Giáo án Khoa học 5 - Tháng 10

Tuần 6 Tiết 11 DÙNG THUỐC AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

Giúp HS :

· Hiểu được chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.

· Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc.

· Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách, không đúng liều lượng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc.

· Hình trang 24, 25 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 5 - Tháng 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là gì? HIV là gì ? Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS. Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV / AIDS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Thông tin và hình trang 35 SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4ph 28ph 3ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS trả lời câu hỏi : + Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? + Chúng ta nên làm gì để phòng bệnh viêm gan A? - GV nhận xét ghi điểm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu ghi tựa. 2. Các hoạt động dạy học Hoạt động1 : Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” Mục tiêu : Giúp HS giải thích được một cách đơn giản HIV / AIDS là gì và nêu được các đường lây truyền HIV. - Bước 1:GV phát cho mỗi nhóm có nội dung như SGK .yêu cầu các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất. - Bước 2: GV nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc. 1 - c; 2 - b; 3 - d; 4 - e ; 5 – a. Hoạt động2 : Sưu tầm thông tin . Mục tiêu : Giúp HS nêu được cách phòng tránh HIV / AIDS và có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cuìng tránh HIV /AIDS Bước 1: Cho HS quan sát tranh minh họa trang 35 và đọc các thông tin. Bước 2: Tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi - Hỏi : Em biết những biện pháp nào để tránh HIV / AIDS? + Thực hiện nếp sống văn minh, chung thủy. + Không nghiện hút, tiêm chích ma túy. + Dùng bơm kim tiêm tiệt trùng, dùng 1 lần rồi bỏ. + Khi truyền máu cần xét nghiệm máu trước khi truyền. - GV nhận xét, khen ngợi những HS có kiến thức về phòng tránh HIV / AIDS. - Gọi HS đọc lại các thông tin trang 35. - Kết luận: HIV là một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch của cơ thể. Tức là nó làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể đối với các bệnh nguy hiểm, các bệnh khác. Khi bị nhiễm HIV, lượng bạch cầu trong máu bị tiêu diệt dần, làm cho sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu và dẫn đến tử vong Để không bị nhiễm HIV / AIDS chúng ta phải tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh . 3. Củng cố dặn dò - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài Thái độ đối với người nhiễm HIV/ AIDS Nhận xét : - 2 HS trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Trao đổi nhóm - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân. - Cá nhân tiếp nối trình bày. - Lớp nhận xét bổ sung. * Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................... Tuần 9 Tiết 17 THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV / AIDS I. MỤC TIÊU Ngày dạy :15.10.2008 Giúp HS : Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV. Có thái độ không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình của họ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình trang 36, 37 SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4ph 28ph 3ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS trả lời câu hỏi : + HIV/ AIDS là gì ? + HIV có thể lây truyền qua những đường nào? + Chúng ta phải làm gì để phòng tránh HIV/ AIDS? - GV nhận xét ghi điểm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu ghi tựa. 2. Các hoạt động dạy học Hoạt động1 : Trò chơi tiếp sức “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua” Mục tiêu : Giúp HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV. Bước 1: Hướng dẫn luật chơi. - GV chia lớp thành 2 đội . cạnh mỗi đội có một hộp phiếu có cùng nội dung khi GV hô bắt đầu thì người thứ nhất rút một phiếu bất kì, đọc nội dung phiếu và gắn phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng của nhóm mình. Người thứ nhất xong đi xuống, người thứ hai lại tiếp tục ,cứ như thế cho đến hết. + Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV : Dùng chung bơm kim tiêm không khử trùng. Xăm mình chung dụng cụ không khử trùng. Truyền máu mà không biết rõ nguồn gốc máu + Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV : Bơi ở bể bơi công cộng. Bị muỗi đốt. Cầm tay. Ngồi học cùng bàn. Mặc chung quần áo. Bước 2: Tổ chức cho HS chơi - GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Hoạt động 2 : Đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV” Mục tiêu : Giúp HS biết được trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi và sống chung cùng cộng đồng. Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV. - Bước 1: GV mời 5 HS tham gia đóng vai : 1 HS đóng vai bị nhiễm HIV, 4 HS khác thể hiện hành vi ứng xử với HS bị nhiễm HIV như đã ghi trong phiếu gợi ý. - Lớp theo dõi cách ứng xử của từng vai để thảo luận xem cách ứng xử nào nên, cách nào không nên. - Bước 2: GV nhận xét. Hoạt động 3 : Quan sát và thảo luận - Bước 1: Cho HS làm việc theo nhóm : Quan sát các hình trang 36, 37 và nói về nội dung của từng hình. Theo bạn, các bạn trong hình nào cócách ứng xử đúng đối với những người bị nhiễm HIV và gia đình họ.nếu các bạn ở hình 2 là người quen của bạn, bạn sẽ đối xử như thế nào ? - Bước 2: Gọi các nhóm trình bày. - GV kết luận : HIV không lây qua đường tiếp xúc thông thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có quyền được sống và cần được mọi người quan tâm thông cảm; không nên xa lánh họ. Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống lạc quan, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. - Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 37 SGK. 3. Củng cố dặn dò - Về nhà học bài và chuẩn bị bài Phòng tránh bị xâm hại. Nhận xét : - 2 HS trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. - 2 đội, mỗi đội 5 HS. - Các thành viên tiếp nối nhau - Lớp cổ vũ. - Hoạt động nhóm(Nhóm 5) - Lớp nhận xét, bổ sung. - Trao đổi nhóm - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. * Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................................. Tuần 9 PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI Tiết 18 I. MỤC TIÊU Ngày dạy :16.10.2008 Sau bài học, HS có khả năng : Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại. Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình trang 38,39 SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4ph 28ph 3ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS trả lời câu hỏi : + HIV có thể lây truyền qua những đường nào? + Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/ AIDS và gia đình họ? - GV nhận xét ghi điểm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu ghi tựa. 2. Các hoạt động dạy học Hoạt động1 : Quan sát và thảo luận Mục tiêu : HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm. Bước 2: Gọi đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận : Hoạt động 2 : Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại” Mục tiêu : Giúp HS rèn kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại và nêu được các qui tắc an toàn cá nhân. Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm : Nhóm 1 : Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình? Nhóm 2: Phài làm gì khi có người lạ muốn vào nhà? Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân,? Bước 2: Tổ chức cho các nhóm thảo luận, trình bày kết quả - GV nhận xét và nêu câu hỏi cho cả lớp : Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì ? Kết luận: Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta phải tìm cách lánh xa kẻ đónhư đứng dậy lùi ra xa không cho kẻ đó đụng vào mình, nhìn thẳng vào mặy người đó la to hoặc hét to : không hãy dừng lại, tôi sẽ nói cho mọi người biết hoặc bỏ đi ngay, kể với người tin cậy để nhận được sự giúp đỡ. Hoạt động 3 : Vẽ bàn tay tin cậy Mục tiêu : HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ sự giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại. Bước 1: GV cho HS hoạt động cá nhân. Mỗi em vẽ bàn tay của mình với các ngón tay xòe ra trên giấy , trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, mình có thể nói với họ mọi điều thầm kín và họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoặc cho mình những lời khuyên đúng đắn. Bước 2: Tổ chức cho HS trình bày kết quả - Gọi HS nói về bàn tay tin cậy của mình. - GV : Xung quanh ta có rất nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ trong lúc khó khăn. Chúng ta có thể chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, bối rối, khó chịu. - Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 39 SGK. 3. Củng cố dặn dò - Về nhà học bài và chuẩn bị bài Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. Nhận xét - 2 HS trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Trao đổi nhóm -Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Trao đổi nhóm - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân - Cá nhân tiếp nối trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. * Rút kinh nghiệm : ..................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docKH THÁNG 9 - 2007.doc
Giáo án liên quan