Giáo án Khoa học lớp 4 tuần 23, 24

KHOA HỌC ÁNH SÁNG

I.Mục tiêu:

- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:

+ Vật tự phát sáng: Mặt Trời, ngọn lửa

+ Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng, bàn ghế.

- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.

- Nhận biết được ta chỉ nhận thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

II. Chuẩn bị: HS chuẩn bị theo nhóm: Hộp các-tông kín, đèn pin, tấm kính, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm gỗ, bìa các-tông.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 tuần 23, 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 18 tháng 02 năm 2013 KHOA HỌC ÁNH SÁNG I.Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng: + Vật tự phát sáng: Mặt Trời, ngọn lửa + Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng, bàn ghế. - Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua. - Nhận biết được ta chỉ nhận thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. II. Chuẩn bị: HS chuẩn bị theo nhóm: Hộp các-tông kín, đèn pin, tấm kính, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm gỗ, bìa các-tông. III. Các hoạt động chuẩn bị: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Kiểm tra: (5’) Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu? . Tác hại của tiếng ồn đối với con người? . Nêu các cách chống tiếng ồn? B.Bài mới: (30’) HĐ1. Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng. *Hình 1: Ban ngày: -Vật tự phát sáng. -Vật được chiếu sáng. Hình 2: Ban đêm.: -Vật tự phát sáng. -Vật được chiếu sáng. HĐ2 .Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng. HS làm thí nghiệm trang 90 SGK theo nhóm. HS quan sát hình 3 và dự đoán đường truyền của a.sáng qua khe. Sau đó bật đèn và quan sát. HS rút ra nhận xét: ánh sáng truyền theo đường thẳng. HĐ3: Tìm hiểu sự truyền AS qua các vật. Ghi lại kết quả vào bảng: -HS nêu các ví dụ ứng dụng liên quan . HĐ4:.Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào. - Mắt ta nhìn thấy vật khi nào? GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm để đưa ra các dự đoán. Kết luận: Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. C.Củng cố-Dặn dò: .(5’) Học bài, chuẩn bị bài sau: Bóng tối 3 HS trả lời. -HS thảo luận theo nhóm theo hình 1 và 2 để tìm vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng. -Các nhóm báo cáo trước lớp. -HS làm thí nghiệm. -HS quan sát hình 3. -Các nhóm trình bày kết quả . -HS rút ra nhận xét. -HS tiến hành thí nghiệm trang 91SGK theo nhóm. Chú ý che tối phòng học trong khi tiến hành thí nghiệm. -...khi có ánh sáng,mắt không bị chắn,.. -HS tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. Thứ năm ngày 21 tháng 02 năm 2013 KHOA HỌC BÓNG TỐI I. Mục tiêu: Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng II. Chuẩn bị:Một cái đèn bàn. Chuẩn bị theo nhóm: Đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải, kéo, thanh tre nhỏ, một số nhân vật hoạt hình quen thuộc với HS. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A. Kiểm tra (’) -Những vật nào tự phát sáng và những vật nào được chiếu sáng? -Ta chỉ nhìn thấy vật khi nào? B. Bài mới (30’) HĐ1: Tìm hiểu về bóng tối. * Dựa vào HD và các câu hỏi trang 93SGK -Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào? -Bóng tối có hình dạng như thế nào? GV giải thích thêm: Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được, phía sau vật sẽ có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới => đó là vùng bóng tối. -Làm thế nào để bóng của vật to hơn? Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vật dịch lên trên gần vật bị chiếu ? -Bóng của vật thay đổi khi nào? HĐ2: Trò chơi hoạt hình. Chơi trò chơi: Xem bóng, đoán vật. Chiếu bóng của vật lên tường. HS chỉ được nhìn lên tường và đoán xem là vật gì? Kết luận:: Phía sau vật cản sáng(khi được chiếu sáng) có bóng của vật đó. Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. C. Củng cố-dặn dò: (3’) .Học bài.Chuẩn bị bài:" Ánh sáng cần cho sự sống". -2 HS trả lời. -HS làm thí nghiệm. -Bóng tối xuất hiẹn ở phía sau quyển sách và khi được chiếu sáng -Bóng tối có hình dạng như hình quyển sách HS dự đoán. -Khi ta dịch đèn lại gần -..nếu đưa vật dịch lên trên gần vật bị chiếu thì bóng của nó ngắn lại ở ngay dưới vật đó ...khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi Cả lớp tham gia chơi HS trả lời- lớp nhận xét Thứ hai ngày tháng 02 năm 2013 KHOA HỌC ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG I. Mục tiêu: - Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống II.Chuẩn bị: -Học sinh mang đến lớp cây đã trồng từ tiết trước. -Hình minh họa trang 94; 95 SGK (phóng to nếu có điều kiện). III.Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS A. Kiểm tra: +Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu và có hình dạng như thế nào khi bật sáng đèn? +Bóng sẽ thay đổi như thế nào khi dịch đèn lại gần vật? B. Bài mới HĐ1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật. GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95 SGK. KL: Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần anh sáng để duy trì sự sống HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật. +Tại sao 1 số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng , thảo nguyên...được chiếu sáng nhiều? Trong khi đó lại có một số loài cây sống được trong rừng rậm, hang động? + Hãy kể tên 1 số cây cần nhiều ánh sáng và 1 số cây cần ít ánh sáng? -GV nêu kết luận . Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. Em hãy tìm những biện pháp kĩ thuật ứng dụng nhu cầu ánh sáng khác nhau của thực vật mà cho thu hoạch cao? -Gọi HS trình bày. -GV nhận xét, khen ngợi. 3.Củng cố -dặn dò:-Anh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống ..của thực vật. -2HS trả lời -Nhóm trưởng đọc câu hỏi trang 94, 95. -HS làm việc theo yêu cầu GV -Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu. -HS thảo luận -Mỗi nhóm trả lời 1 câu -HS lắng nghe -HS lắng nghe -HS suy nghĩ -HS trình bày những hiểu biết của mình. Thứ năm ngày 28 tháng 02 năm 2013 KHOA HỌC ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG ( TT ) I.Mục tiêu - Nêu được vai trò của ánh sáng - Đối với đời sống của con người: Có thức ăn, sưởi ấm, sức khoẻ. - Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù. II.Chuẩn bị:-Học sinh mang đến lớp cây đã trồng từ tiết trước. -Hình minh họa trang 94; 95 SGK(phóng to nếu có điều kiện). III.Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: Nêu vai trò của a.sáng đối với sự sống của thực vật. B..Bài mới. HĐ1: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người + Anh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người. +Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng Mặt Trời? +Anh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người? -KL: Con người sẽ không thể sống được nếu không có ánh sáng . HĐ2: Vai trò của á.sáng đ. với đời sống động vật. 1.Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì? 2.Kể tên một số động vật đi kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày. 3.Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loài động vật đó? 4.Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng? - GV kết luận C. Củng cố - Dặn dò: Á sáng và việc bảo vệ đôi mắt -2 HS trả lời câu hỏi -Thảo luận nhóm 4 -..nhìn thấy mọi vật, phát hiện được màu sắc, phân biệt được kẻ thù... -...thì trái đất sẽ tối đen như mực ,con người sẽ không nhìn thấy mọi vật , không tìm được thức ăn ,nước uống... -..giúp chúng ta có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khoẻ... -HS thảo luận -chim, hổ, báo,hươu,mèo, chó,..những con vật đó cần ánh sáng để di cưđi nơi khác để tránh rét, tránh nóng... -...ban đêm : sư tử ,chó sói,mèo,chuột... -...ban ngày: ...gà,vịt,trâu,bò... -các loài động vật khác nhau có vai trò ánh sáng khác nhau.. ....người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày...

File đính kèm:

  • docKhoa T2324 4C.doc