Giáo án Khoa học 4 tiết 1 đến 15

Khoa học: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?

 I. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình.

 - Kể được những điều kiện tinh thần cần cho sự sống của con người như sự quan tâm, chăm sóc, giao tiếp xã hội, các phương tiện giao thông, giải trí, .

 - Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần.

II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập; Hình ở SGK.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 HĐ1: Giới thiệu bài:

 HĐ2: Con người cần gì để sống?

 - HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi: Con người cần những gì để duy trì sự sống? ( . không khí để thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, bàn ghế, giường, xe, .; Con người cần đi học để có hiểu biết, chữa bệnh khi bị ốm đau, đi xem phim, ca nhạc, .; Con người cần có tình cảm với những người xung quanh như trong gia đình, bạn bè, làng xóm, . )

 - Các nhóm trình bày kết quả.

 - HS hoạt động theo yêu cầu của T và trả lời các câu hỏi sau:

 + Em có cảm giác ntn? Em có thể nhịn thở được nữa không? ( . cảm thấy khó chịu và không thể nhịn thở thêm được nữa )

 + Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy ntn? ( . đói , khát và mệt )

 + Nếu hàng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sao? ( . cảm thấy buồn và cô đơn )

 - T kết luận: Để sống và phát triển con người cần:

 + Những điều kiện vật chất như: Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại, .

 + Những điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội như: Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí, .

 

