Giáo án Khoa học 4 - Trường tiểu học Vĩnh nguyên 1 - Tuần 10

I. MỤC TIÊU

 HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:

· Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.

· Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hòa tan một số chất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Hình vẽ trang 42, 43 SGK.

· HS chuẩn bị như SGV trang 85.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động (1)

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Trường tiểu học Vĩnh nguyên 1 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC Bài 20 : NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ I. MỤC TIÊU HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách: Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước. Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hòa tan một số chất. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình vẽ trang 42, 43 SGK. HS chuẩn bị như SGV trang 85. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 26 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : PHÁT HIỆN MÀU, MÙI, VỊ CỦA NƯỚC Mục tiêu : - Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước. - Phân biệt nước và các chất lỏng khác. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu các nhóm đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa đã chuẩn bị ra quan sát và làm theo yêu cầu như dã ghi ở trang 42 SGK. Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm ý 1, và 2 theo yêu cầu quan sát trang 42 SGK. - Nghe GV hướng dẫn. Bước 2 : - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và lần lượt trả lời câu hỏi: + Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa? + Làm thế nào để bạn nhận biết điều đó? - HS thảo luận theo nhóm. Bước 2 : - Gọi các nhóm lên trình bày. - Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV gọi một số HS nói về những tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động này. - Một số HS nói về những tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động này. Kết luận: Qua quan sát ta có thể nhận thấy nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Hoạt động 2 : PHÁT HIỆN HÌNH DẠNG CỦA NƯỚC Mục tiêu: - HS hiểu khái niệm “ hình dạng nhất định” - Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu các nhóm đem : chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa đặt trên bàn. - GV yêu cầu mỗi nhóm tập trung quan sát một cái chai hoặc một cái cốc. Tiếp theo, GV đề nghị HS đặt chai hoặc cốc đó ở vị trí khác nhau. - GV nêu câu hỏi: Khi ta thay đổi vị trí của chai hoặc cốc, hình dạng của chúng có thay đổi không? - Các nhóm đem : chai, lọ, cốc đặt trên bàn. Bước 2: GV nêu vấn đề: Vậy nươc có hình dạng nhất định không? Muốn trả lời được câu hỏi này các nhóm hãy: - Thảo luận để đưa ra dự đoán về hình dạng của nước. - Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của nhóm mình. - Quan sát và rút ra kết luận về hình dạng của nước. Bước 3: - Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trên. GV đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS. - Làm việc theo nhóm. Bước 4: - GV gọi đại diện trình bày. -Đại diện trình bày về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu kết luận về hình dạng của nước. Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định. Hoạt động 3 : TÌM HIỂU XEM NƯỚC CHẢY NHƯ THẾ NÀO Mục tiêu: - Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía. - Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm. Bước 2 : Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trên Bước 3 : - GV gọi đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu nhận xét. - Đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu nhận xét. - GV ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm. Kết luận: Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía - GV cho HS nêu lên những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất trên của nước. - Lợp mái nhà, lát sân, đặt máng nước,..tất cả đều làm dốc để nước chảy nhanh. Hoạt động 4 : PHÁT HIỆN TÍNH THẤM HOẶC KHÔNG THẤM CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI MỘT SỐ VẬT Mục tiêu: - Làm thí nghiệm phát hiện nươc thấm qua và không thấm qua một số vật. - Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV nêu nhiệm vụ: Để biết được vâït nào cho nước thấm qua vật nào không cho nước thấm qua các em hãy làm thí nghiệm theo nhóm. - GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm. - Nghe GV nêu nhiệm vụ Bước 2 : HS tự bàn nhau cách làm thí nghiệm và làm thí nghiệm theo nhóm. Bước 3 : - GV gọi đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và rút ra kết luận. - Đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và rút ra kết luận. Kết luận: Nước thấm qua một số vật. Hoạt động 5: PHÁT HIỆN NƯỚC CÓ THỂ HOẶC KHÔNG THỂ HÒA TAN MỘT SỐ CHẤT Bước 1 : - GV nêu nhiệm vụ: Để biết được một số chất có tan hay không tan trong nước các em hãy làm thí nghiệm theo nhóm. - GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm. - Nghe GV nêu nhiệm vụ. Bước 2 : HS làm thí nghiệm theo nhóm. Bước 3 : - GV gọi đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và rút ra kết luận. - Đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và rút ra kết luận. Kết luận: Nước có thể hòa tan một số chất Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docKH TUAN 10.doc
Giáo án liên quan