình phân huỷ, phân bò còn tạo ra nhiều khí các-bô-níc cần thiết cho đời sống của cỏ. +Quan hệ thức ăn. Phân bò là thức ăn của cỏ. -Lắng nghe. +Chất khoáng do phân bò phân hủy để nuôi cỏ là yếu tố vô sinh, cỏ và bò là yếu tố hữu sinh. -2 HS ngồi cùng bàn hoạt động theo hướng dẫn của GV. +Hình vẽ cỏ, thỏ, cáo, sự phân hủy xác chết động vật nhờ vi khuẩn. +Thể hiện mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên. +Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo được vi khuẩn phân hủy thành chất khoáng, chất khoáng này được rễ cỏ hút để nuôi cây. +Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác. +Từ thực vật. -Lắng nghe. -Hs lên bảng thực hiện. Trả lời. -Ghi bài

File đính kèm:

  • docKH 4 t 33.doc
Giáo án liên quan