Giáo án Khoa học 4 tiết 42: Sự lan truyền âm thanh

A. Mục tiêu:

 - Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.

- Rèn học sinh phát triển thính giác nghe.

- GD HS bảo vệ cơ quan thính giác.

B. Chuẩn bị:

-Giáo viên: 2 ống bơ, 2 miếng ni lông, dây thun, sợi dây mềm, trống, đồng hồ.

- Học sinh: SGK

 

doc2 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 4919 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 42: Sự lan truyền âm thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn Khoa học Tuần 21 Ngày soạn: 18 – 01 – 2010 Ngày dạy: 19 – 01 – 2010 Tên bài dạy: Sự lan truyền âm thanh tiết 42 A. Mục tiêu: - Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn. - Rèn học sinh phát triển thính giác nghe. - GD HS bảo vệ cơ quan thính giác. B. Chuẩn bị: -Giáo viên: 2 ống bơ, 2 miếng ni lông, dây thun, sợi dây mềm, trống, đồng hồ. - Học sinh: SGK C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Khởi động + Ổn định - Hát + Kiểm tra kiến thức cũ: Âm thanh - Tại sao vật lại có thể phát ra âm thanh? - Vật có thể phát ra âm thanh khi con người tác động vào chúng. Vật có thể phát ra âm thanh khi chúng có sự va chạm với nhau. - Khi phát ra âm thanh thì mặt trống, thanh quản có gì? - Khi phát ra âm thanh thì mặt trống, thanh quản đều rung động. Nhận xét - Bài mới: Sự lan truyền âm thanh Hoạt động 2: - Hình thức: cá nhân, nhóm 1/ Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh - Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống? - Tai t được nghe tiếng trống khi gõ trống là do khi gõ, mặt trống rung động tạo ra âm thanh. Âm thanh đó truyền đến tai ta. - Thực hiện thí nghiệm 1 tr 84 . Nêu kết qủa quan sát? - Khi đặt dưới trốn một ái ống bơ, miệng ống bơ bọc ni lông trên đó rắc ít giấy vụn va gõ trống ta thấy các mẫu giấy vụn nảy lên tai ta nghe thấy tiếng trống. - Khi gõ trống ta còn thấy tấm ni lông rung lên. - Kho gõ trống em thấy có hiện tượng gì xảy ra? - Khi gõ trống em thấy tấm ni lông rung lên làm các mẫu giấy vụn chuyển động nảy lên, mặt trống rung và nghe thấy tiếng động. - Vì sao tấm ni lông rung lên? - tấm ni lông rung lên là do âm thanh từ mặt trống rung động truyền tới. - Giữa mặt ống bơ và trống có chất gì tồn tại? Vì sao em biết? - Giũa mặt ống bơ và trống có khí tồn tại. Vì không khí có ở khắp mọi nơi, ở trong mọi chỗ rỗng của vật. - Qua thí nghiệm này, không khí có vai trò gì trong việc làm cho tấm ni lông rung động? - Trong thí nghiệm này không khí là chất truyên âm thanh từ trống truyền sang tấm ni lông làm cho tấm ni lông rung động. - Khi mặt trống rung lớp không khí xugn quanh như thế nào? - Khi mặt trống rung lớp không khí xung quanh cũng rung động theo. - Nhờ đâu mà ta có thể nghe được âm thanh? - ta có thể nghe được âm thanhla do sự rung động của vật lan truyền trong không khí và lan truyền tới tai ta ,àm cho màng nhỉ rung động. - Trong thí nghiệm trên âm thanh lan truyền qua môi trường gì? - Âm thanh lan truyền qua môi trường không khí. 2/ Sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn: - HD HS thực hiện thí nghiệm hình 2 SGK/85 - GV dùng túi ni lông buộc chặt chiếc đồng hồ đang đổ chuông rồi thả vào chậu nước, áp tai vào thành chậu, tai kia bịt lại, các em nghe thấy gì? - Nghe thấy tiếng chuông đồng hồ reo. - Tại sao khi áp tai vào thành chậu, em vẫn nghe thấy tiếng chuông đồng hồ kêu mặc dù đồng hồ bị buộc trong túi ni lông? - Khi buộc chặt đồng hồ trong túi ni lông rồi thả vào chậu nước ta vẫn nghe thấy tiếng chuông khi áp tai vào thành chậu là do tiếng chuông đồng hồ lan truyền qua túi ni lông qua thành chậu và lan truyền đến tai ta. - Qua thí nghiệm trên cho thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào? - âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn. + Thảo luận: nhóm đôi - Hãy tìm những ví dụ trong thực tế chứng tỏ sự lan truyền của âm thanh qua chất rắn và chất lỏng? - Cá có thể nghe thấy tiếng chân người trên bờ hat dưới nước để lẫn trốn. - Áp tai xuống đất, có thể nghe thấy xe cộ, tiếng chân người đi. Ném hòn gạch xuống nước ta vẫn nghe tiếng rơi xuống của hòn gạch. 3/ Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi lan truyền ra xa: - Khi đi xa thì tiếng trống to lên hay nhỏ đi? - Khi đi ra xa thì tiếng trống nhỏ đi. - Khi đưa ống bơ ra xa em thấy có hiện tượng gì xảy ra? - Khi đưa ống bơ ra xa thì tấm ni lông rung động nhẹ hơn. Các mẫu giấy cũng chuyển động ít hơn. - Qua hai thí nghiệm trên em thấy âm thanh khi truyền ra xa thì mạnh lên hay yếu đi? - Khi truyền ra xa thì âm thanh yếu đi vì rung động truyền ra xa bị yếu đi. - Cho HS đọc lại bài - HS đọc Hoạt động 4: + Trò chơi: câu cá - Nhờ đâu mà ta có thể nghe được âm thanh? 2 HS - Nêu ví dụ chứng tỏ không truyền qua chất lỏng? - Âm thanh khi lan truyềnr a xa thì thế nào? Tổng kết- Đánh giá: - Nhân xét – Tuyên dương. - Về nhà : Xem lại bài. - Chuẩn bị: Âm thanh trong cuộc sống.

File đính kèm:

  • docTiet 42.doc