Giáo án Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn địa lí

KĨ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ

 I. NGUYÊN TẮC CHUNG KHI VẼ BIỂU ĐỒ

- Đảm bảo tính chính xác.

- Đảm bảo tính trực quan.

- Đảm bảo tính thẩm mĩ.

II. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ

1. Biểu đồ hình tròn

Là loại biểu đồ thường thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể đối tượng địa lí nhất định với số năm ít (từ 1 đến 3 năm), đơn vị thể hiện trên biểu đồ được tính bằng %. Khi bảng số liệu biểu đồ cho giá trị tuyệt đối, thì phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Sau đó dùng bảng số liệu đã được xử lí để vẽ biểu đồ.

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6783 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn địa lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vùng, nhất là Vũng Tàu. Các dịch vụ về dầu khí & sự phát triển ngành hóa dầu trong tương lai góp phần phát triển kinh tế của vùng, cần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. - Phát triển GTVT biển với cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu. - Phát triển du lịch biển: Vũng Tàu, Long Hải… - Đẩy mạnh nuôi trồng & đánh bắt thuỷ sản. b. Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa: - Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu. Phát triển cụm khí-điện-đạm Phú Mỹ. - Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở ven bờ. - Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là ở BR-VT. - Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu. Trong khai thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển phải chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường do vận chuyển, khai thác và chế biến dầu khí. BÀI 41: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long? - Đồng bằng có vị trí chiến lược trong phát triển KT-XH nước ta (vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực-thực phẩm). - Lịch sử khai thác lãnh thổ mới đây, việc sử dụng, cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách nhằm biến thành một khu vực kinh tế quan trọng. - Giải quyết nhu cầu lương thực cho cả nước và xuất khẩu. - Vùng có nhiều tiềm năng lớn cần được khai thác hợp lý: + Đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. + Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. + Nguồn nước dồi dào thuận cho thủy lợi, giao thông, nuôi trồng thủy sản. + Tài nguyên sinh vật phong phú, nhiều loại cá, tôm và các sân chim. + Có tiềm năng về khai thác dầu khí. 2. Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. a. Thế mạnh: - Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước. - Chủ yếu đất phù sa, gồm 3 nhóm đất chính: + Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha (30% diện tích vùng) là đất tốt nhất thích hợp trồng lúa. + Đất phèn có diện tích lớn hơn, 1,6 triệu ha (41% diện tích vùng), phân bố ở ĐTM, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau. + Đất mặn có diện tích 750.000 ha (19% diện tích vùng), phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan à thiếu dinh dưỡng, khó thoát nước… + Ngoài ra còn có vài loại đất khác nhưng diện tích không đáng kể. - Khí hậu: có tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao ổn định, lượng mưa hàng năm lớn. Ngoài ra vùng ít chịu tai biến khí hậu gây ra, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp quanh năm. - Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cung cấp nước để tháu chua, rửa mặn, phát triển giao thông, nuôi trồng thuỷ sản và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. - Sinh vật: chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu), có diện tích lớn nhất nước ta & rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp). Có nhiều loại chim, cá. Vùng biển có hàng trăm bãi cá, bãi tôm với nhiều hải sản quý, chiếm 54% trữ lượng cá biển cả nước. - Khoáng sản: không nhiều chủ yếu là than bùn ở Cà Mau, VLXD ở Kiên Giang, An Giang. Ngoài ra còn có dầu, khí bước đầu đã được khai thác. b. Khó khăn: - Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn. - Mùa khô kéo dài gây thiếu nước & sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền làm tăng độ chua và chua mặn trong đất. - Thiên tai lũ lụt thường xảy ra. - Khoáng sản hạn chế gây trở ngại cho phát triển KT-XH. 3. Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao? Các vấn đề cần giải quyết để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. a. Tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế chính của vùng về mặt tự nhiên: - Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn còn lớn. - Nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm. - Mùa khô kéo dài gây thiếu nước & sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền làm tăng độ chua và chua mặn trong đất. - Sự xuống cấp của TNTN, môi trường do sự khai thác quá mức của con người và hậu quả của chiến tranh. - Rừng ngập mặn có ý nghĩa lớn về kinh tế và môi trường. Rừng đã bị hủy hoại nhiều trong chiến tranh, hiện đang bị khai thác quá mức nuôi tôm xuất khẩu. Cần phải bảo vệ rừng ngập mặn. b. Giải quyết các vấn đề ở các vùng sinh thái đặc thù: - Vùng thượng châu thổ: ngập sâu trong mùa lũ, đất bốc phèn trong mùa khô, thiếu nước tưới trong mùa khô. Cần phải tích cực làm thủy lợi thóat lũ, thau phèn. Phát triển cơ sở hạ tầng GTVT, quy hoạch