Giáo án Hướng nghiệp 9 - Chủ đề 1: Ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học

I.Mục tiêu cần đạt

 - Biết được ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học.

 - HS hiểu 3 nguyên tắc chọn nghề và hình thành cho các em ý thức phấn đấu trong học tập tu dưỡng để có thể đạt được việc chọn nghề theo 3 nguyên tắc.

 - Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học. Nêu dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.

 III. Tiến trình tổ chức chủ đề.

 Hoạt động 1: Cơ sở khoa học của việc chọn nghề.

 - Trong đời sống hằng ngày con người luôn đứng trước sự lựa chọn. Việc chọn nghề phải có cơ sở khoa học. Đối với HS, nhà trường phải hướng nghiệp cho các em:

 + Về sức khoẻ, phát triển thể lực và đặc điểm sinh lí, mình có điểm nào mà nghề không chấp nhận.

 + Về tâm lí, mình có những đặc điểm gì không phù hợp với nghề mình muốn chọn.

 + Về điều kiện sinh sống có gì trở ngại khi làm nghề mà mình thích nhưng từ nơi ở đến nơi làm việc quá xa.

 

doc12 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 11913 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp 9 - Chủ đề 1: Ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể tên những nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ địa phương: may mặc, cắt may, ăn uống, sửa chữa xe đạp, xe máy,chuyên chở hàng hóa thực phẩm, lương thực và các loại hàng tiêu dùng - HS mô tả một nghề mà em hiểu biết theo các mục sau: + Tên nghề + Đặc điểm hoạt động của nghề + Các yêu cầu của nghề đối với người lao động + Triển vọng phát triển của nghề - HS giới thiệu những nghề có ở địa phương em. Đánh giá: GV: cho học sinh trả lời câu hỏi: Để hiểu về một nghề chúng ta nên chú ý đến những thông tin nào? Ngày 02 tháng 01 năm 2011 Chủ đề 5: Tìm hiểu Hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. I. Trọng tâm : 1.Biết được một số thông tin cơ bản về các trườngTHCN và các trường dạy nghề trung ương và ở địa phương. - Trình bày được cách timg hiểu thông tin về cơ sở đào tạo dự định lựa chọn. 2. Tìm hiểu được thông tin về cơ sở đào tạo dự định lựa chọn. 3. Chủ động tìm hiểu thông tin về cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân. II. Chuẩn bị : - Hình ảnh một số trường - Một số thông tin về các trường THCN III. Các hoạt động dạy Hoạt động 1: Thông tin cơ bản về trường THPT ở điạ phương Giáo viên giải thích khái niệm lao động qua đào tạo và không qua đào tạo.Đưa ra một số tài liệu về lao động qua đào tạo và không qua đào tạo trong nước và ở nước ngoài. Hoạt động 2: Thông tin cơ bản về trường trung cấp chuyên nghiệp của trung ương và địa phương Lao động qua đào tạo có vai trò quan trọng như thế nào đối với sản xuất? Lao động qua đào tạo có điểm nào ưu việt so với lao động không qua đào tạo? GV giải thích mục tiêu đào tạo của hệ thống trung học chuyên nghiệp - dạy nghề và tiêu chuẩn xét tuyển vào trường. Hoạt động 3: Thông tin cơ bản về các trường dạy nghề của trung ương và địa phương Trường THCN: yêu cầu học sinh tìm hiểu và viết nội dung theo các mục sau đây: - Tên trường, truyền thống của trường - Địa điểm của trường - Số điện thoại của trường - Số khoa và tên từng khoa trong trường - Đối tượng tuyển vào trường. - Các môn thi tuyển - Khả năng xin việc làm sau khi tốt nghiệp - Giáo viên giới thiệu cho học sinh các nguồn tư liệu. - Danh mục các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - Các cơ quan phụ trách lao động của địa phương - Nhân viên kỹ thuật hoặc những công nhân kỹ thuật quen biết - Tạp chí sách báo phim ảnh IV. Đánh giá kết quả chủ đề: Chỉ định một vài em phát biểu những điều thu hoạch sâu sắc về chủ đề rồi từ đó đánh giá khái quát buổi sinh hoạt. Ngày 01 tháng 02 năm 2011 Chủ đề 6: Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS I. Trọng tâm : 1.Biết được một số thông tin cơ bản về