Giáo án Học tốt Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 2 - Phạm Tuấn Anh

Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết.

 

doc162 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Học tốt Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 2 - Phạm Tuấn Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à làm cho mọi người hiểu rõ câu tục ngữ; muốn được như vậy, cần phải làm sáng tỏ nghĩa đen, nghĩa bóng của câu này, lí giải và thuyết phục mọi người tin tưởng theo nhận thức của mình về nó. III. Đề văn tham khảo Đề 1: Bạn em chỉ ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc, ... mà tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứng minh cho bạn thấy rằng thiên nhiên chính là nơi đem lại cho ta sức khoẻ, sự hiểu biết và niềm vui vô tận, và vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên. Đề 2: Do không được nghe giảng về câu tục ngữ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền, nhiều người không hiểu những từ Hán Việt trong câu ấy nghĩa là gì, người xưa muốn nói điều gì qua câu tục ngữ ấy và nói như thế có lí hay không. Em sẽ giải thích thế nào cho những người đó hiểu? Đề 3: Có người sau khi đọc Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu cứ băn khoăn: Vì sao Nguyễn ái Quốc không để nhân vật Phan Bội Châu vạch tội hay thét mắng vào mặt Va-ren mà chỉ im lặng, với nụ cười ruồi thoáng qua, "kín đáo, vô hình" trên gương mặt. Người đó cũng không hiểu vì sao "cái im lặng dửng dưng" của Phan Bội Châu lại có thể "làm cho Va-ren sửng sốt cả người" Em đã học kĩ tác phẩm này, vậy hãy giải thích cho người đó rõ. Đề 4: Hãy chứng minh rằng: trong trích đoạn Nỗi oan hại chồng, nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ. Đề 5: Chép lại đoạn văn sau: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) a) Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy. b) Chỉ ra một trường hợp dùng cụm C - V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn trên. Cấu tạo của cụm C - V ấy có gì đặc biệt? c) Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ. Hãy chỉ ra từ nào đã được đảo trật tự và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu văn. d) Trong câu cuối của đoạn văn trên, tác giả đã dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy. đ) Trong câu cuối đoạn văn trên, có một loạt động từ được sử dụng rất thích hợp. Hãy nêu các động từ ấy và phân tích giá trị của từng trường hợp. Đề 6: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng có một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) Đọc kĩ đoạn văn trên và cho biết: a) Câu mở đoạn và câu kết đoạn. b) Biện pháp liệt kê đã được sử dụng rộng rãi trong đoạn văn trên. Hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy trong đoạn văn đối với việc chứng minh luận điểm cơ bản của bài văn: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". c) Giữa hai vế được liên kết theo mô hình "từ... đến..." ở đoạn văn trên có những mối quan hệ như thế nào? d) Viết một đoạn văn có sử dụng ba lần mô hình "từ... đến...". Đề 7: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử. (Đặng Thai Mai, Sự giàu đẹp của tiếng Việt) Đọc đoạn văn trên và cho biết: a) Câu văn nào nêu luận điểm và những câu nào làm nhiệm vụ giải thích luận điểm ấy? b) Tác giả đã giải thích thế nào về cái đẹp và cái hay của tiếng Việt? Hai phẩm chất ấy có quan hệ với nhau như thế nào? Đề 8: Lựa chọn câu đúng trong các bài tập sau đây: a) Trong bài văn nghị luận: - Không thể có yếu tố miêu tả, trữ tình; - Có yếu tố miêu tả, kể chuyện hay trữ tình; - Có thể có yếu tố miêu tả, kể chuyện hay trữ tình nhưng các yếu tố ấy không giữ vai trò quan trọng. b) Trong tác phẩm trữ tình: - Chỉ thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của tác giả; - Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên và đời sống con người; - Không có hình ảnh thế giới khách quan bên ngoài chủ thể trữ tình. c) Bài văn nghị luận nào cũng phải có: - Luận điểm cơ bản và hệ thống các luận điểm chi tiết; - Hệ thống các luận điểm chi tiết nhưng không nhất thiết phải có luận điểm cơ bản; - Luận điểm cơ bản nhưng không nhất thiết phải có hệ thống luận điểm chi tiết. Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo) 1. Điền những thông tin cần thiết vào bảng sau: Các phép biến đổi câu Cách thức Ví dụ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Rút gọn câu Mở rộng câu Thêm trạng ngữ Dùng cụm C – V để mở rộng câu 2. Điền những thông tin cần thiết vào bảng sau: Các biện pháp tu từ cú pháp Đặc điểm Ví dụ Điệp ngữ Liệt kê Chương trình địa phương (phần tiếng việt) Rèn luyện chính tả I. Nội dung luyện tập Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 1. Đối với các tỉnh miền Bắc Chú ý viết đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi như: tr / ch; s / x; r / d / gi; l / n 2. Đối với các tỉnh miền Trung và miền Nam a) Viết đúng tiếng có các phụ âm cuối dễ mắc lỗi, ví như: c / t; n / ng. b) Viết đúng các tiếng có các dấu thanh dễ mắc lỗi: dấu hỏi / dấu ngã. c) Viết đúng các tiếng có các nguyên âm dễ mắc lỗi: i / iê; o / ô. d) Viết đúng các tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi: v / d. II. Rèn luyện kĩ năng 1. Tự chọn một đoạn văn hoặc một bài thơ chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi để tập viết và rèn chính tả. 2. Thực hành các bài tập sau: a) Điền vào chỗ trống: (1) Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống: - ch hay tr: ân lí, ân châu, ân trọng, ân thành. Gợi ý: Thứ tự cần điền lần lượt là: ch, tr, tr, ch. - Dấu hỏi hay dấu ngã: mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì. Gợi ý: Tứ tự cần điền lần lượt là: hỏi, ngã, ngã, hỏi. (2) Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống: - giành hay dành: dụm, để , tranh , độc lập. Gợi ý: Các từ cần điền lần lượt là: dành, dành, giành, giành. - sĩ hoặc sỉ: liêm , dũng , khí, vả. Gợi ý: Các từ cần điền lần lượt là: sỉ, sĩ, sĩ, sỉ. b) Tìm từ theo yêu cầu: - Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất: + Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc tr (trèo). + Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khoẻ) hoặc thanh ngã (rõ). Gợi ý: - Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm cho sẵn: + Trái nghĩa với chân thật; + Đồng nghĩa với dị biệt; + Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài. c) Đặt câu phân biệt các từ chứa các tiếng dễ lẫn: - Đặt câu với các từ: lên / nên. - Đặt câu để phân biệt các từ: vội / dội. Mục lục STT Nội dung Trang 18 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Tìm hiểu chung về văn nghị luận 19 Tục ngữ về con người và xã hội Rút gọn câu Đặc điểm của văn bản nghị luận Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận 20 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Câu đặc biệt Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận 21 Sự giàu đẹp của tiếng Việt Thêm trạng ngữ cho câu Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh 22 Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Cách làm bài văn lập luận chứng minh Luyện tập lập luận chứng minh 23 Đức tính giản dị của Bác Hồ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh (làm tại lớp) 24 ý nghĩa văn chương Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Luyện tập viết đoạn văn chứng minh 25 Ôn tập văn nghị luận Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích 26 Sống chết mặc bay Cách làm bài văn lập luận giải thích Luyện tập lập luận giải thích Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) 27 Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề 28 Ca Huế trên sông Hương Liệt kê Tìm hiểu chung về văn bản hành chính 29 Quan Âm Thị Kính Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Văn bản đề nghị 30 Ôn tập phần Văn Dấu gạch ngang Ôn tập phần Tiếng Việt Văn bản báo cáo 31 Kiểm tra phần Văn Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo 32 Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) 34 Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt) Rèn luyện chính tả học tốt ngữ văn 7 (tập hai) Phạm Tuấn Anh, Thái Giang _____________________ Nhà xuất bản đại học quốc gia tp. hồ chí minh 03 Công trường Quốc tế, Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh ĐT: 8239 170 - 8239 171; Fax: 8239 172 Email: VNUHP@Fmail.vnn.vn ***** Chịu trách nhiệm xuất bản PGS, TS. nguyễn Quang Điển Biên tập nội dung Trình bày bìa Sửa bản in _________________________________________ In lần thứ nhất... cuốn (khổ 17 cm x 24 cm) tại Xí nghiệp in.... Giấy phép xuất bản số: cấp ngày tháng năm 2006 In xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2006.

File đính kèm:

  • docHoc tot Van 7Tap 2.doc