Giáo án Hoạt động tập thể - Chủ đề 1 đến chủ đề 5

Chủ đề 1:

TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ

Một con người có ích, có quyền và bổn phận như mọi người.

I . MỤC TIÊU

1 . Kiến thức:

 - HS hiểu được trẻ em là một con người, có những quyền : có cha mẹ, có họ tên, quốc tịch, và tiếng nói riêng ; có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.

 - HS hiểu trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội như mọi người.

2 . Thái độ :

 - HS có thái độ tự tin, tự trọng, mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp.

3 . Kĩ năng :

 - HS có thể nói về mình một cách rõ ràng.

 - Hs biết đối sử tốt trong quan hệ gia đình, với bạn bè và những người xung quanh.

II . ĐỒ DÙNG HỌC TẬP.

- Phiếu bài tập trắc nghiệm.

- Bài hát tập thể : Em là bông hồng nhỏ.

- Cây hoa dân chủ.

 

doc12 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động tập thể - Chủ đề 1 đến chủ đề 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng. 2. Thái độ : - HS biết yêu quê hương, đất nước, quí mến những người sống xung quanh mình, phục vụ mình. - HS biết tôn trọng pháp luật và những qui định của cộng đồng. Co thái độ bất bình với những việc làm sai trái, xâm phạm đến quyền trẻ em. 3. Kĩ năng : - HS biết tự giác thực hiện nếp sống văn minh,giữ gìn trật tự công cộng, vệ sinh môi trương, luật an toàn giao thông. - HS biết tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương. II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Tranh ảnh về sinh hoạt cộng đồng. Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1.Giới thiệu bài: - Cho HS hát bài: Bốn phương trời ta về đây chung vui. - GV giới thiệu và viết lên bảng: Chủ đề Đất nước và Cộng đồng. 2.HĐ1: Nhận biết về cộng đồng và đất nước. - Treo tranh về sinh hoạt XH nơi HS đang sống - Gv chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ trả lời về nội dung mỗi tranh (Tranh mô tả hoạt đông gì? Nói rõ về nhiệm vụ của cơ quan đó. Hoạt động đó co cần cho cuộc sống không của mọi người không?...). *KL: Cộng đồng là bao gồm tất cả các cá nhân và tập thể( như trường học, bệnh viện, công an, nhà máy) cùng chung sống, có quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Cộng đồng có chung truyền thống. tiếng nói, chữ viết,phong tục tập quánvà cùng chung sống trên mảnh đấtlâu đời, đó là dân tộc, đất nước. 3. HĐ2: Trả lời trên phiếu học tập. GV phát phiếu học tập cho các nhóm GV nhận xét và nhắc HS cần ghi nhớ: * Trẻ em có quyềnđược hưởng sự chăm sóc về sức khoẻ và tinh thần của gia đình và xã hội. * Trẻ em được hưởng quyền an toàn xã hội. * Trẻ em không phải làm những công việc nặng nhọc, được bảo vệ khỏi sự nguy hiểm đến tính mạng 4.HĐ3: K/c : Câu chuyện trên đường phố. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng và đất nước. - GV gọi HS kể chuyện - GV đặt câu hỏi để HS trao đổi – Thảo luận. - Câu chuyện trên đường phố mà bạn em vừa kể nói lên điều gì ? Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì ? GVKL: Trẻ em có quyền được mọi người quan tâm, chăm sóc, nhưng trẻ em cũng phải có bổn phận tuân theo pháp luật, tuân theo những qui định của cộng đồng như giữ gìn nếp sống văn minh, trật tự, vệ sinh nơi công cộng, an toàn giao thông IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ GV nhắc lại nội dung bài học. Cho cả lớp hát bài: Thế giới này là của chúng mình. - Cả lớp hát. - HS quan sát tranh. - HS thảo luận theo nhóm.. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Cả lớp nghe và bổ sung ý kiến. - HS lắng nghe. - Cả lớp chia thành 4 nhóm. Thảo luận rồi cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. - HS lắng nghe và ghi nhớ. -1HS k/c:Câu chuyện trên đường phố. - Cả lớp lắng nghe. HS thảo luận. - Trẻ em cũng phải có bổn phận tuân theo pháp luật và trật tự ATGT - HS nối tiếp trả lời. - HS lắng nghe và nhắc lại. Cả lớp cùng nhau hát. