Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 9 - Chương trình cả năm - Ngô Thị Huệ Anh

ƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG

1.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động

- Những câu hỏi,câu đố liên quan đến chủ đề cuộc thi.

- Một số câu hỏi liên quan tới một số điều được ghi trong công ước liên hợp quốc về quền trẻ em:

+Điều 12 có nêu,trẻ em có quyền có quan điểm riêng,bày tỏ ý kiến của mình.Các em có thể làm gì để thực hiện quyền đó của mình trong học tập,tranh luận khoa học?

+ Điều 15 có ghi,trẻ em có quyền tham gia các câu lạc bộ.Các em mong muốn tham gia những câu lạc bộ nào để phát triển năng khiếu khả năng của mình?

+ Điều 17 nêu rõ.trẻ em có quyền tiếp cận các thông tin,tư liệu có lợi. Các em có biết gì về thư viện của trường ta?Theo các em thư viện cần có những loại sách gì để phục vụ cho nhu cầu học tập và phát triển năng khiếu của học sinh?

+ Điều29 ghi,trẻ em có quyền được phát triển tối đa nhân cách,phát huy được những tiềm năng và khả năng trí tuệ của bản thân các em.Theo các em,học sinh phải làm gì học tập như thế nào để hưởng quyền đó của mình?

- Phiếu ghi các câu hỏi.

- Hộp đựng phiếu.

- Đáp án và thang điểm cho những câu hỏi trên.

- Phần thưởng cho các cuộc thi.

- Một số lá cờ nhỏ hoặc quả chuông cho các tổ dùng làm tín hiệu trả lời.

- Một số tiết mục văn nghệ.

 2.Chuẩn bị về tổ chức

 a,Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:

 - Họp cán bộ lớp,tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động

 - Nêu nội dung,yêu cầu cách thức tổ chức hoạt động với chủ đề Em là nhà khoa học: lựa chọn các đội Các nhà khoa học trẻ về những môn học khác nhau-Toán,Lý,Hoá,Sinh.

- Yêu cầu mỗi đội tự tổ chức việc tìm hiểu của mình theo gợi ý,hướng dẫn của thầy cô giáo bộ môn.

- Hướng dẫn gợi ý cho học sinh tìm nguồn tư liệu,cách trả lời những câu hỏi liên quan.

- Gợi ý về cách tổ chức:Câu hỏi được bốc thăm và liên quan đến đội nào thì độ đó trả lời;nếu trả lời sai thì đội khác có ý kiến.Việc đánh giá do ban giám khảo thực hiện.

- Nêu quy định về thời gian tổ chức,thời gian dành cho mỗi câu trả lời

- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dựng chương trình chi tiết của tiết sinh hoạt,cử người điều khiển

 