doc15 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 1 đến 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: ướp lạnh bằng tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối. HĐ2: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn. - Chia lớp làm 4 nhóm và đặt tên cho các nhóm là: Nhóm phơi khô; Nhóm ướp lạnh; Nhóm ướp muối; Nhóm cô đặc với đường. - HS thảo luận và trình bày theo các câu hỏi sau vào phiếu học tập: + Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm? + Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - T kết luận: Trước khi đưa thức ăn vào bảo quản, phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần giập, nát, úa, ... sau đó rửa sạch và để ráo nước; Trước khi dùng để nấu nướng phải rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn ( đối với loại ướp muối ) HĐ3: Trò chơi: " Ai đảm đang nhất" - Một tổ cử 2 bạn tham gia cuộc thi và 1 bạn làm trọng tài. - Trong 7 phút các HS tham gia thi phải nhặt rau, rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng. - Các tổ trình bày sản phẩm. - T và tổ trọng tài quan sát và kiểm tra sản phẩm của từng tổ sau đó nhận xét và công bố nhóm đạt giải. 3. Củng cố, dặn dò: - T hệ thống lại kiến thức đồng thời nhận xét tiết học và tuyên dương những nhóm, cá nhân hoạt động tích cực. - HS về học bài và chuẩn bị bài " Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng". Khoa học: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. - Bước đầu hiểu được nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. - Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng. II. Đồ dùng dạy học: Hình minh hoạ ở SGK; Phiếu học tập. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Nêu một số cách bảo quản thức ăn? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Quan sát phát hiện bệnh. - HS quan sát hình minh hoạ ở SGK sau đó trả lời câu hỏi sau: + Người tronh hình bị bệnh gì? Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải? ( H1: bị bệnh suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ; H2: cô ấy bị bệnh bướu cổ. Cổ cô bị lồi to ) - HS nối tiếp trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung. - T nhận xét và kết luận. HĐ2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. - T phát phiếu học tập cho HS. - HS hoạt động cá nhân làm việc với phiếu học tập. - Vài học sinh trình bày kết quả làm việc. - Lớp nhận xét, bổ sung. HĐ3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ. - T hướng dẫn HS cách chơi. - HS hoạt động nhóm 3 thực hiện trò chơi: 1 HS đóng vai bác sĩ; 1 HS đóng vai người bệnh; 1 HS đóng vai người nhà bệnh nhân. - HS chuẩn bị trong vòng 5 phút sau đó 3 -5 nhóm lên trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thực hiện tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - Vì sao trẻ nhỏ lúcc 3 tuổi thường bị suy dinh dưỡng? ( ... do cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các chất khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển bình thường ) - Làm thế nào để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không? ( ... cần theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu thấy 2 -3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân ) - HS về học bài và chuẩn bị bài " Phòng bệnh béo phì ". Khoa học: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì. - Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng. - Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng và chữa bệnh béo phì. II. Đồ dùng dạy học: Hình minh hoạ ở SGK; Phiếu ghi các tình huống; Phiếu ghi câu hỏi. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Nêu ích lợi của việc ăn đủ chất dinh dưỡng? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì. - Tđính phiếu ghi câu hỏi lên bảng. - 2 HS đọc lại nối dung các câu hỏi. - HS đọc kĩ các câu hỏi nối tiếp trả lời. - T và lớp nhận xét, thống nhất đáp án đúng và ghi bảng. - 2 HS đọc lại các câu trả lời đúng. HĐ2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. - HS hoạt động nhóm 4, quan sát hình minh hoạ ở SGK, trả lời các câu hỏi sau: + Nguyên nhân gây nên béo phì là gì? ( ... ăn quá nhiều chất dinh dưỡng; lười vận động nên mỡ tích nhiều dưới da; do bị rối loạn nội tiết ) + Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì? ( ... ăn uống hợp lí, ăn chậm, nhai kĩ; thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao ) + Cách chữa bệnh béo phì ntn? ( ... điều chỉnh chế độ ăn uống lại cho hợp lí; đi khám bác sĩ ngay; năng vận động, thường xuyên tập thể dục thể thao ) - Đại diện 2 - 3 nhóm trình bày kết quả. - Lớp nhận xét, bổ sung. - T giảng: Nguyên nhân nên béo phì chủ yếu do ăn quá nhiều sẽ kích thích sự sinh trưởng của tế bào mỡ mà lại ích hoạt động nên mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều. Rất ít trường hợp béo phì là do di truyền hay do bị rối loạn nội tiết. Khi đã bị béo phì cần xem xét, cân đối lại chế độ ăn uống, đi khám bác sĩ ngay để điều trị hoặc nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lí, phải năng vận động, tập luyện thể dục, thể thao. HĐ3: Bày tỏ thái độ. - HS hoạt động nhóm 6, thảo luận theo tình huống ghi ở phiếu T giao. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - T hỏi thêm: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì? - Lớp nhận xét, bổ sung. - T kết luận: Chúng ta cần luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích cực tránh bệnh béo phì. Vì béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, ... 3. Củng cố, dặn dò: - 2 HS đọc lại nội dung mục " Bạn cần biết" - HS về học bài và chuẩn bị bài " Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá". Khoa học: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và tác hại của các bệnh này. - Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện. II. Đồ dùng dạy học: Hình minh hoạ ở SGK; Giấy và bút vẽ. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh béo phì? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá. - HS hoạt động theo cặp, hỏi nhau về cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả, lị, ... và tác hại của một số bệnh đó. - Gọi 3 cặp HS thảo luận trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. - T kết luận: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của người bệnh nên rất dễ lây lan thành dịch làm thiệt hại người và của. Vì vậy khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần điều trị kịp thời và phòng bệnh cho mọi người xung quanh. HĐ2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. - HS hoạt động nhóm 6, quan sát hình minh hoạ trong SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi sau: + Các bạn trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì? ( H1,2: Uống nước lã, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá; H3: uống nước sạch, đun sôi; H4: rửa chân tay sạch sẽ; H5: đổ bỏ thức ăn hôi thiu; H6: chônlấp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá ) + Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá? ( ... do: ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn, ... ) + Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá? ( ... không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi, muỗi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định ... ) + Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá? ( ... cần thực hiện ăn uống hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh ) - Các nhóm trình bày ý kiến. - Lớp thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta phải diệt ruồi? ( Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Chúng thường đậu ở chổ bẩn rồi đậu vào thức ăn ) - T kết luận: Nguyên nhân gây nên các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh cá nhân kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. HĐ3: Người hoạ sĩ tí hon. - Tổ chức cho HS vẽ tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá theo tổ. - Các tổ trưng bày sản phẩm và thuyết trình ý tưởng. - T và lớp nhận xét, bình chọn tổ có tranh vẽ và ý tưởng tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - 2 HS đọc lại mục " Bạn cần biết" - HS về học bài và chuẩn bị bài " Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh". Khoa học: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được những dấu hiệu để phân biệt lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị các bệnh thông thường. - Có ý thức theo dõi sức khoẻ bản thân và nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi mình có những dấu hiệu của người bị bệnh. II. Đồ dùng dạy học: Hình minh hoạ ở SGK; Phiếu ghi các tình huống; Bảng phụ. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Kể chuyện theo tranh. - HS hoạt động nhóm 6, quan sát hình minh hoạ ở SGK, thảo luận và trình bày theo nội dung: Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khoẻ, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh. - Các nhóm trình bày trước lớp. - T và lớp nhận xét. HĐ2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh. - T treo bảng phụ có ghi sẳn câu hỏi lên bảng. - HS đọc câu hỏi, suy nghĩ trả lời. - T và lớp nhận xét, tuyên dương những HS hiểu biết về các bệnh thông thường. - T kết luận: Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏi.

File đính kèm:

  • docGiao an khoa hoc 4(7).doc
Giáo án liên quan