Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Tiết 10: Nói không với chất gây nghiện

A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 Sau bài học, học sinh có khả năng :

 Xử lí các thông tin về tác hại của rượi, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bầy những thông tin đó .

 Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.

B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Sách giáo khoa .

 Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượi ,thuốc lá ,bia ,ma tuý sưu tầm được .

 Phiếu ghi câu hỏi về tác hại của rượi ,bia, thuốc lá ma tuý và các chất gây nghiện .

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Tiết 10: Nói không với chất gây nghiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC : NÓI KHÔNG VỚI CHẤT GÂY NGHIỆN ( Tiết 2 ) š&› A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Sau bài học, học sinh có khả năng : Xử lí các thông tin về tác hại của rượi, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bầy những thông tin đó . Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Sách giáo khoa . Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượi ,thuốc lá ,bia ,ma tuý sưu tầm được . Phiếu ghi câu hỏi về tác hại của rượi ,bia, thuốc lá ma tuý và các chất gây nghiện . C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học I . Kiểm tra bài cũ : - 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của Giáo viên . - 3 học sinh lên bảng nêu tác hại của rượi, bia, thuốc lá ma tuý II . Bài mới : 1. Trò chơi “ Chiếc ghế nguy hiểm”: - Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi : Đây là chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã nhiễm điện cao thế ai chạm vào sẽ bị điện giật chết . Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị chết vì điện giật . Chiếc ghế này sẽ được đặt ở giữa cửa , khi các em đi từ ngoài vào hãy cố gắng đừng chạm vào ghế . Bạn nào không chạm vào ghế nhưng chạm vào bạn đã đụng vào ghế cũng bị điện giật . - Yêu cầu học sinh cả lớp đi ra ngoài hành lang, học sinh lần lượt đi vào lớp , nhắc học sinh khi đi qua ghế phải cẩn thận . - Cử 5 học sinh quan sát ghi lại những gì mình nhìn thấy . - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kết quả quan sát . - Khen ngợi học sinh quan sát tốt . - Khi học sinh đã vào lớp hết – Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận : 1. Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế ? 2. Tại sao khi đi qua chiếc ghế 1 số bạn đã đi chậm lại và rất thạn trọng để không chạm vào ghế ? 3. Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vần đẩy bạn, làm cho bạn bị chạm vào ghế ? 4.Tại sao khi bị xô đẩy, có bạn cố gắng tránh để không ngã vào ghế ? 5. Tại sao có bạn lại tự chạm tay vào ghế ? 6. Sau khi chơi trò chơi “ chiếc ghế nguy hiểm ”, em có nhận xét gì ? - Quan sát và lắng nghe Giáo viên hướng dẫn . - 5 học sinh đứng quan sát , học sinh cả lớp xếp hàng vào trong lớp vào chỗ ngồi của mình . - Học sinh nói những gì mình quan sát thấy . Ví dụ : + Các bạn rất thận trọng . + Có bạn đẩy bạn khác chạm vào ghế, có bạn sờ tay nhẹ vào ghế, có bạn sợ không dám bước vào, nhiều bạn cố gắng không chạm vào ghế . 1. Em cảm thấy rất sợ hãi . + Em không thấy sợ vì em nghĩ mình sẽ cẩn thận để không chạm vào ghế . + Em thấy tò mò, hồi hộp muốn xem thử chiếc ghế có nguy hiểm thật hay không . 2. Vì em rất sợ chạm tay vào ghế .Nó thực sự nguy hiểm . 3. Em vô tình bước nhanh làm bạn ngã thôi ạ . + Em thử xem chiếc ghế có nguy hiểm thật hay không , Nếu nguy hiểm thì bạn sẽ chết trước . 4. Vì em biết chắc chiếc ghế đó rất nguy hiểm . Em không muốn chết . 5. Em muốn biết chiếc ghế này có nguy hiểm thật không ? 6. Khi đã biết những gì nguy hiểm, chúng ta hãy tránh xa. Chúng ta thận trọng, tránh xa những nơi nguy hiểm. - Giáo viên kết luận : Trò chơi đã giúp chúng ta lí giải được tại sao có nhiều người biết chắc là nếu họ thực hiện 1 hành vi nào đó có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác mà họ vẫn làm , thậm chí chỉ vì tò mò xem có nguy hiểm đến mức nào . Điều đó cũng tương tự như việc thử và sử dụng rượi, bia, thuốc lá, ma tuý là gây nguy hiểm cho bản thân mình hoặc những người xung quanh mà họ vẫn làm , thậm chí đẩy người khác vào chỗ chết . Có những người vì tò mò mà gây ra nguy hại . - Trò chơi cũng giúp chúng ta nhận thấy rằng số người thử như trên là rất ít, đa số mọi người đều rất thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm thì chúng ta vẫn sống an toàn 2. Đóng vai : Mục tiêu : Học sinh biết thực hiện kĩ năng từ chối không sử dụng các chất gây nghiện • Thảo luận : - Khi chúng ta từ chối ai 1 điều gì, các em sẽ nói gì ? - Giáo viên ghi tóm tắt những ý kiến học sinh nêu ra rồi rút ra kết luận về các bước từ chối : + Nói rõ bạn không muốn điều đó . + Nếu người khia vẫn rủ rê, hãy giải thích các lí do khiến bạn quyết định như vậy + Nếu người kia vẫn cố tình lôi kéo bạn, tốt nhất là hãy tìm cách bỏ đi ra khỏi nơi đó • Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi với các tình huống cho từng nhóm : ( Giáo viên chuẩn bị ) - Học sinh từng nhóm trình bầy các tình huống , - Yêu cầu cả lớp thảo luận : + Việc từ chối hút thuốc lá, uống rượi, bia, sử dụng ma tuý có thể dễ dàng không ? + Trong trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc, chúng ta nên làm gì ? + Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không tự giải quyết được ? - Học sinh nêu ý kiến – Giáo viên nhận xét bổ sung thêm . Giáo viên kết luận : - Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự báo vệ và được bảo vệ . Đồng thời, chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác . - Mỗi người có 1 cách từ chối riêng song cái đích cần đạt được là nói “không ”đối với các chất gây nghiện . III. Củng cố dặn dò : Thực hành theo những điều kiện đã học : nói không với chất gây nghiện Nhận xét tiết học . Dặn học sinh về nhà học thuộc bài và ghi lại mục Bạn cần biết vào vở, sưu tầm vỏ bao, lọ các loại thuốc . Chuẩn bị bài học ở tiết sau.

File đính kèm:

  • doc10.KHOA HỌC N￳i kh￴ng với chất g¬y nghiện Tiết 2 T5t5.doc
Giáo án liên quan