Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn

I. Yêu cầu giáo dục:

 1. Nhận thức:

+ Giúp HS nhận thức được ý nghĩa của ngày thành lập Đoàn 26-3. Những mốc lịch sử lớn của Đoàn, những gương Đoàn viên tiêu biểu.

 2. Thái độ:

 + Tự hào và yêu mến tổ chức Đoàn.

 3. Kỹ năng:

 + Học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn.

II. Nội dung – Hình thức hoạt động:

 1. Về nội dung:

 + Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26-3.

 + Các mốc truyền thống vẻ vang của Đoàn.

 + Các gương sáng Đoàn viên tiêu biểu.

 + Những bài thơ, bài hát về Đoàn.

 2. Về hình thức:

 + Thi tìm hiểu về Đoàn giữa các đội. (Hai tổ thành một đội).

 (Mỗi đội cử 4 HS tham gia thi).

 

doc22 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 điểm cho tổ, trả lời đúng phần nào tính điểm phần đó, người trả lời bổ sung đúng cũng được tính điểm phần bổ sung. Điểm của ai ghi được thì được lên bảng ghi vào phần điểm của tổ mình. Thời lượng Người thực hiện Nội dung hoạt động Loan Yêu cầu thứ tự từng tổ lên hái hoa: Các tổ cử người lên hái hoa và thực hiện yêu cầu đưa ra trong hoa: Loan + Bạn hiểu thế nào là tình đoàn kết hữu nghị là gì?. Loan + Vì sao phải có tình đoàn kết hữu nghị?. Loan + Cần phải làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị?. Loan + Hãy kể một câu chuyện về tình đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam. Loan + Tình đoàn kết và hữu nghị sẽ duy trì và phát triển nền hoà bình như thế nào?. Liên + Hãy kể một câu chuyện về tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Nhung + Đọc một bài thơ về tình đoàn kết giữa các dân tộc. Nhung + Làm thế nào để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị của lớp ta với các lớp khác?. Nhung + Hãy hát một bài hát về tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. V. Kết thúc chương trình: Người điều khiển chương trình tổng kết cuộc thi. Nhận xét tiết sinh hoạt. Ý kiến của ban cố vấn. GVCN:Đề nghị từng cá nhân, từng tổ xây dựng kế hoạch hành động để tăng cường tình đoàn kết hữu nghị trong lớp, trong trường. Nhắc nhở, dặn chuẩn bị nội dung sinh hoạt lần sau: + Tìm hiểu ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. + Tìm hiểu những tấm gương hi sinh, quên mình vì độc lập của nước nhà. + Truyền thống đấu tranh ngoan cường, bất khuất của đồng bào và chiến sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. + Sưu tầm và tập luyện một số bài hát, bài thơ, câu chuyện với chủ đề hát mừng ngày chiến thắng 30 tháng 4. . Ngày soạn: 11 / 04 / 2007. Hoat động 3: HÁT MỪNG NGÀY CHIẾN THẮNG 30 - 4. I. Yêu cầu giáo dục: 1. Nhận thức: + Giúp HS biết được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 2. Thái độ: + Có lòng tự hào dân tộc, có thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước. 3. Kỹ năng: + Luyện tập các kỹ năng tham gia hoạt động, thảo luận, văn nghệ tập thể. II. Nội dung – Hình thức hoạt động: 1. Về nội dung: + Những tấm gương hi sinh, quên mình vì nền độc lập của nước nhà. + Truyền thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta. + Ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 2. Về hình thức: + Biểu diễn các tiết mục múa, hát theo chủ đề. + Kể chuyện, đọc (ngâm) thơ. