Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 24 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá

I MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1.Kiến thức:

- Nêu được thế nào là di sản văn hóa.

- Kể được tên một số di sản văn hóa nước ta.

2 Kỹ năng:

- Nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu tranh ngăn chặn hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm xử lí.

- Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hoá.

3 Thái độ:

-Tôn trọng và tự hào các di sản văn hóa của quê hương đất nước.

II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:

- Kĩ năng phân tích so sánh về sự giống và khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến di sản văn hóa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định

2. Bài cũ : Em hãy nêu những biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương mình, đặc biệt là bảo vệ tài nguyên rừng?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

GV: Đặt câu hỏi:

-Em hãy nêu 1 số địa danh du lịch nổi tiếng ở nước ta?

HS:Vịnh Hạ Long, Cố Đô Huế, bảo tàng Hồ Chí Minh

GV: Những địa danh ấy là di sản văn hoá nước ta.Vậy em hiểu thế nào là di sản văn hoá? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3727 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 24 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 Ngày soạn: 25 / 02 / 2013. TIẾT 24 Ngày dạy: 02 / 03 / 2013. BÀI 15 : BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ I MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1.Kiến thức: - Nêu được thế nào là di sản văn hóa. - Kể được tên một số di sản văn hóa nước ta.. 2 Kỹ năng: - Nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu tranh ngăn chặn hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm xử lí. - Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hoá. 3 Thái độ: -Tôn trọng và tự hào các di sản văn hóa của quê hương đất nước. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC: - Kĩ năng phân tích so sánh về sự giống và khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể - Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến di sản văn hóa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định 2. Bài cũ : Em hãy nêu những biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương mình, đặc biệt là bảo vệ tài nguyên rừng? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV: Đặt câu hỏi: -Em hãy nêu 1 số địa danh du lịch nổi tiếng ở nước ta? HS:Vịnh Hạ Long, Cố Đô Huế, bảo tàng Hồ Chí Minh GV: Những địa danh ấy là di sản văn hoá nước ta.Vậy em hiểu thế nào là di sản văn hoá? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Chuẩn bị 3 bức tranh treo lên bảng HS làm việc theo nhóm nhỏ, 1 bàn ?: Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại những bức ảnh trên? HS làm việc theo nhóm 3’ Đại diện nhóm trả lời. HS cả lớp theo dõi, nhận xét. GV chốt ý đúng. GV giới thiệu: Thánh địa Mỹ Sơn được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới 1/2/1999 => GV nhấn mạnh: Danh lam thắng cảnh con người chỉ có thể bảo vệ, sử dụng hợp lý không nên làm nó biến dạng. GV: nói thêm: hiện nay thế giới đang bình xét 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Vịnh Hạ Long cũng đang được thế giới cũng như nhân dân Việt Nam bầu chọn. HS thảo luận nhóm: ?: Nêu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hoá ở địa phương, ở nước ta và trên thế giới? GV kết luận, chốt ý đúng. I. Nhận xét ảnh + Ảnh1: di tích Thánh địa Mỹ Sơn là công trình kiên trúc, văn hoá do cha ông ta xây dựng nên: thể hiện quan điểm kiến trúc, phản ánh tư tưởng văn hoá xã hội của nhân dân thời kỳ phong kiến. + Ảnh 2: Bến nhà Rồng là di tích lịch sử vì nó đánh dấu sự kiện Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước – Một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. + Ảnh 3: Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh, là cảnh đẹp tự nhiên, không do con người tao nên. Di tích văn hoá Di tích lịch sử Danh lam thắng cảnh Địa phương Di tích khảo cổ học Cát Tiên Di tích kiến trúc trường CĐSP Đà Lạt Ga Đà Lạt Biệt thự cổ Đà Lạt Cồng chiêng Tây Nguyên Khách sạn Palace Hồ Xuân Hương Hồ Than Thở Thung lũng tình yêu Đan kia – suối vàng Hồ Tuyền Lâm Suối Tiên – Đạ Hoai Đất nước Cố đô Huế Phố cổ Hội An Thánh địa Mỹ Sơn Nhà nhạc Cung Đình Huế Cồng chiêng Tây Nguyên Áo dài truyền thống Hát quan họ Nón lá Việt Nam Bến nhà Rồng Bảo tàng HCM Hoả lò Côn đảo Hang Pác pó Cây đa Tân Trào Địa đạo Củ Chi Vịnh Hạ Long Động Phong Nha – Kẻ Bảng Biển Nha trang Đồ Sơn, Sầm Sơn Rừng Cúc Phương Hang Bích Động Thế giới Tháp Eiffel – Pháp Kim Tự Tháp – Ai Cập Tháp Nghiêng Pissa – Italia Tượng Nữ Thần Tự Do Cung điện Birmingham Tamahal – Aán Độ Vạn Lý Trường Thành Cung A phòng Lăng mộ tần thuỷ hoàng Đảo Ha-Wai Đảo chu-san GV: cho HS xem tranh một số di sản văn hoá Hoạt động 2: phân biệt di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. HS làm việc 2bàn – 2’ GV cho HS phân biệt di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể ?: Cho các di sản văn hoá sau: Hãy phân loại các di sản văn hoá trên, giải thích vì sao em lại phân loại như vậy? Sự khác nhau giữa các di sản văn hoá đó? HS làm việc theo nhóm 2’ Đại diện nhóm trả lời Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung GV kết luận: ?: VN đã có những di sản văn hoá nào được công nhận là di sản văn hoá thế giới? HS trả lời cá nhân ?: Trong các di sản văn hoá trên có mấy di sản văn hoá phi vật thể? HS suy nghĩ trả lời -> Có 2 di sản là di sản văn hoá phi vật thể. Nhà nhạc cung đình Huế Cồng chiêng Tây Nguyên + Phân 2 loại *Di sản văn hoá vật thể:Thánh địa Mỹ Sơn Bến nhà Rồng.Cố đô Huế.Vịnh Hạ Long *Di sản văn hoá phi vật thể:Nhà nhạc Cung Đình Huế.Truyền thống mặc áo dài.Cồng chiêng Tây Nguyên.Bài hát quan họ, ca vọng cổ + Di sản văn hoá nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới là: Cố đô Huế.Thánh địa Mỹ Sơn.Phố cổ Hội An Vịnh Hạ Long.Động Phong Nha – Kẻ Bảng Nhà nhạc Cung Đình Huế.Cồng chiêng Tây Nguyên 4. Củng cố 1 . Lấy ví dụ về di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. 2 . Phân biệt di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. 5. Đánh giá: HS: Lấy các ví dụ về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. GV: Nhận xét, phân tích kết luận. 6. Dặn dò: -Học nội dung bài học. - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài này. 7. Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • doccd7tuan24tiet24.doc