doc36 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 9 - Chương trình cả năm - Ngô Thị Huệ Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh là tổ chức chính trị- xã hội của thanh niên Việt nam do Đảng Cộng sản Việt nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phán đáu vì mục tieu lý tưởng của Đảng là độc lập đân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...” + Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do ai sáng lập? Gợi ý đáp án: + ý nghĩa của huy hiệu Đoàn? Gợi ý đáp án: Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bác Hồ đã tổng kết ý nghĩa của huy hiệu Đoàn: “Tay cầm cờ đỏ sao vàng đứng lên” + Mục đích lý tưởng của đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì? Gợi ý đáp án: Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. + Tính chất của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì? Gợi ý đáp án: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có ba tính chất: Tính chính trị, tính tiên tiến, tính quần chúng + Chức năng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ? Gợi ý đáp án: Đoàn có ba chức năng: Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt nam; Đoàn là trường học xã hội chũ nghĩa của thanh niên ; Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. + Vai trò, vị trí và mối quan hệ của Đoàn trong xã hội như thế nào? c. Các điều 12,13,15 công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em + Điều 12. Các quốc gia thành viên bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do bày tỏ những quan điểm đó về tất cả moi vấn đè có ảnh hưởng đến trẻ em và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của em... + Điều 13. Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; quyyền này phải bao gồm sự tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tinvà tư tưởng không kể biên giới, hoặc qua truyền miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn. + Điều 15. Các quốc gia thành viên công nhận các quyền của trẻ em được tự do kết giao và tự do hội họp hoà bình 2.Chuẩn bị về tổ chức a. Giáo viên chủ nhiệm + Nêu mục đích, kế hoạch hoạt động cho cả lớp. + Hướng dẫn HS sưu tầm, tìm đọc các tài liệu + Giao cho ban cháp hành chi đoàn và cán bộ lớp hội ý, bàn bạc chuẩn bị cho hoạt động. b. Các việc cụ thể phải chuẩn bị cho hoạt động + Thống nhất các câu hỏi và đáp án để toạ đàm, thảo luận. Ngoài các câu hỏi gợi ý trên đây, có thể chuẩn bị thêm các câu hỏi khác có liên hệ thực tế và vai trò của Đoàn ở trong lớp, trong trường mình... + Phân công người điều khiển chương trình : Em Thắm + Mời cán bộ Đoàn trường làm cố vấn cho hoạt động: Thầy Trần Quốc Hoàn( Bí thư chi Đoàn) +Phân công người dẫn chương trình văn nghệ: Em Trâm II.Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu + Hát tập thể một bài hát: “Thanh niên làm theo lời Bác”, Nhạc và lời :Hoàng Hoà +Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình toạ đàm, giới thiệu cố vấn của hoạt động. * Hoạt động 1: Toạ đàm, thảo luận + Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi hoặc các vấn đề. Yêu câu cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận. Lưu ý các câu hỏi liên quan đến điều 12, 13, 15 Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. Có thể nêu các câu hỏi đó ngay từ đầu hoặc xen kẽ các câu hỏi đó vào các câu hỏi thảo luận nhằm động viên, giúp HS tự tin, bạo dạn hơn trong hoạt động. + Các thành viên trong lớp trao đổi, thảo luận và có thể nêu thắc mắc hoặc một số vấn đề để cả lớp cùng trao đổi. + Vấn đề nào chưa rõ có thể xin ý kiến ban cố vấn. + Người điều khiển chương trình hoặc ban cố vấn chốt lại kết quả trao đổi, thảo luận. * Hoạt động 2: Chương trình văn nghệ. Người dẫn chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục lên trình diễn. * Kết thúc hoạt động: +Mời một vài học sinh phát biểu ngắn gọn cảm nghĩ của mình về hoạt động toạ đàm, về lý tưởng của thanh niên mà mình nhận thức được. + Người điều khiển chương trình nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. + GVCN phát biểu ý kiến , nêu bật các quyền trẻ em trong công ước Liên hợp quốc (Điều 12, 13, 15) để động viên, khuyến khích HS chủ động tham gia tích cực trong HĐ Hoạt động thứ hai: sinh hoạt văn nghệ mừng ngày thành lập đoàn 26-3 I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a. Các bài hát mừng ngày thành lập Đoàn 26-3 Gợi ý một số bài hát: + Thanh niên làm theo lời Bác (Hoàng Hoà) + Lên đàng (Lưu Hữu Phước- Huỳnh văn Tiểng) + Mơ ước ngày mai ( Trần Đức- Phong Thu) + Cùng nhau ta đi lên ( Phong Nhã) + Bế văn Đàn sống mãi ( Huy Du) + Biết ơn Võ Thị Sáu ( Nguyễn Đức Toàn) + Cùng anh tiến quân trên đường dài (Huy Du- Xuân Sách) + Lời anh vọng mãi ngàn năm( Vũ Thanh) + Bác đang cùng chúng cháu hành quân( Huy Thục ) + Vì nhân dân quyên mình( Doãn Quang khải) + Đi tới những chân trời( Xuân Giao) + Hành khúc Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh( Văn Dung) + Hành khúc tuổi trẻ( Nguyễn Văn Hiên) + Hành