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện hoạt động: + Một số bài hát, điệu múa, câu chuyện, bài thơ, ... theo chủ đề hoạt động. + Các trang phục, dụng cụ phục vụ biểu diễn các tiết mục của cá nhân, các tổ. 2. Về mặt tổ chức: GVCN nêu yêu cầu về nội dung và hình thức hoạt động cho cả lớp đồng thời hướng dẫn HS chuẩn bị các công việc cụ thể: @. Mỗi tổ HS chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ theo chủ đề và có kế hoạch tập luyện. @. Lớp phó văn nghệ phụ trách tập hợp các tiết mục văn nghệ và xây dựng chương trình biểu diễn. @. Lớp trưởng dẫn chương trình. Tham khảo ý kiến lớp về dự kiến mời đại biểu (cựu chiến binh ở địa phương). @. Lớp phó học tập phụ trách trang trí nơi sinh hoạt. IV. Tiến hành hoạt động: Thời lượng Người thực hiện Nội dung hoạt động Loan Loan Loan 1. Khởi động: Hát tập thể bài hát: Tiến về Sài Gòn. 2. Tuyên bố lý do: Nhân kỷ niệm 29 nămngày giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhát đất nước, lớp ta tồ chức tiết sinh hoạt văn nghệ chào mừng, đó là lý do của buổi họp mặt hôm nay. 3. Giới thiệu chương trình: Người điều khiển chương trình làm việc: Giới thiệu đại biểu. Chương trình hoạt động. Các tổ bốc thăm thứ tự trình bày các tiết mục của tổ. Theo thứ tự bốc thăm, các tổ cử người trình bày. Khán giả cổ vũ qua các tiết mục trình bày. Mời đại biểu phát biểu ý kiến. Lời cảm ơn đại biểu của người điều khiển chương trình. @ Hát tập thể bài hát: “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”. V. Kết thúc chương trình: Người điều khiển chương trình: Nhận xét tiết sinh hoạt. GVCN nhận xét, nhắc nhở. Dặn chuẩn bị nội dung sinh hoạt lần sau: + Kiến thức các môn học, nhất là các nội dung, các môn học mà nhiều em trong lớp thấy chưa chắc chắn, cần phải cố gắng hơn nữa. + Phương pháp học tập các bộ môn và phương pháp ôn tập, hệ thống hoá kiến thức chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối năm. + Một số câu hỏi đố vui để đố các đội bạn. . Ngày soạn: 18 / 04 / 2007. Hoạt động 4: HỘI VUI HỌC TẬP. I. Yêu cầu giáo dục: 1. Nhận thức: + Giúp HS ôn luyện những kiến thức của các môn học, chuẩn bị tốt để thi cuối năm đạt kết quả tốt nhất, đồng thời là dịp các em cùng nhau trao đổi kinh nghiệm học tập tốt. 2. Kỹ năng: + Rèn luyện các kỹ năng hoạt động tập thể của cá nhân như trình bày trước tập thể một vấn đề, xử lý các tình huống trong hoạt động, điều khiển lớp hoạt động. 3. Thái độ: + Có thái độ tích cực và hứng thú với các hoạt động của hội vui học tập. II. Nội dung – Hình thức hoạt động: 1. Về nội dung: + Kiến thức các môn học, nhất là những môn mà lớp nhận thấy chưa chắc chắn, cần phải cố gắng. + Phương pháp học tập và cách ôn tập cho kỳ thi cuối năm sắp đến. 2. Về hình thức: + Thi trả lời nhanh. + Văn nghệ. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện hoạt động: + Phiếu câu hỏi của các môn học. 2. Về mặt tổ chức: GVCN nêu yêu cầu về nội dung và hình thức hoạt động cho đội ngũ cán bộ lớp đồng thời hướng dẫn HS chuẩn bị các công việc cụ thể: + Thống nhất chọn các môn học mà lớp còn yếu để xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập. + Liên hệ với các GV bộ môn để nắm một số câu hỏi gợi ý ôn tập. + Định hướng với HS của lớp nội dung ôn tập. Với HS: + Cán bộ lớp bàn kế hoạch thực hiện, phân công công việc cho từng tổ, giao nhiệm vụ cho cán sự bộ môn chuẩn bị đáp án, xây dựng chương trình hội vui học tập. + Từng tổ họp phân công chuẩn bị cho từng thành viên của tổ mình + Lớp trưởng dẫn chương trình. + Lớp phó văn nghệ phụ trách văn nghệ và trang trí nơi sinh hoạt. + Lớp phó học tập làm thư ký. + Ban giám khảo là cán sự bộ môn của lớp. IV. Tiến hành hoạt động: 1. Khởi động: Hát tập thể. 2. Tuyên bố lý do: Hôm nay chúng cùng nhau thảo luận về phương pháp học tập và ôn tập một số kiến thức cơ bản chuẩn bị cho kỳ thi HKII sắp đến đó là nội dung tiết sinh hoạt. 3. Giới thiệu chương trình: Giới thiệu đại biểu: Chương trình hoạt động: Người điều khiển chương trình lần lượt nêu câu hỏi, các thành viên giơ tay trả lời. Nếu đúng mỗi câu tính 20 điểm cho tổ, nói sai trừ 10 điểm. Mỗi câu trả lời trong 2 phút, nếu hết thời gian mà vẫn không c01 câu trả lời thì mời các cổ động viên, nếu cổ động viên của đội nào trả lời đúng thì được tính 5 điểm cho đội mình ủng hộ. Ban giám khảo và thư ký. Giới thiệu đại diện dự thi của các tổ. Thời lượng Người thực hiện Nội dung hoạt động Thắm Hãy nêu kinh nghiện học tập và ôn tập kiến thức của em về một môn học mà em có kết quả khá?. Thắm 1. Hiện tượng thai sinh đẻ con của thú tiến hoá hơn đẻ trứng như thế nào?. Thắm 2. Khi nào vật nuôi bị bệnh?. Nguyên nhân nào gây ra bệnh?. Thắm 3. Đa dạng của sinh học ở môi trường đới lạnh và đới nóng rất thấp vì: a). Động vật ngủ đông dài. b). Sinh sản ít. c). Khí hậu rất khắc nghiệt. Nhung 4. Các câu sau đúng hay sai: a). 3/4 là đơn thức. b). –1/4. x4y là đơn thức bậc 4. c). x3 + x2 là đơn thức bậc 5. Nhung 5. Cho tam giác ABC có góc  = 700, góc C = 600. So sánh các cạnh của tam giác ABC. Nhung 6. What TV programs do you want to see?. Nhung 7. What do you usually do in your free time?. Loan 8. Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIX thực dân châu Âu đã đưa hàng trăm triệu người da đen châu Phi sang làm nô lệ ở: a). Châu Âu. b). Châu Á. d). Châu Đại dương. c). Châu Mỹ. Loan 9. Ở môi trường ôn đới lục địa châu Âu sống ở nhiều nước về: a). Mùa xuân - hạ. b). Mùa thu – đông. c). Mùa đông. d). Mùa xuân. Loan 10. Một HS dùng ampe kế có GHĐ 3 A và ĐCNN 0,01 A để đo cường độ dòng điện qua 1 bóng đèn, trong các kết quả sau, kết quả nào đúng?. Giải thích tại sao?. a). 0,35 A; b) 0,354 A; c). 354 mA. Loan 11. Dòng điện có thể gây ra những tác dụng gì?. Nêu ứng dụng của từng tác dụng đó. Xen kẽ chương trình là các tiết mục văn nghệ của các đội. V. Kết thúc chương trình: Người điều khiển chương trình tổng kết cuộc thi. Nhận xét tiết sinh hoạt. GVCN nhắc nhở, dặn chuẩn bị nội dung sinh hoạt lần sau: Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, những gương sáng về các đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Mỗi HS tự viết 1 bản đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm theo mẫu: (nộp tổ trưởng để tổ đánh giá và nộp lại cho GVCN vào tiết sinh hoạt của ngày thứ 7).

File đính kèm:

  • docHoat dong NGLL Lop Khoi 7.doc