các khu dân cư. - Vùng đất phù sa ngọt: nông nghiệp thâm canh cao, tập trung công nghiệp, các đô thị. Cần tránh gây sức ép lên môi trường, chống suy thoái môi trường. - Vùng hạ châu thổ: thường xuyên chịu tác động của biển, hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô. Cần làm thủy lợi để rửa mặn, ngăn mặn, phát triển hệ thống canh tác thích hợp. BÀI 42: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO 1. Tại sao nói: Sự phát triển KT-XH các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai? - Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế biển: khai thác khoáng sản, thủy sản, GTVT biển, du lịch. - Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt được. - Các huyện đảo do có sự biệt lập với môi trường xung quanh, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người. - Việc phát triển kinh tế ở các huyện đảo sẽ xóa dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hải đảo và đất liền. - Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời kỳ mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa. 2.Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ lại có ý nghĩa rất lớn? - Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. - Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước. - Hệ thống căn cứ để nền kinh tế nước ta hướng ra biển trong thời đại mới. 3. Hãy chọn và phân tích một khía cạnh của việc khai thác tổng hợp các tài nguyên biển mà em cho là tiêu biểu. Hoạt động khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo bao gồm rất nhiều nội dung, tiêu biểu trong đó là hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo. Để đẩy mạnh khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, cần tập trung một số khía cạnh sau: -Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. -Ngăn chặn các cách đánh bắt làm tổn hại đến nguồn lợi. -Đấu tranh chống tàu nước ngoài vi phạm vùng biển nước ta để khai thác hải sản. -Khai thác hợp lý nguồn lợi yến sào trên các đảo đá. BÀI 43: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 1. Hãy nêu đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm. Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm? a. Đặc điểm: Đây là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Nó đặc trưng bằng những đặc điểm chủ yếu sau: Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian. Có đủ các thế mạnh, có tiềm lực kinh tế và hấp dẫn đầu tư. Có tỷ trọng GDP lớn, tạo ra tốc độ phát triển nhanh và hỗ trợ các vùng khác. Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra cả nước b. Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm do: - Nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp, trình độ phát triển kinh tế còn hạn chế. - Nguồn lực để phát triển KT-XH tương đối phong phú, nhưng lại có sự phân hóa theo các vùng. Trong khi nguồpn vốn đầu tư có giới hạn nên phải đầu tư có trọng điểm. - Nước ta đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Vì vậy cần tạo ra các vùng thuận lợi để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả những điều đó đòi hỏi phải lựa chọn và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. 2. Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểm. Vùng kinh tế trọng điểm Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX Sau năm 2000, thêm các tỉnh Phía Bắc Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh Hà Tây( sát nhập Hà Nội năm 2008), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh Miền Trung Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Bình Định Phía Nam Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, BR-VT, Bình Dương Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang 3. Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm. a. Thế mạnh phát triển: Tiêu chí Phía Bắc Miền Trung Phía Nam Diện tích % so với cả nước 15.300 km2 4,6 % 27.900 km2 8,4 % 30.600 km2 9,2 % Dân số 13,7 triệu người 16,3 % 6,3 triệu người 7,5 % 15,2 triệu người 18,1 % Tiềm năng -Vị trí thủ đô Hà Nội -QL 5 và 18 là tuyến giao thông gắn kết cả Bắc Bộ và cụm cảng Hải Phòng-Cái Lân -Lao động dồi dào, có chất lượng cao. -Có nền văn minh lúa nước lâu đời. -Nhiều ngành công nghiệp truyền thống. -Dịhc vụ du lịch đang được phát triển mạnh. -Vị trí chuyển tiếp Bắc-Nam -QL 1, đường sắt Thống Nhất, sân bay Đà Nẵng, Phú Bài. -Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Lào. -Thế mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khóang sản, thủy sản, chế biến nông-lâm-thủy sản. -Bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải NTB với ĐBSCL. -Tiềm năng dầu khí lớn nhất nước. -Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. -Tập trung nhiều lao động kỹ thuật cao. -Chiếm tỷ trọng lớn nhất về công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu của cả nước. -Cơ sở vật chất phát triển mạnh. -Tập trung vốn đầu tư nước ngòai lớn nhất. b/ Thực trạng: Chỉ số 3 vùng Trong đó Phía Bắc Miền Trung Phía Nam Tốc độ tăng trưởng trung bình năm (2001-2005) (%) 11.7 11.2 10.7 11.9 % GDP so với cả nước 66.9 18.9 5.3 42.7 Cơ cấu GDP (%) phân theo ngành: -Nông-lâm-ngư nghiệp -Công nghiệp-xây dựng -Dịch vụ 100.0 10.5 52.5 37.0 100.0 12.6 42.2 45.2 100.0 25.0 36.6 38.4 100.0 7.8 59.0 33.2 % kim ngạch xuất khẩu so với cả nước 64.5 27.0 2.2 35.3 *

File đính kèm:

  • docgiao an on thi tot nghiep thpt 2014 (chuan).doc
Giáo án liên quan