các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS - Biết lựa chọn hướng đi thích hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp THCS. 2. Có ý thức lựa chọn một hướng đi và phấn đấu để đạt được mục đích. 3. Tích cực chủ động lựa chọn hướng đi phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS. II. Chuẩn bị : - Nghiên cứu kĩ phần nội dung cơ bản của chủ đề , đọc tài liệu tham khảo. - Chuẩn bị về tổ chức chủ đề và lên kế hoạch cxho buổi sinh hoạt: Sưu tầm một số mẫu truyện, tình huống về gương điển hình vàvượt khó trong học tập và lao động - Mời đại biểu tham dự: Đại diện cha mẹ HS , một số gương vượt khó. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Thực trạng phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS - Việc phân luồng HS sau khi tốt nghiệp đã và đang rất bất hợp lí gặp khó khăn. - Theo điều 23 của Luật GD quy định : + vào học THPT + Vào trung học chuyên nghiệp + Vào học nghề (dài hạn) + Vào học nghề (ngắn hạn), để tham gia lao động trực tiếp a. Luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS vào THPT: - Số HS sau khi tốt nghiệp THCS nhu cầu vào THPT ngày càng gia tăng, gây sức ép cho THPT. b. Luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS vào THPT và DN - Tỉ lệ HS vàoTHPT và THCN rất thấp. Tỉ lệ vào các trường nghề rất thấp. Hoạt động 2: hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS 1. Trường TH chuyên nghiệp: - Đào tạo cán bộ thực hành có trình độ về kĩ thuật, nghiệp vụ, GD, văn hoá, y tế - Tuyến sinh theo 2 trình độ: Tuyển trình độ THCS và THPT 2. Trường dạy nghề: - Dạy nghề theo 2 trình độ: + THCS : Thời gian đào tạo 2- 3 năm. + THPT : Đào tạo 1-2 năm Hoạt động 3: chọn hướng học tập và nghề sau khi tN THCS GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi: 1. Hãy nói quan điểm của em về các hướng đi sau khi TN THCS ? 2. Em sẽ lựa chọn cách đào tạo nào là phù hợp ? Lựa chọn 10 nghề yêu thích ? - Đại diện nhóm trình bày và so sánh với các nhóm khác. - GV liên hệ với những gương điển hình đã sưu tầm. - Đại diện cha mẹ phát biểu. IV. Đánh giá kết quả chủ đề : Chỉ định một vài em phát biểu những điều thu hoạch sâu sắc về chủ đề rồi từ đó đánh giá khái quát buổi sinh hoạt. Ngày 01 tháng 03 năm 2011 Chủ đề 7 : Tư vấn hướng nghiệp I. Mục tiêu cần đạt: 1. Hiểu được ý nghĩa của tư vấn trước khi chọn nghề. Có được một số thông tin cần thiết để tiếp xúc với cơ quan tư vấn có hiệ quả. 2. Biết cách chuẩn bị những tư liệu cho tư vấn hướng nghiệp. 3. Có ý thức cầu thị trong khi tiếp xúc với nhà tư vấn. Tích cực lụa chọn hướng đi cho bản thân sau khi tốt nghiệp. II. Chuẩn bị : - HS chuẩn bị những nội dung trước khi đến gặp cơ quan tư vấn hướng nghiệp. - Nghiên cứu trước bảng xác định đối tượng lao động. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV giải thích khái niệm: - Thực chất của tư vấn chọn nghề là cho những lới khuyên chon nghề đối với những ai muốn tìm một nghề yêu thích để cống hiến tài năng , trí tuệ về nghề nghiệp mà mình đã chọn qua tư vấn. Hoạt động 2: ? Em hãy nêu những sai lầm khi chọn nghề ? Hoạt động 3: Gv nêu quy trình tư vấn cho HS biết khi lựa chọn nghề nghiệp. I. Tìm hiểu về một số vấn đề chung của tư vấn hướng nghiệp * Tư vấn nghề nghiệp là công việc đứng giữa hai công việc, qua tư vấn ta có thể có sự định hướng nghề nghiệp đúng hơn đối với việc xin tuyển vào làm việc trong một nghề nào đó. - Cần đến những nơi cần đến để nhận được lời khuyên chọn nghề như trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm day nghề II. Những sai lầm mắc phải khi chọn nghề - Chỉ quan tâm đến những nghề được đào tạo tại trường đại học. - Coi thường một số nghề - Dựa vào ý kiến người khác khi lựa chọn nghề mà không độc lập quyết định được ý muốn của mình. - Không hiểu tính chất, nội dung công việc là gì. đánh giá sai về năng lực bản