trình chào kỷ nguyên mới ( Nguyễn Văn Hiên) + Hành trình nối vòng tay lớn( Nguyễn Văn Hiên) + Khát vọng tuổi trẻ ( Vũ Hoàng) + Khúc hát thanh niên ( Lê Phùng ) + Nối vòng tay lớn ( Trịnh công Sơn) + Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ ( Triều Dâng) b) Xây dựng các câu hỏi, câu đố cho cuộc thi Định hướng gợi ý: + Nghe một đoạn bài hát, nói tên bài, tên tác giả bài hát đó ? + Hãy kể tên những bài hát có chữ “Đoàn” mà bạn biết? Tác giả bài hát đó là ai? + Hát một câu hoặc một đoạn bài hát có từ “Thanh niên”, nói tên bài hát và tác giả bài hát đó? + Hát liên khúc các bài hát về Đoàn, về thanh niên? 2.Chuẩn bị về tổ chức + Thành lập các đội dự thi, mỗi tổ cử một đội gồm ba học sinh, tự đặt tên cho đội. + Các HS còn lại vừa làm khán giả, vừa làm cổ động viên cho đội của tổ mình. + Yêu cầu các tổ tập hợp, sưu tầm thêm các bài hát liên quan tới chủ đề hoạt động. + Xây dựng thêm các câu đố, câu hỏi ngoài các câu hỏi gợi ý trên. + Phân công người dẫn chương trình : Em Nguyễn Thị Thắm. + Cử ban giám khảo : GV chủ nhiệm, Thầy Bảo. Ban giám khảo chuẩn bị đáp án, thang điểm. + Mời GV dạy môn Âm nhạc: Cô Hoàng Hiền, làm cố vấn cho hoạt động. + Mời đại biểu: Ban giám hiệu II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu Cả lớp hát bài “Lên đàng” – Lưu Hữu Phước- Huỳnh Văn Tiểng + Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo và cố vấn; giới thiệu chương trình hoạt động “ Thi văn nghệ theo chủ đề 26-3” * Hoạt động : Thi văn nghệ + Các đội thi về vị trí của mình và tự giới thiệu ( mỗi đội tự chọn cách giới thiệu của đội mình). + Người dẫn chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi, câu đố. + Đội nào có tín hiệu trước sẽ vào cuộc( đưa ra đáp án). Tín hiệu có thể là rung chuông hoặc cắm cờ... + Có phần thi dành cho các đội sẽ ra câu hỏi, câu đố cho nhau. + Có phần thi dành cho khán giả. + Ban giám khảo chấm điểm. Tuỳ trường hợp cụ thể có thể hỏi ý kiến thầy(cô) cố vấn trước khi cho điểm. * Tổng kết hoạt động + Ban giám khảo công bố kết quả. + Trao thưởng cho các đội thi đạt giải. Chủ điểm tháng 4: hoà bình và hữu nghị Hoạt động thứ nhất: hội vui học tập I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a. Gợi ý một số câu hỏi phục vụ cho hoạt động Câu 1 : Theo bạn để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cuối năm, chúng ta cần sử dụng những phương pháp và hình thức học tập như thế nào? bạn hãy nêu một số phương pháp học tập có hiệu quả nhất của bản thân? Câu 2 : Việc ôn thi tốt nghiệp cuối năm đòi hỏi mỗi học sinh chúng ta phải bố trí lịc học tập phải khoa học. bạn hãy thử đưa lich học tập của mình để toàn lớp tham khảo? Câu 3 : Có ý kién cho rằng “ Gần đến ngày thi học cũng kịp, lo gì” Theo bạn ý kiến đó đúng hay sai? Hãy cho biết quan điểm của bạn. Câu 4 : Đối với bạn môn học nào là khó khăn hơn cả? Bạn có thể cho lớp biết dự định của mình về kế họch phấn đấu cho môn học đó? b. Một vài tình huống nói về việc ôn tập thi tốt nghiệp cuối năm như : Tình huống học tủ, học lệch, tình huống học vẹt không có đề cương chi tiết... c. Xây dựng một vài bài tập mang tính chất đố vui để đưa vào nội dung hoạt động. 2.Chuẩn bị về tổ chức a. Giáo viên chủ nhiệm + Họp cán bộ lớp nhằm xác định những nội dung cụ thể của hội vui học tập , lựa chọn những môn học còn yếu của lớp để xây dựng câu hỏi giúp ôn tập. + Phổ biến yêu cầu của hội vui học tạp để HS có phương hướng chuẩn bị. + Tạp hợp một số HS khá, giỏi của lớp 9B để xây dựng hệ thống câu hỏi cho hội vui. b. Học sinh + Nhờ GV chủ nhiệm trao đổi với GV bộ môn để hoàn thành nội dung các câu hỏi do HS xây dựng, giúp các em đáp án trả lời. + Hình thành nhóm dự thi theo nhiều cách khác nhau + Xây dựng biểu chấm thi + Cử ban giám khảo : Cô Diện(GV văn) , Cô Lê Hương ( GV Toán)... + Mời GV bộ môn đến tham dự : Thầy Cúc, Cô Hồng, cô Việt Nga, thầy Trọng, cô Bình + Cử người dẫn chương trình: Nguyễn Thị Thắm + Phân công trang trí lớp : Tổ trực nhật (lớp 9B) II.Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu + Dẫn chương trình nêu lý do hoạt động, giới thiệu chương trình của hội vui học tập, giới thiệu ban giám khảo * Hoạt động 1: Thi trả lời đúng Người dẫn chương trình mời hai nhóm thi vào vị trí và phát lệnh thi. Đại diện mỗi nhóm lên hái hoa, đọc to câu hỏi. nhóm trao đổi trong 1 phút. Nhóm nào giơ tay trước thì trả lời đầu tiên. Nếu không trả lời được thì sẽ không ghi được điểm. Quyền trả lời thuộc nhóm tiếp theo. Điểm số thì được tính cho nhóm trảt lời đúng. * Hoạt động 2: Thi giải nhanh tình huống. Tình huống được đưa ra bởi người dẫn chương trình. Nhóm nào có tín hiệu trước thì sẽ trình bày cách giải quyết của mình. Nếu nhóm không giải quyết được, hoặc cách giải quyết không chính xác thì nhóm kia có quyền trả lời thay. Điểm số chie ghi cho cách giải quyết hay nhất. * Kết thúc hoạt động: Người dẫn chương trình mời ban giám khảo công bố kết quả thi của hai nhóm

File đính kèm:

  • docGIAO AN HDNGLL9HUE ANH.doc
Giáo án liên quan