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM Chủ đề 4 TRƯỜNG HỌC Nơi em học tập, vui chơi và giúp trưởng thành. Nhiệm vụ của em ở trường học. I . MỤC TIÊU 1 . Kiến thức: - HS hiểu được đi học là một quyền lợi và trách nhiệm của trẻ em. - HS hiểu các hoạt động ở nhà trường là nhằm giúp các em trưởng thành, do đó các em phải có bổn phận chăm học, vâng lời dạy bảo của thầy cô giáo. 2. Thái độ : - HS có thái độ yêu quí bạn bè, kính trọng thầy, cô giáo. 3. Kĩ năng : - HS biết cách chào hỏi thầy, cô giáo, biết cách giao tiếp với bạn bè. - HS biết giữ trật tự, biết giữ gìn vệ sinh trong lớp, trong trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh ảnh trường Tiểu học( quang cảnh chung, cảnh lớp học, cảnh HS vui chơi) Chuyện kể : Bạn Nam không muốn đi học. III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu chủ đề: - Cho HS hát bài: “ Em yêu trường em” và “ Đi học vui”. GV giới thiệu và viết lên bảng: Chủ đề Trường học. 2.HĐ1: Kể chuyện : Bé Nam không muốn học - Gọi HS đóng vai diễn lại truyện GV cho HS thảo luận : - Vì sao bạn Nam đói bụng mà lại vào cửa hiệu bán thuốc? - Vì sao bạn Nam không giúp được cụ già ? - Vì sao bạn Nam thay đổi thái độ, muốn đến trường học ? 3. HĐ2 : Thảo luận qua tranh (ảnh ) về nhà trường. GV treo tranh YC HS quan sát các hoạt động của trường. - Vì sao mọi trẻ em đều phải đến trường học ? - Ở trường các em làm những việc gì ? Ai dạy bảo các em ở trường ? - Em ước mơ sau này lớn lên sẽ làm nghề gì ? - Để đạt được ước mơ đó, các em phải làm gì từ bây giờ ? KL: Đi học vừa là quyền lợi và cũng là nhiệm vụ của trẻ em. Trường học là nơi học tập, vui chơi và rèn luyện của trẻ em. 4. HĐ3: Trò chơi vẽ tranh về chủ đề trường em. - Gv cho HS ra sân, chia nhóm và YC HS tự vẽ cảnh hoặc người theo ý nghĩ của em về trường em. - GV nhận tranh và gọi 4 HS đại diện lên giới thiệu về các bức của nhóm mình. - GV nhận xét. KL: * Trường học là nơi trẻ em học tập và vui chơi. rèn luyện sức khoẻ và tài năng để trở thành con người có ích .Mọi trẻ em đều có quyền được đến trường học tập * Bổn phận của trẻ em là phải đi học, chăm học, hăng hái tham gia các hoạt động ở trường, phải vâng lời thầy cô giáo. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ GV nhắc lai nội dung bài học. Cho cả lớp cùng hát bài : Đi học vui. Dặn HS ghi nhớ bài học. - HS hát 2 bài hát. - 1HS dẫn truyện, HS đóng vai: Nam, người bán hàng, cụ già, các bạn của Nam - Cả lớp theo dõi ND câu chuyện. - Vì bạn Nam không biết đọc nên vào nhầm cửa hiệu bán thuốc. - Bạn Nam không giúp được cụ già vì bạn Nam không đọc được. - Bạn Nam thay đổi thái độ, muốn đến trường học vì Nam hiểu rằng không biết chữ thì không làm được việc gì - HS quan sát và trả lời câu hỏi - Đến trường để học chữ học tính toánđược vui chơi và tham gia các hoạt động khác - Ở trường em ht và vui chơi Thầy, cô giáo là người dạy bảo em. - HS tự nói lên ý muốn của mình. - Để đạt được ước mơ đó, em phải chăm học và thực hiện những điều thầy , cô giáo dạy bảo - HS lắng nghe. - HS chia 4 nhóm, nhận giấy, bút và vẽ tranh. - HS giới thiệu tranh. - HS lắng nghe và nhắc lại . - Cả lớp cùng hát. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM Chủ đề 5 Ý KIẾN CỦA EM CŨNG QUAN TRỌNG Ý kiến của em cũng quan trọng, cần được mọi người tôn trọng. I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS hiểu được mọi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và những ý kiến đó cần được mọi người tôn trọng. - HS cần biết ý kiến được mọi người tôn trọng phải là những ý kiến chân thực, thẳng thắn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của gia đình nhà trường và xã hội. 2 . Thái độ : - HS có thái độ mạnh dạn, tự tin vào bản thân mình. Có thái độ thẳng thắn, thành thật khi nói lên ý kiến của mình. 3. Kĩ năng : - HS biết cách nói năng thưa gửi khi nói lên ý kiến của mình với người lớn tuổi. - HS biết cách diễn đạt những ý nghĩ, đề nghị của mình. Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Chuẩn bị phiếu làm hoa dân chủ. một cành cây làm cây hoa. Một nhóm HS đóng tiểu phẩm : “ Một buổi tối ở gia đình bạn Lan ” III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài : - Cho cả lớp hát bài: Chào người bạn mới đến - GV giới thiệu và viết lên bảng chủ đề : Ý kiến của em cũng quan trọng. 2. HĐ1 : Trò chơi phóng viên -Trẻ em có quyền được nói lên ý kiến của mình không ? - GV giới thiệu trò chơi phóng viên phỏng vấn về việc học tập và vui chơi của các em. - Tôi là phóng viên báoTNTP, xin bạn vui lòng cho biết ý kiến của bạn về dự định của bạn về mùa hè này ? - Tôi là phóng viên báoTNTP, xin bạn vui lòng cho biết ý kiến của bạn về trường bạn ? - Tôi là phóng viên báoTNTP, bạn có ý kiến gì về hoạt động của Đội TNTP HCM ở lớp bạn, trường bạn ? GV tóm tắt: Qua trò chơi cho thấy ý kiến của các em rất hay, rõ ràng là các em có đủ hiểu biết và thông minh để bày tỏ ý kiến của mình về những việc có liên quan đến bản thân và tập thể của mình. 3. HĐ2 : Trò chơi hái hoa dân chủ. - GV tổ chức cho HS hái hoa dân chủ. - GV gọi HS xung phong lên hái hoa và nêu ý kiến của mình về nội dung được hỏi. (VD) –Em muốn được tham gia vào đội văn nghệ của nhà trường, em sẽ nói lên mong muốn của mình như thế nào ? - Ở lớp em bị cô giáo hiểu lầm là em chép bài của bạn. Em sẽ nói với cô giáo như thế nào ? - Em muốn trường em có sự thay đổi về việc làm vệ sinh hàng ngày của lớp em, em sẽ đề nghi như thế nào với Ban Giám hiệu nhà trường ? GV nhận xét và kết luận : ý kiến của các em muốn được tôn trọng, được người lớn chấp nhận cần phải chân thực, thẳng thắn, phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình ,xã hội. 4. HĐ3: Tiểu phẩm. - Cho HS diễn tiểu phẩm: “ Một buổi tối ở gia đình bạn Lan ” - YC HS theo dõi và thảo luận. - Em nghĩ gì về ý kiến của Mẹ Lan và của bố Lan về việc học của Lan?. - Lan đã có ý kiến giúp đỡ gia đình ntn? Cách giải quyết đó của bạn Lan có phù hợp với thực tế không ? - Nếu ở trong trường hợp của Lan, em có cách giải quyết như thế nào ? - GV tóm tắt ý kiến của HS. GV kết luận : * Trẻ em có quyền có ý kiến riêng, quan điểm riêng, được quyền phát triển những quan điểm riêng đó. * Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan của trẻ. IV CỦNG CỐ – DẶN DÒ. - GV hệ thống lại nội dung bài học - Cho cả lớp cùng nhau hát bài : Chào người bạn mới đến. - Cả lớp hát. - HS lắng nghe. - HS nối tiếp nhau trả lời (Trẻ em có quyền được nói lên ý kiến riêng của mình). - 1 HS làm phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp. -HS nối tiếp trả lời : + Mình muốn được đi du lịch + Mình muốn được về quê thăm ông bà + Mình muốn đi học vẽ trong mùa hè này - HS nối tiếp trả lời. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS tham gia trò trơi hái hoa dân chủ. - Em sẽ gặp cô giáo nêu nguyện vọng, mong muốn của mình. - Em sẽ găp cô giáo và giải thích rõ cho cô giáo hiểu - HS nêu. - Cả lớp nhận xét, tham gia đóng góp ý kiến. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - 3 HS lên thể hiện tiểu phẩm (Nhân vật có: Bố, mẹ Lan và Lan ). - Cả lớp xem và thảo luận nội dung. - HS trả lời. - Lan đã có ý kiến giúp đỡ gia đình: Lan sẽ đi học một buổi còn một buổi thì giúp mẹ làn bánh, đồng thời Lan sẽ thức khuya để học bài. - HS nối tiếp trả lời. - HS lắng nghe. - Cả lớp cùng hát.

File đính kèm:

  • docgiao an Quyen va bon phan tre em.doc
Giáo án liên quan