thân. III. Quy trình tư vấn cho học sinh HS cần chuẩn bị những tư liệu sau: - Sự phát triển thể lực sức khoẻ. - Học vấn sở thích. - Quan hệ gia đình, xã hội: Nghề nghiệp truyền thống của gia đình dòng họ. - Nghề nghiệp định chọn. IV. Đánh giá kết quả chủ đề - GV đặt câu hỏi: Muốn đến cơ quan tư vấn, ta cần chuẩn bị những tư liệu gì ? - GV nhận xét, đánh giá. Ngày 01 tháng 04 năm 2011 Chủ đề 8: định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương I. Mục tiêu cần đạt: 1. Nêu được một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển KT-XH của đất nước, địa phương mình. 2. Tìm hiểu một số thông tin về nhu cầu thị trườn klao động của địa phương và cả nước. 3. Chú ý đến sự phát triển của một số nghành nghề địa phương và nhu cầu về nguồn nhân lực của các ngành nghề để định hướng nghề trong tương lai. II. Chuẩn bị : III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hoạt động 2: ? Em hãy nêu những sai lầm khi chọn nghề ? Hoạt động 3: Gv nêu quy trình tư vấn cho HS biết khi lựa chọn nghề nghiệp. I. Quá trình phát triển KT-XH của đất nước và địa phương. II. Sự phát triển của các lĩnh vực KT-XH trong giai đoạn tới - Chỉ quan tâm đến những nghề được đào tạo tại trường đại học. - Coi thường một số nghề - Dựa vào ý kiến người khác khi lựa chọn nghề mà không độc lập quyết định được ý muốn của mình. - Không hiểu tính chất, nội dung công việc là gì. đánh giá sai về năng lực bản thân. III. Nhu cầu việc làm hiện tại của địa phương HS cần chuẩn bị những tư liệu sau: - Sự phát triển thể lực sức khoẻ. - Học vấn sở thích. - Quan hệ gia đình, xã hội: Nghề nghiệp truyền thống của gia đình dòng họ. - Nghề nghiệp định chọn. IV. Đánh giá kết quả chủ đề GV: Chỉ định một vài em phát biểu những điều thu hoạch sâu sắc về chủ đề rồi từ đó đánh giá khái quát buổi sinh hoạt. Ngày 01 tháng 05 năm 2010 Chủ đề 9 Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động I. Trọng tâm: - Hiểu được khái niệm “ thị trường lao động” ‘Việc làm” và biết được những lĩnh vực sản xuất thiếu nhân lực,đòi hỏi sự đáp ứng của thế hệ trẻ. - Chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp. - Những việc làm có xu hướng phát triển trong thị trường lao động công nghiệp, nông nghiệp, và dịch vụ với học sinh nông thôn thì cần nhấn mạnh thị trường lao động nông nghiệp và dịch vụ. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: báo, chí sách giáo khoa. - Học sinh: Tự tìm hiểu nhu cầu lao động III. Tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1: Khái niệm việc làm và nghề - Giáo viên gợi ý cho học sinh tự xây dựng khái niệm việc làm và nghề. GV hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi. - Có thực ở nước ta có thiếu việc làm không? Vì sao ở một số địa phương có việc làm mà không có nhân lực. - ý nghĩa của chủ trương mỗi thanh niên phải nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn, tự tạo ra được việc làm. Hoạt động 2: Tìm hiểu thị trường lao động - ý nghĩa của việc nắm vững nhu cầu của thị trường lao động. - Giáo viên: hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi “ tại sao việc chọn nghề của con người phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động.” - Giáo viên giải thích cho học sinh đặc điểm của thị trường lao động thường thay đổi thì khoa học công nghệ phát triển. Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi “ Vì sao mỗi người phải nắm vững một nghề và phải biết làm một số nghề.” Hoạt động 3: Tìm hiểu nhu cầu lao động của một số lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương. - HS tự rút ra kết luận về việc chuẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp như thế nào? IV. Đánh giá kết quả chủ đề: Từ kết quả của hoạt động 3, giáo viên đưa ra những nhận xét về mức độ hiểu chủ đề của học sinh.

File đính kèm:

  • docgiao an(1).doc
Giáo án liên quan