Giáo án hội giảng môn: Địa lý - Bài: Đồng bằng Bắc Bộ

I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ :

+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên ; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta.

+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.

+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn luc.

- Nhận biết được vị trí của Đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam.

- Chỉ được một số sông chính trên bản đồ ( lược đồ ) : sông Hồng, sông Thái Bình .

- Có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của con người.

 

doc4 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hội giảng môn: Địa lý - Bài: Đồng bằng Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG GIÁO VIÊN DẠY : PHẠM THỊ MINH NGUYỆT LỚP : 4A3 TUẦN : 12 Môn : ĐỊA LÝ Tiết : 3 BÀI : ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ. I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ : + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên ; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta. + Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. + Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn luc. - Nhận biết được vị trí của Đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam. - Chỉ được một số sông chính trên bản đồ ( lược đồ ) : sông Hồng, sông Thái Bình . - Có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của con người. II./ CHUẨN BỊ : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Tranh , ảnh về đồng bằng Bắc Bộ , sông Hồng, đê ven sông. III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Oån định: 2/ Kiểm tra bài cũ: 1 Chỉ vị trí của các cao nguyên và nêu đặc điểm tự nhiên của Tây Nguyên . Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Ơû trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây nào ? Người dân ở đây đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc ? GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét chung phần KTBC . 3/ Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh HOẠT ĐỘNG 1: ĐỒNG BẰNG LỚN Ở MIỀN BẮC . -Treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và yêu cầu HS chú ý lên bản đồ. - GV chỉ lên bản đồ và nói cho HS biết . ĐBBB : Vùng ĐBBB có hình dạng tam giác với đỉnh ở Việt Trì và cạnh đáy của vùng bờ biển kéo dài từ Quảng yên xuống tận Ninh Bình. Gọi 1 HS lên bảng chỉ vị trí ĐBBB trên bản đồ và nhắc lại về hình dạng của đồng bằng này. Treo bảng phụ ghi các câu hỏi : 1/ ĐBBB do con sông nào đắp nên? Hình thành như thế nào? 2/ ĐBBB có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta? Diện tích là bao nhiêu? 3/ Địa hình ĐBBB như thế nào? Chốt : ĐBBB hay còn gọi là đồng bằng châu thổ sông Hồng có hình tam giác, đỉnh là Việt Trì và đáy là bờ biển từ Quảng Yên đến Ninh Bình do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Diện tích khoảng 15.000 km2 và tiếp tục mở rộng ra biển. Địa hình khá bằng phẳng, nó là đồng bằng lớn nhất miền Bắc và lớn thứ hai so với cả nước. HOẠT ĐỘNG 2 SÔNG NGÒI VÀ HỆ THỐNG ĐÊ NGĂN LŨ - Cho HS quan sát hình 1 SGK kể tên các con sông ở ĐBBB . + Nhìn vào bản đồ em thấy sông Hồng bắt nguồn từ đâu? + Tại sao có tên sông Hồng? Chốt : sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua ĐBBB và chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa sông. Có nhánh đổ sang sông Thái Bình đó là sông Đuống, sông Luộc. Sông Thái Bình do 3 con sông hợp thành đó là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, đoạn cuối chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa sông. Câu hỏi thảo luận nhóm : 1/ Ở ĐBBB mùa nào thường mưa nhiều ? 2/ Mưa nhiều nước ở các sông như thế nào? 3/ Người dân ĐBBB đã làm gì để hạn chế tác hại của lũ lụt ? Chốt : Hiện tượng lũ ở ĐBBB khi chưa có đê, nước sông dâng nhanh cuồn đổ về làm ngập lụt cả đồng ruộng cuốn trôi nhà cửa, phá hại mùa màng gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân. + Nêu tác dụng của đê. Cho HS quan sát H2 (SGK) cảnh ĐBBB . Cho HS quan sát H3 (SGK) một đoạn đê sông Hồng. Hệ thống đê được đắp cao vững chắc, đây là công trình vĩ đại của người dân ở ĐBBB, chiều dài của hệ thống đê lên tới hàng nghìn km. Tác dụng: ngăn lũ. Hệ thống đê điều vị trí:2 bên bờ sông Đặc điểm : đê dài, vừng chắc Muốn tưới tiêu cho đồng ruộng người dân ĐBBB đã làm gì ? - Cho HS quan sát H4 (SGK). Vậy ĐBBB do những sông nào bồi đắp nên. Nêu đặc điểm địa hình ở ĐBBB . -HS quan sát bản đồ. -1 HS lên chỉ. -HS trả lời. - HS nghe . - HS quan hình 1 và thực hiện yêu cầu của GV. - HS trả lời. - Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc . - Sông có nhiều sù sa quanh năm màu đỏ . Vì vậy có tên sông Hồng. - Đồng BBB mùa hè mưa nhiều. - Nước các con sông dâng cao gây lũ lụt ở Đồng bằng. -Dân thường đắp đê hai bờ sông. - HS nghe. Ghi chú : HS khá, giỏi:- Dựa vào ảnh trong SGK, mô tả đồng bằng Bắc Bộ: đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước. - Muốn tưới tiêu phải đào kênh, mương. 4/ Củng cố : -Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - Nối các mũi tên vào sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa khí hậu và sông ngòi. Hoạt động cải tạo của người dân ở ĐBBB. Mùa hạ mưa nhiều Gây ngập lụt Nước sông tăng nhanh Đắp đê ngăn lụt 5/ Dặn dò: GV nhận xét tiết học . - Sưu tầm các tranh ảnh về ĐBBB và người dân ở vùng ĐBBB. Điều chỉnh bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOI GIANG LOP 4 MON DIA LY (DBBB )TUAN 12.doc